【kết quả giải thụy sĩ】“Cơn khát” sạc, tai nghe điện thoại và cơ hội của startup Make in Việt Nam
Hãng lớn cắt giảm phụ kiện,ơnkhátsạctaingheđiệnthoạivàcơhộicủastartupMakeinViệkết quả giải thụy sĩ thời cơ vàng của startup Việt Nam
Chương trình Shark Tank mới đây vừa chứng kiến sự xuất hiện của một startup khá đặc biệt. Đó là công ty sản xuất phụ kiện công nghệ Make in Việt Nam Velasboost của nhà sáng lập Lê Hải Vũ.
Velasboost là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm phụ kiện dùng cho máy tính và smartphone. Startup này đã đạt 5 chứng chỉ chất lượng MFi (Made For iPhone/iPad/iPod) được cấp bởi Apple.
Velaboost còn sản xuất thành công tai nghe true wireles Việt Nam đầu tiên đạt chuẩn APTX của Qualcom và được xuất hiện trên website của hãng.
Theo nhà sáng lập Lê Hải Vũ, Velaboost đã phát triển được 29 loại sản phẩm khác nhau, bán ra thị trường khoảng 24.500 sản phẩm, đạt doanh thu 6 tỷ với lợi nhuận gộp hơn 2 tỷ đồng.
Thống kê của Research & Market cho thấy, trong 2 năm gần đây, khoảng 17-18 triệu smartphone đã được bán ra tại Việt Nam. Việt Nam cũng là 1 trong 10 thị trường smartphone có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới.
“Các hãng smartphone đang dần tiến tới việc cắt bỏ sản xuất sạc và tai nghe. Bây giờ không phải người dùng muốn hay không mà là bắt buộc phải mua sạc và tai nghe để sử dụng”, nhà sáng lập Lê Hải Vũ của Velaboost nhận định.
Với kết quả kinh doanh của thương hiệu Velaboost cùng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đến với Shark Tank Việt Nam, nhà sáng lập này đã kêu gọi đầu tư 4,5 tỷ cho 15% cổ phần.
Phụ kiện Việt Nam, gia công tại chuỗi cung ứng Apple
Nhà sáng lập Velaboost cho hay, cách đây 8 năm khi còn là sinh viên, anh đã mở cửa hàng kinh doanh dòng điện thoại BlackBerry. Tuy nhiên, nhận thấy thương hiệu điện thoại này không chống lại được Apple, Samsung và các dòng điện thoại tới từ Trung Quốc nên anh quyết định chuyển sang làm phụ kiện công nghệ.
Lê Hải Vũ lựa chọn trở thành nhà phát triển nghiên cứu sản phẩm theo tiêu chuẩn Apple với chương trình MFi. Sau đó, anh tiến hành thuê các nhà máy trong danh sách cung ứng của Apple để gia công sản phẩm.
Cuối năm 2020, đầu năm 2021 Velasboost cho ra đời sản phẩm đầu tiên là bộ sạc nhanh 18W đạt chuẩn MFi của Apple. Sau 5 ngày mở hàng, startup đã bán được 2.000 sản phẩm sạc và cáp.
Theo nhà sáng lập, sản phẩm của Velasboost hiện được gia công tại Trung Quốc và nhập về chính ngạch. Các sản phẩm nhỏ như cáp được Velasboost làm từ A đến Z, chấp nhận mở khuôn sản xuất với giá từ 50-100 triệu đồng.
Với những mẫu sản phẩm đã được bán ở những nước khác, cần nhiều chi phí cho nghiên cứu, phát triển và mở khuôn sản xuất, Velaboost sẽ bỏ tiền mua lại để được độc quyền ở Việt Nam.
Hải Vũ nhận định hiện có hai phân khúc sản phẩm sạc, cáp trên thị trường. Phân khúc đến từ các hãng lớn như Anker, Belkin, Morphie có giá thành rất cao. Phân khúc còn lại là các hãng giá rẻ đến từ Trung Quốc. Sản phẩm cũng những hãng giá rẻ rất đa dạng, thế nhưng lại không có chứng chỉ chất lượng đảm bảo.
“Velasboost đang cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. Tất cả chứng chỉ hãng lớn có thì Velaboost cũng có. Hiện mô hình kinh doanh của Velaboost bao gồm cả bán buôn và bán lẻ tới người dùng trực tiếp. Lợi nhuận bán lẻ đạt 50 - 70% tùy loại sản phẩm”, anh chia sẻ.
Theo nhà sáng lập Velaboost, với kinh nghiệm 8 năm kinh doanh, từng tiếp xúc với nhiều người yêu công nghệ, bản thân anh tự tin về việc mình hiểu khách hàng Việt Nam cần những sản phẩm như thế nào.
Bắt tay “cá mập”, kiếm nhà máy sản xuất sản phẩm Việt Nam
Trước màn chia sẻ ấn tượng của startup, Shark Phú (Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT tập đoàn SunHouse) cho biết, doanh nghiệp của ông đang có nhà máy SMT (Surface Mount Technology - công nghệ dán bề mặt) để sản xuất mạch.
Shark Phú cũng nghiên cứu làm các sản phẩm sạc nhưng vấp phải trở ngại về giá thành. Để bán được vào các siêu thị điện máy lớn tại Việt Nam, nhà sản xuất cần phải tiêu thụ 4-5 triệu cái.
“Cá mập” này cũng cho biết với hệ thống dây chuyền, máy móc trong tay, điều ông cần là một đội ngũ R&D (nghiên cứu phát triển) sản phẩm. Đây cũng là thế mạnh mà Velaboost đang sở hữu.
Ngỏ lời với startup, với lợi thế có đầy đủ hệ sinh thái sản xuất, hệ sinh thái kho bãi, Shark Phú đề nghị đầu tư 6 tỷ đổi lấy 50% cổ phần của Velasboost.
Bên cạnh số tiền đầu tư ban đầu theo tỷ lệ đã cam kết, “cá mập” này khẳng định nếu startup cần thêm tiền, ông sẽ cho vay mà không thay đổi tỷ lệ. Shark Phú chỉ tham gia sản xuất các sản phẩm quy mô lớn, còn những mẫu mã mới, startup có thể tùy ý triển khai.
Trước lời mời gọi của "cá mập", startup sau đó đã nhanh chóng xuôi lòng. “Velaboost hiện rất cần nhà máy vì có nhiều cái muốn tự chủ. Đó là lý do tôi chấp nhận lời đề nghị từ “cá mập” của chương trình”, anh nói.
Trọng Đạt
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đáp án môn Lý mã đề 205 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Nhân sự làm việc tại Naver Việt Nam được hưởng những phúc lợi gì?
- ·Danh sách số điện thoại hỗ trợ người Việt ở Ukraine sơ tán
- ·Các nhóm hacker do chính phủ hậu thuẫn nhắm nhiều vào Việt Nam, Mỹ
- ·Đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí đến cấp THCS không được ủng hộ
- ·Tính năng được chờ đợi trên iPhone 15 có thể lỡ hẹn
- ·Đấu La VNG: Đấu Thần Tái Lâm chơi lớn với tổng giá trị quà đăng ký trước lên đến hơn 700 triệu đồng
- ·VNM thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có bảo đảm
- ·Thu hẹp danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan
- ·Hoạt động tình báo thay đổi thế nào trong cuộc chiến Nga – Ukraine?
- ·Xử phạt 30 triệu đồng đối tượng tung tin sai sự thật về virus Corona
- ·Nga yêu cầu Google chặn nội dung đe dọa công dân Nga trên YouTube
- ·Những điều ít biết về doanh nghiệp FAST tại Việt Nam
- ·Tỷ lệ thanh toán không tiền mặt tại cửa hàng điện thoại tăng vượt trội
- ·Nông sản Việt khi gia nhập EVFTA cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- ·Hơn 121 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng
- ·Galaxy S22 FE dự kiến trang bị chip mới siêu nhanh
- ·VEAM bác tin đồn về nghi án quyền Tổng giám đốc “bỏ trốn ra nước ngoài”
- ·Hà Nội quyết liệt chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy ở Công ty Rạng Đông
- ·Axie Infinity của người Việt vẫn thống trị thị trường NFT