【lens vs reims】Tổ hợp tác dệt thổ cẩm: Giải pháp lưu giữ làng nghề truyền thống
BPO - Cùng với cồng chiêng,ổhợptaacutecdệtthổcẩmGiảiphaacuteplưugiữlagravengnghềtruyềnthốlens vs reims dệt thổ cẩm được xem là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc S’tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Vài năm trở lại đây, ngành nghề này đang dần bị mai một khi số nghệ nhân lành nghề ngày càng ít trong khi sản phẩm làm ra đòi hỏi rất cao về thời gian và kỹ thuật. Việc thành lập Tổ hợp tác dệt thổ cẩm như cách làm của huyện Hớn Quản được xem là hướng đi phù hợp giúp tập hợp, gắn kết bà con trong việc lưu giữ làng nghề truyền thống, hướng tới bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh văn hóa có sự giao thoa, hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Cơ sở dệt, trưng bày thổ cẩm và di sản đồng bào dân tộc S’tiêng xã An Khương là công trình do địa phương vận động các mạnh thường quân xây tặng, đưa vào hoạt động cuối năm 2021. Ngoài trưng bày các nhạc cụ cồng chiêng, dụng cụ sản xuất, nơi đây còn là địa điểm sinh hoạt thường xuyên của 10 thành viên Tổ hợp tác dệt thổ cẩm xã An Khương. Am hiểu kỹ thuật dệt thổ cẩm, bà Thị Chanh ở ấp 5 được Hội Nông dân xã An Khương chọn là nhân tố đầu tàu trong việc truyền nghề cho các hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Các thành viên Tổ hợp tác dệt thổ cẩm xã An Khương, huyện Hớn Quản tranh thủ dệt lúc nông nhàn để có thêm thu nhập và lưu giữ nghề - Ảnh: Trung Quang
Bà Thị Chanh cho hay: Tôi học nghề từ mẹ năm 16 tuổi. Lúc đầu khó lắm nhưng mẹ khuyên phải giữ cái nghề của dân tộc mình cho con cháu đời sau nên tôi ráng học. Hiện sản phẩm làm ra bán cũng được. 1 bộ đầy đủ bán với giá 2,5 triệu đồng, không lời nhiều vì rất tốn thời gian nhưng tôi luôn khuyên chị em cố gắng học để lưu truyền nghề.
“Làm nghề được 10 năm rồi nhưng chưa rành hết hoa văn, nhờ có chị Thị Chanh dạy cho chị em chúng tôi cách làm. Chị cũng thường xuyên khuyên đừng bỏ nghề, làm nghề này có cực nhưng vừa có tiền đi chợ vừa để lưu truyền nghề cho con cháu. Chị em lớn tuổi không còn sức thì làm nghề này cũng có đồng ra đồng vào” - bà Thị Gié ở ấp 5 chia sẻ.
An Khương là xã có đông đồng bào dân tộc S’tiêng sinh sống. Thời gian qua, ngoài tổ chức, phục dựng các lễ hội, không gian văn hóa cồng chiêng, dệt may thổ cẩm cũng được các cấp, ngành quan tâm thông qua việc vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đặc biệt, Tổ hợp tác dệt thổ cẩm do Hội Nông dân xã thành lập, đưa vào hoạt động được xem là hướng đi về lâu dài giúp thành viên cải thiện thu nhập, từ đó có điều kiện bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
“Tổ hợp tác hoạt động hiệu quả không chỉ giúp bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng mà còn tạo thêm thu nhập cho các thành viên. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa bán ra thị trường nhiều, chủ yếu phục vụ các đoàn đến tham quan, tìm hiểu tại địa phương. Hội rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành trong việc đưa sản phẩm ra thị trường thông qua các hội chợ, triển lãm, giao lưu giữa các hợp tác xã, tổ hợp tác...”. Bà Đặng Thị Kim Tuyến, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hớn Quản |
Ông Phan Lê Trung Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Khương cho biết, thổ cẩm là sản phẩm không thể thiếu trong các lễ hội của bà con đồng bào dân tộc S’tiêng, đặc biệt là trong các lễ hội mừng lúa mới, phá bàu. Hội Nông dân xã đang phối hợp với các ban, ngành giới thiệu sản phẩm ra thị trường để tạo thêm nguồn thu cho hội viên nông dân và bà con tham gia mô hình. Đồng thời, việc bảo tồn nghề này cũng nằm trong định hướng phát triển du lịch trải nghiệm trên địa bàn xã với các mô hình lúa ruộng.
Ngoài quảng bá, giới thiệu không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc S’tiêng xã An Khương nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung, Tổ hợp tác dệt may thổ cẩm xã An Khương hoạt động có hiệu quả với sự đầu tư, hỗ trợ về nguồn lực của các cơ quan chức năng sẽ là động lực quan trọng giúp bà con đồng bào dân tộc nơi đây tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc S’tiêng. Qua đó góp phần làm phong phú, đa dạng không gian văn hóa đa sắc màu của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Chi cục Thuế Thanh Trì (Hà Nội): thu hồi nợ đọng thuế gần 40,2 tỷ đồng
- ·Tuyển Việt Nam: Từ HLV Park Hang Seo đến ông Troussier
- ·Lễ hội đường phố
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·“Dạ tiệc hoàng cung” kín vé trong 5 đêm diễn ra
- ·Rộn ràng nghệ thuật truyền thống Slovakia và Thái Lan
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 14/1/2024 mới nhất
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô là quà tặng
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·Tiếp cận Festival Huế bằng ứng dụng thông minh
- ·Khoảng 300 ngàn lượt khách tham quan và trải nghiệm Festival Nghề truyền thống Huế 2023
- ·Đương kim vô địch thế giới dẫn dắt đội tuyển Việt Nam đua thuyền máy
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Hải quan Đồng Nai thu ngân sách đạt hơn 11.710 tỷ đồng
- ·“Mặt trời Phương Đông” khiến khán giả say mê
- ·Festival Huế lần thứ X
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Tuyển Việt Nam đấu Nhật Bản, HLV Troussier chọn đội hình nào?