【lịch thi đấu bóng đá đêm nay và rạng sáng mai】Nhìn lại di sản truyền thống
1. Theạidisảntruyềnthốlịch thi đấu bóng đá đêm nay và rạng sáng maio những thống kê chưa đầy đủ, 70% các di tích văn hóa truyền thống bao gồm các kiến trúc đình đền chùa, lăng mộ, am miếu, thành quách cùng điêu khắc và đồ tế tự bị tiêu hủy do chiến tranh kéo dài trong suốt thế kỷ XX, do tiêu thổ kháng chiến chống Pháp và do những quá tả trong việc bài trừ mê tín dị đoan. Phần khác, các di tích cũng tự đổ nát theo thời gian nếu không được chăm sóc tốt. Trong 30% còn lại, cũng có lẽ chỉ còn 10%, là tương đối nguyên vẹn. Những cuộc săn lùng đồ cổ và trộm cắp tuy không phá hoại được toàn bộ di tích nhưng cũng làm thất thoát nhiều đồ cổ và tượng Phật, những cuộc trùng tu thiếu hiểu biết, dù với lòng hảo tâm và ý tốt, do cả người công đức và nhà tu hành lại một lần nữa làm biến dạng các di tích cổ. Tình trạng lấn đất, tiến sát những ngôi nhà mới đến các cụm di tích cũng làm hỏng môi trường thẩm mỹ xung quanh (ví dụ như cảnh quan chùa Kim Liên, Nghi Tàm, Hà Nội). Tính sơ bộ đến thế kỷ 18, Việt Nam có 11.800 làng, nếu mỗi làng có một đình, một chùa, một đền và nhiều tượng thờ, đồ thờ thì cái di sản đó trên mật độ dân số 10 triệu người là quá lớn, ví dụ như lúc đó có khoảng 2,5 triệu pho tượng trong các đền chùa. Nghệ thuật cung đình Việt Nam không mạnh, người dân không thưởng thức nghệ thuật độc lập như tranh giá vẽ, như người phương Tây, mà hưởng thụ nghệ thuật dưới góc độ tôn giáo, và nghệ thuật cổ cũng làm tròn bổn phận văn hóa tạo ra cả đời sống tôn giáo lẫn thẩm mỹ.
Lễ hội Gióng (Hà Nội) - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. |
Ở trên chúng ta mới thống kê những gì trong di sản nghệ thuật Đồng bằng Bắc Bộ với vai trò của người Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc. Nhưng đứng về mặt lịch sử nghệ thuật nước ta còn nhiều bộ phận nghệ thuật khác nhau và đồ sộ không kém, như nghệ thuật của Phù Nam ở Nam Bộ và nghệ thuật Chàm ở Trung Nam Bộ, số lượng đền đài và tượng thờ chủ yếu theo dòng Ấn Độ giáo vừa cổ xưa, vừa phong phú và có nhiều giá trị văn hóa lịch sử đối với lịch sử Đông Nam Á trong sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Những kho tàng này do có quá khứ lâu dài, và những vương quốc cổ xưa đó cũng từ lâu chìm vào dĩ vãng nên cũng bị tàn phá bởi chiến tranh, thời gian và nạn trộm cắp. Ít nhất chúng ta có ba phần di sản đó, không kể những sản phẩm văn hóa của các sắc tộc ít người khác. Di sản văn hóa không chỉ là những hiện vật mỹ thuật có tính vật chất mà còn bộ phận di sản phi vật thể như âm nhạc, thơ văn truyền miệng, ngôn ngữ và những tập tục lâu đời. Đặc điểm lớn nhất của di sản nghệ thuật nước ta là vô cùng phong phú về số lượng, chất lượng ở các tác phẩm nhỏ, đền đài quy mô cỡ vừa và nhỏ, và thiếu những công trình tập trung đồ sộ, như Angko chẳng hạn, còn tuổi lịch sử thì tính từ nền văn hóa Đông Sơn trở lại đây, những hiện vật cổ nhất đã có đến bốn nghìn năm tuổi cho đến thời phong kiến muộn mằn.
2. Quá khứ của một đất nước, một dân tộc ngoài lịch sử thành văn, không còn hình thức nào hơn các di sản vật chất (kiến trúc, điêu khắc, hội họa, đồ ứng dụng), trong những thời đại chưa có máy ghi âm, chụp ảnh thì những di sản ấy chính là lịch sử dưới dạng vật chất. Thời đại Đông Sơn còn để lại trống đồng, thời đại Lý Trần oai hùng đến thế nhưng cũng chỉ có thể cảm nhận qua chùa chiền, tượng Phật, cũng giống như văn minh Ai Cập đọng lại trong Kim tự tháp. Do đó, người ta cần bảo vệ di sản ở nguyên dạng chứ không thể sửa chữa, tô vẽ làm mới chúng. Quá trình này là khó khăn với các công trình còn được sử dụng vào các mục đích tôn giáo hiện tại, mà người ta luôn muốn trang điểm thay đổi nó cho mới mẻ hơn, và khác hẳn với các công trình không còn được sử dụng nữa mà có thể bảo tồn như bảo tàng tại chỗ. Những công trình luôn được sử dụng trong quá khứ và đến hiện tại tất nhiên nó luôn khoác những chiếc áo của thời đại song hành, và người ta phải bóc từng lớp để hiểu quá khứ qua một công trình như thế nào. Đôi khi, ngày nay người ta hiểu nhầm hoàn toàn về một di sản quá khứ do chúng thay đổi trong một thời đại nào đó, ví dụ như tượng Hy Lạp cổ đại vốn bằng đồng và được tô vẽ lòe loẹt, ngày nay phần lớn bằng đá cẩm thạch do người La Mã sao chép lại, và người ta chấp nhận những tượng đá đó là văn minh Hy Lạp. Ở ta cũng vậy, những ngôi chùa thời Lý thường chỉ là một ngọn tháp lớn có một tượng Phật giữa lòng, ngày nay khi tháp đã đổ, những pho tượng được xếp cùng với một ban thờ đông đảo trong một nội thất khép kín và đôi khi chúng được sơn son thếp vàng lên cả mặt đá. Quá khứ không phải bao giờ cũng được hiểu đúng như nó tồn tại, mà phần lớn người ta chỉ có thể đoán nhận, cảm nhận quá khứ từ các di sản, chính xác hơn cần kết hợp với những nguồn tư liệu lịch sử khác, tuy nhiên sự cảm nhận thuần túy qua tác phẩm nghệ thuật lại thường đúng với bản chất ra đời của tác phẩm.
Để có thể phát huy những giá trị của di sản truyền thống hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức bảo tồn văn hóa và nhu cầu về văn hóa của con người hôm nay, chứ không chỉ là chơi cổ vật, sưu tầm đưa những thứ quý về nhà mình. Xét cho cùng thì tác phẩm dưới dạng vật chất cũng chỉ là biểu hiện ý tưởng, một đời sống tinh thần nào đó, cái vỏ vật chất đó, chỉ có giá trị tương đối về mặt nghệ thuật và công nghệ quá khứ. Nếu cổ vật, di sản không được giữ đúng như nó từng có, không hệ thống được theo tiến trình lịch sử, con người hiện tại dễ phát triển trên mảnh đất trống rỗng về văn hóa, vọng ngoại và lai căng là đương nhiên, cũng như ngày nào đó cần thiết phải tìm lại cội nguồn của mình thì đã không bao giờ có thể quay lại. Truyền thống không chỉ là tập tục, kinh nghiệm mà là cả nguồn dinh dưỡng tinh thần cho một đứa trẻ trở thành người lớn lành mạnh, vốn được quy định bởi một thứ tiếng mẹ đẻ nhất định và một đời sống tâm hồn không chỉ là từ một gia đình cụ thể mà là cả quá khứ lâu dài của dân tộc.
(Theo QĐND)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giám đốc đi bằng tay và những số phận ám ảnh
- ·DPRK, USA leaders highly appreciate Việt Nam’s role, position: FM spokesperson
- ·National e
- ·Vietnamese provinces, China’s Guangxi sign MoU on boosting trade co
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức CHDCND Lào
- ·Party leader, President Trọng meets with President Donald Trump
- ·Lao legislator hails Việt Nam’s organisation of DPRK
- ·PM Phúc puts focus on institutions
- ·Góa phụ ở vậy nuôi con mà bệnh tật đeo bám...
- ·Trump, Kim begin second working day
- ·Trùng tên gây xích mích trong nhà
- ·Trump tells Kim they have made progress
- ·Việt Nam, Azerbaijan look to increase diplomatic coordination
- ·Việt Nam optimises ASEM cooperation to raise its position: official
- ·Cơ quan pháp luật ‘phớt lờ’ báo chí thì với dân ra sao?
- ·Việt Nam, Azerbaijan look to increase diplomatic coordination
- ·PM Phúc puts focus on institutions
- ·Sultan of Brunei starts State visit to Việt Nam
- ·Hơn 25 triệu đồng đến với hai chị em học giỏi hiếu thảo
- ·NA leader starts official visit to France