【kashima】Chỉ số sản xuất công nghiệp Tây Ninh tăng trưởng mạnh
Sản xuất công nghiệp tại Tây Ninh trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng trưởng 22% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa |
Ông Lê Thành Công,ỉsốsảnxuấtcôngnghiệpTâyNinhtăngtrưởngmạkashima Giám đốc Sở Công Thương Tây Ninh đánh giá, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 7/2017 của Tây Ninh tăng trên 7% so với tháng trước và tăng 22% so với cùng kỳ. Các phân ngành kinh tế tăng so với tháng trước là: công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 7,23%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (tăng 5,76%); khai khoáng (tăng 0,62%). Riêng công nghiệp sản xuất phân phối điện giảm 5,48%.
Theo ông Lê Thành Công, trong ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, hầu hết các lĩnh vực công nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất tăng so tháng trước nhưng mức tăng không cao, riêng ngành chế biến thực phẩm có chỉ số tăng cao nhất ở mức 52,99% (do tác động chủ yếu từ hai sản phẩm tinh bột mì, đường).
Tính chung 7 tháng đầu năm 2017, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Tây Ninh tăng 14,96%. Các phân ngành kinh tế tăng gồm công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 15,10%); sản xuất phân phối điện (tăng 12,77%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (tăng 18,09%). Phần lớn các ngành công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ, trong đó một số ngành có chỉ số tăng cao như: ngành dệt (tăng 55,56%), sản xuất da và sản phẩm có liên quan (tăng 35,21%), sản phẩm từ cao su và plastic (tăng 34,08%), sản xuất trang phục (tăng 19,03%); riêng sản phẩm đường, gạch các loại giảm.
Đối với hoạt động xuất khẩu, theo thống kê của Sở Công Thương Tây Ninh, trong tháng 7/2017 tỉnh đạt giá trị kim ngạch hơn 300 triệu USD, tăng 6,8% so với tháng trước và tăng trên 4% so với cùng kỳ. Như vậy, tính đến hết tháng 7/2017, toàn tỉnh đã xuất khẩu đạt gần 2,2 tỷ USD.
Những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh như cao su, giày dép, dệt may, điều… đều đạt giá trị tương đối cao. Chẳng hạn cao su đạt khoảng 3,1 triệu USD, hiện xuất khẩu chủ yếu qua Trung Quốc, Malaysia…; giày, dép các loại đạt 24,9 triệu USD, thị trường xuất khẩu là Mỹ (10,4 triệu USD), Bỉ (2,3 triệu USD), Đức (1,9 triệu USD), Trung Quốc (1,3 triệu USD), Pháp (1,1 triệu USD), Anh (1,1 triệu USD)...; hàng dệt, may đạt 164,5 triệu USD với thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ (38,5 triệu USD), Campuchia (29 triệu USD), Trung Quốc (29,4 triệu USD), Nhật Bản (13,6 triệu USD), Canada (1,9 triệu USD), Hà Lan (2,8 triệu USD), Hàn Quốc (2,6 triệu USD)...
Ông Lê Thành Công cho biết thêm, trong các tháng cuối năm, Sở Công Thương Tây Ninh sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp; đồng thời phối hợp với Công ty TNHH MTV Nam Trạng triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng điểm bán hàng Việt Nam cố định với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Bên cạnh đó, Sở Công Thương Tây Ninh sẽ công bố lại Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và xây dựng quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·8 thương hiệu nước uống đóng chai bán chạy
- ·Lộ trình tăng giá dịch vụ y tế và những băn khoăn
- ·Thực hiện nghiêm việc xử lý thông tin từ đường dây nóng
- ·Cháy xưởng chế biến mủ cao su
- ·20 Công ty thiết kế thi công xây nhà trọn gói tại Long An uy tín, chuyên nghiệp
- ·Trao cơ hội thay đổi đời sống người nghèo huyện Bù Đăng
- ·Bệnh viện đa khoa tỉnh sẽ là đơn vị vệ tinh của Bệnh viện Chợ Rẫy
- ·Lưu thông ngược chiều, thiếu nữ bị xe tải cán tử vong
- ·Tìm kiếm hướng dẫn viên du lịch: Cungdi.net
- ·Xe né trạm thu phí QL14 phá nát đường nông thôn
- ·Đồng loạt đi xuống, giá xăng RON95
- ·Phát hiện 115 kg thịt heo bốc mùi hôi thối
- ·Đánh ghen
- ·Bình Phước nỗ lực chăm sóc người khuyết tật
- ·Tổ quốc bên bờ biển cả
- ·Tin vắn 22
- ·22.500 tỷ đồng phát triển hệ thống y tế địa phương
- ·Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Bộ Y tế lập 8 đoàn kiểm tra
- ·Van Nhập Khẩu THP: Van bi điều khiển khí nén
- ·Lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2017 của viên chức và người lao động