【bxh hàn quốc 2】Ngành Hải quan: Coi trọng công tác xử lý tố tụng hành chính tại Tòa
Để CBCC Hải quan hiểu và làm quen,ànhHảiquanCoitrọngcôngtácxửlýtốtụnghànhchínhtạiTòbxh hàn quốc 2 chuẩn bị kỹ các vấn đề liên quan trước khi ban hành quyết định xử phạt và cũng để bảo vệ được quan điểm của mình trước Tòa hành chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan Hải quan… Đây được xem là những nỗ lực của Tổng cục Hải quan trong công tác hoàn thiện khung khổ pháp lý cũng như đưa công tác xử lý tố tụng tại Tòa trong lĩnh vực hải quan đi vào thực chất.
Trong 5 năm trở lại đây, toàn ngành Hải quan phát sinh gần 60 vụ khởi kiện hành chính. Các vụ kiện hành chính phát sinh trong lĩnh vực hải quan liên quan đến nhiều lĩnh vực, mảng nghiệp vụ khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu là những vụ việc liên quan đến các quyết định hành chính phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Kết quả giải quyết của Tòa án trong thời gian qua cho thấy số lượng các vụ kiện tăng lên và số vụ Tòa tuyên hủy quyết định hành chính của cơ quan Hải quan có xu hướng giảm. Các quyết định hành chính về áp mã số hàng hóa, xác định thuế suất là nội dung thường bị DN khởi kiện nhiều nhất (chiếm 40-60% số vụ việc phát sinh). Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2014 - 2016, phát sinh gần 50% các vụ khởi kiện của DN đối với quyết định hành chính của cơ quan Hải quan liên quan đến việc xác định mã số hàng hóa, trị giá hàng hóa. Điển hình như, Công ty CP Điện Trường Giang khởi kiện thông báo và kết luận của Cục Hải quan Đà Nẵng ra Tòa án hành chính TP. Đà Nẵng; Công ty TNHH SX TM Vận tải và DV Nam Thăng khởi kiện quyết định ấn định thuế do Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh ban hành; Công ty TNHH Dây lưới thép Quang Toàn khởi kiện quyết định ấn định thuế của Chi cục Hải quan Nam Định do các quyết định ấn định thuế của Chi cục sai phạm về thể thức văn bản hành chính và vi phạm quy định về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đối chiếu với số liệu về xử phạt vi phạm hành chính (trung bình mỗi năm cơ quan Hải quan ban hành từ 12.000-13.000 quyết định) thì số vụ bị khởi kiện ra Tòa án là không nhiều, chiếm tỷ lệ khoảng 0,008%). Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, Tổng cục Hải quan đã ban hành 5 văn bản hướng dẫn cho Hải quan địa phương về tham gia tố tụng hành chính để giải quyết từng vụ việc cụ thể. Trong đó, tập trung hướng dẫn Cục Hải quan An Giang về trường hợp công dân khởi kiện Quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh trong lĩnh vực hải quan; hướng dẫn Cục Hải quan Quảng Nam đối với trường hợp DN khởi kiện quyết định ấn định thuế của Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam…
Theo Tổng cục Hải quan, qua tổng hợp, phân loại và xác định nguyên nhân của các vụ việc cá nhân, tổ chức khởi kiện ra Tòa, nhận thấy còn một số vụ việc, cơ quan Hải quan bị khởi kiện ra Tòa với lý do quyết định hành chính được ban hành chưa đúng quy định về thể thức văn bản hành chính và vi phạm quy định về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Sai sót trong các khâu nghiệp vụ của các CBCC Hải quan cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bị khởi kiện tại Tòa hành chính. Một khía cạnh khác cũng do hàng hóa XNK thường có nhiều dòng thuế với mức thuế suất khác nhau, thậm chí chênh lệch rất lớn giữa những nhóm hàng hóa tương đối tương đồng về cấu tạo, tính chất và công dụng nên trong nhiều trường hợp khó xác định được mã số chính xác.
Đại diện Vụ Pháp chế (TCHQ) cho biết, qua thực tiễn tham gia quá trình tố tụng tại Tòa xét xử một số vụ kiện thời gian qua thấy rằng, khi nhận được thông báo thụ lý của Tòa án, cơ quan Hải quan cần kiểm tra lại các bước nghiệp vụ từ quá trình phát sinh vụ việc, đề xuất, thiết lập hồ sơ ban đầu đến quá trình thiết lập hồ sơ xử lý, ban hành quyết định, rà soát, đối chiếu với các quy định pháp luật để tìm ra các vấn đề sơ suất hoặc sai sót. Đánh giá vụ việc để sửa chữa, hủy bỏ quyết định, thương lượng với người khởi kiện hoặc chuẩn bị hồ sơ, ý kiến về nội dung khởi kiện và các yêu cầu của người khởi kiện.
Để trang bị kỹ năng cho CBCC hải quan được phân công khi tham gia tố tụng hành chính tại Tòa trong các vụ án hành chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành Bản hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan Hải quan kèm theo Quyết định 2587/QĐ-TCHQ và có hiệu lực kể từ ngày 28/7/2017 thay thế Quyết định 2901/QĐ-TCHQ ngày 1/10/2014. Quyết định này hướng dẫn chi tiết các vấn đề liên quan đến một vụ án hành chính, quyền và nghĩa vụ của cơ quan Hải quan.
Theo đại diện Vụ Pháp chế, qua theo dõi tổng kết quá trình thực hiện Quyết định 2901/QĐ-TCHQ ngày 1/10/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa của cơ quan Hải quan nhận thấy một số nội dung quyết định không còn phù hợp với quy định mới của Luật Tố tụng Hành chính, Luật Hải quan, Luật Khiếu nại, Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự và Luật Tố tụng Hành chính.
Nghiên cứu Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng Hành chính, Nghị quyết 103/2015/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự và Nghị quyết 104/2015/QH13 thi hành Luật Tố tụng Hành chính, Vụ Pháp chế cho rằng, về cơ bản các văn bản này vẫn giữ những quy định còn phù hợp tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, bên cạnh đó có bổ sung một số quy định mới ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng hành chính. Vì vậy, Bản hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan Hải quan kèm theo Quyết định 2587/QĐ-TCHQ sẽ chi tiết các vấn đề liên quan đến một vụ án hành chính mà CBCC Hải quan tham gia tố tụng cần nắm được.
Theo đó, trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa của cơ quan Hải quan gồm: Quá trình chuẩn bị; quá trình tham gia sơ thẩm; tham gia thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính; tham gia thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Ngoài việc trang bị các kỹ năng, kiến thức như trên, theo một số CBCC Hải quan có kinh nghiệm, điều quan trọng nhất là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện chuẩn, đúng quy trình, quy định ngay từ khâu đầu tiên. Bởi các vụ việc hành chính liên quan đến quy định của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên chỉ cần một sai sót nhỏ lại có thể trở thành những “điểm chết” khi tham gia tại Tòa hành chính. Do đó, thực hiện chuẩn theo quy trình là điều không hề dễ dàng, cần phải được tiến hành cẩn trọng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội: Sau 21/9, không phân vùng, xây dựng phương án nới lỏng từng bước đi kèm kiểm soát chặt chẽ
- ·30 tuổi thì đã làm sao?
- ·Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng trong lực lượng vũ trang tỉnh
- ·EU nhất trí tăng cường viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine
- ·Chính phủ yêu cầu khắc phục ngay tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế
- ·Bánh chưng lá bàng vuông
- ·EVN: “cậu ấm hư hỏng” và ý kiến của độc giả
- ·Sốc với 'người thứ 3' nói về ghen tuông
- ·Kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất hàng hóa
- ·Đi đêm vi phạm luật, CSCĐ có được thu tiền phạt?
- ·Tham quan mô hình phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ vùng dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên
- ·Chê anh nghèo, giờ hối tiếc trên đống tiền
- ·Cảnh báo những chiêu lừa cực kỳ dễ “dính”
- ·Đánh đổi tình yêu lấy sự thương hại
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2
- ·Đi thẩm mỹ để giữ chồng nhưng sợ… di chứng
- ·“Ổ voi” nằm giữa đường 2 năm mà không tu sửa
- ·Khi kiều nữ nghiện “Enter”
- ·Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế
- ·Nghe nhạc khi đi xe là phạm luật