【kèo leicester】Nỗi đau cảnh anh em “nồi da xáo thịt”
Thời gian qua, Tòa án nhân dân (TAND) TP. Huế xét xử vụ án tranh chấp thừa kế tài sản mà nguyên đơn là anh trai cả, bị đơn là em trai út. Theo đó, tài sản bị đưa ra tranh chấp là thửa đất gần 300m2 (do người mẹ tạo lập; người mẹ mất năm 2022) tọa lạc tại phường An Đông (TP. Huế).
Ngược dòng thời gian, người mẹ chung sống với người đàn ông thứ nhất, sinh được một con trai. Mối quan hệ này kết thúc, sau đó, người mẹ chung sống với người đàn ông thứ hai, sinh được một con trai và một con gái (nhưng con gái của bà mất khi còn nhỏ). Anh trai cả (cùng mẹ khác cha) lập gia đình riêng, vợ chồng sinh sống ở nơi khác. Em trai út sống cùng mẹ, sau này lấy vợ sinh con vẫn ở trên thửa đất do người mẹ tạo lập nêu trên.
Nguyên đơn có ý kiến, đề nghị tòa chia đôi hiện vật. Bị đơn lại có ý kiến, yêu cầu tòa xử giao toàn bộ nhà, đất; bị đơn sẽ thanh toán lại bằng tiền, trị giá phần tài sản mà nguyên đơn được hưởng thừa kế theo pháp luật.
Theo nhận định của Hội đồng xét xử TAND TP. Huế, căn cứ Quyết định 49, ngày 25/8/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định về tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, thì thửa đất trên đủ diện tích để tách thành 2 thửa. Tuy nhiên, trên thửa đất có 3 ngôi nhà của 3 hộ gia đình đang sinh sống. Nếu chia di sản bằng hiện vật cho cả 2 bên thì việc tách thửa sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu của các ngôi nhà. Nguyên đơn có đề nghị phương án phân chia thửa đất thành 2 phần bằng nhau, phần nguyên đơn gồm nhà số 1 và phần đất trống bên cạnh nhà số 3; phần bị đơn gồm nhà số 2 và 3, việc phân chia này đảm bảo quy định tách thửa. Nguyên đơn đồng ý bù đắp bằng tiền tính theo công tôn tạo, duy tu tài sản trên đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhà số 1 không phải là di sản thừa kế của người mẹ và các bên không thống nhất được với nhau việc phân chia di sản bằng hiện vật. Do đó, di sản sẽ được chia bằng hiện vật cho một bên, bên còn lại sẽ nhận thừa kế bằng giá trị.
Tòa án xét thấy, bị đơn đã ở trên thửa đất trên cùng mẹ từ nhỏ cho đến khi lập gia đình, có cả con cháu và đến nay vẫn ở trên nhà đất này. Đó là nơi sinh sống duy nhất của cả gia đình bị đơn, cũng là nơi gia đình ông chăm lo việc thờ cúng mẹ và thờ phụng ông bà tổ tiên từ trước đến nay. Còn gia đình nguyên đơn đã có chỗ ở ổn định tại nơi khác từ năm 1980 cho đến nay, nên nhu cầu về chỗ ở của nguyên đơn là không thực sự cần thiết.
Hội đồng xét xử TAND TP. Huế xét nguyện vọng của bị đơn là chính đáng và có sơ sở. Để đảm bảo nơi ở của gia đình bị đơn và các con của ông, cần giao cho bị đơn được quyền quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản là di sản thừa kế và chia di sản thừa kế bằng tiền cho nguyên đơn phù hợp với quy định của pháp luật.
Thửa đất nêu trên được định giá gần 2 tỷ đồng. Bị đơn được trích công sức tôn tạo, sửa chữa, bảo quản di sản và công sức chăm sóc, phụng dưỡng, ma chay, thờ cúng người mẹ số tiền tương ứng 20% giá trị di sản thừa kế là gần 400 triệu đồng.
Hội đồng xét xử TAND TP. Huế quyết định: Giao cho bị đơn quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất. Nguyên đơn được hưởng phần di sản của mẹ để lại, có giá trị bằng tiền gần 800 triệu đồng. Buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn số tiền này. Thời hạn thanh toán giá trị bằng tiền cho nguyên đơn kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Không đồng ý với quyết định nêu trên của tòa án cấp sơ thẩm, nguyên đơn kháng cáo lên cấp phúc thẩm – TAND tỉnh. Vụ tranh chấp tài sản thừa kế bị kéo dài thêm. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã xử y án sơ thẩm.
Điều đáng đau lòng là, ngay trước thời điểm mở phiên tòa sơ thẩm, con trai của nguyên đơn đến trước nhà bị đơn có hành vi gây ức chế, bức xúc, khiến con trai bị đơn không kiềm chế được, dùng hung khí gây thương tích cho con trai của nguyên đơn. Vậy là từ phiên tòa dân sự, “các bên” đã “bước sang” một phiên tòa hình sự, trong đó con trai của người em (bị đơn) trở thành bị cáo, con trai của người anh (nguyên đơn) là bị hại. Hành vi gây sự của bị hại và hành vi vi phạm pháp luật hình sự của bị cáo không những đào sâu thêm nỗi đau đánh mất tình thân, mà còn gây mất trật tự an toàn xã hội, đáng lên án, cũng là “lời cảnh tỉnh” cho tất cả mọi người phải luôn chấp hành pháp luật. Đặc biệt, những người ruột thịt phải biết nhường nhịn, yêu thương, tránh dẫn đến những câu chuyện buồn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vì quá cô đơn nên anh tìm đến tôi
- ·Nhạc sĩ Thao Giang qua đời
- ·Chuyển nợ xấu thành cổ phiếu có khả thi?
- ·KIA Sedona lắp ráp tại Việt Nam có giá từ 1,18 tỷ đồng
- ·85% ca mắc ung thư đầu – cổ có liên quan đến rượu, thuốc lá
- ·NSƯT Phi Điểu giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc ở tuổi 91
- ·Những hình ảnh đầu tiêu của Audi A4 thế hệ mới
- ·Cuốn sách tái hiện dòng sông Mê Kông và tham vọng của người Pháp
- ·Nhớ mùa phượng xưa
- ·Lộ diện siêu xe Ford GT đắt nhất trong lịch sử
- ·Hơn 160 triệu đến với bé Thảo Vy
- ·Time: Danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới năm 2020
- ·Vương Anh Tú chân tập tễnh sau khi đóng MV thất tình
- ·(S)TRONG Trọng Hiếu hợp tác với nhạc sĩ từng làm nhạc cho BTS
- ·Nâng cao nhận thức phân loại rác tại nguồn
- ·Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc
- ·Triều Tiên ca mắc mới mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm
- ·Hoa Kỳ đề xuất áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15%
- ·Chồng ngoại tình liên tiếp, nên bỏ hay giữ?
- ·Giá năng lượng, lương thực khiến lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ lên mức kỷ lục