【kq cup c2 chau au hom nay】Cải cách của ngành Hải quan ngày càng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Nhìn lại một năm đã qua,ảicáchcủangànhHảiquanngàycàngtạothuậnlợichodoanhnghiệkq cup c2 chau au hom nay cộng đồng DN đặt nhiều kỳ vọng vào sự thay đổi khi ngành Hải quan triển khai hàng loạt dịch vụ, công cụ mới cũng như cắt giảm nhiều về thủ tục hành chính. Các DN đều tỏ ra phấn khởi khi Hải quan triển khai Đề án nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7; chính thức vận hành Hệ thống dịch vụ công trực tuyến; triển khai Cơ chế một cửa đường hàng không; triển khai thí điểm Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, hàng không... Những hoạt động này không chỉ góp phần vào thắng lợi chung của toàn nền kinh tế mà còn giúp các DN thêm điều kiện, thêm cơ hội đầu tư và thêm niềm tin, hy vọng vào môi trường kinh doanh, để Việt Nam thành “điểm đến” lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Thủ tục hải quan cần nhanh chóng vươn tới chuẩn mực OECD
Có thể nói Bộ Tài chính, ngành Hải quan, Thuế là những đơn vị đi đầu trong làn sóng cải cách thể chế. Bộ Tài chính là Bộ tiên phong trong thực hiện đối thoại định kỳ với cộng đồng DN. Trên cơ sở lắng nghe ý kiến của DN, Bộ Tài chính đã có những đề xuất dẫn đường cho các bộ, ngành khác trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Đáng chú ý, mới đây Bộ Tài chính đã đưa ra dự án một luật sửa đổi nhiều luật, nghị định… giúp tạo thuận lợi cho DN. Bên cạnh đó, đối với việc thực hiện Chính phủ điện tử, ngành Tài chính cũng đi đầu với gần 100% DN kê khai nộp thuế điện tử, thực hiện thủ tục thông quan qua mạng… Do đó, qua tìm hiểu tại DN cho thấy, thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới chỉ còn dưới 10 ngày đối với hàng XK, dưới 12 ngày đối với hàng NK, đạt chỉ tiêu đặt ra tại các Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ.
Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề cần tăng cường hơn nữa là kiểm tra chuyên ngành trong hoạt động XNK. Việc này hiện chưa được cải thiện nhiều do có liên quan đến 12 bộ, ngành. Nhưng theo tôi, vai trò của Tổng cục Hải quan vô cùng quan trọng. Nhiều việc, Bộ Tài chính phải đứng ra chủ trì, đề xuất mạnh mẽ để thúc đẩy cải thiện thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt là nhìn ra nước ngoài xem kinh nghiệm, cách thức để có những đề xuất hợp lý. Tôi cho rằng, có những việc giao được cho ngành Hải quan thì nên để ngành Hải quan làm. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nên tính tới phương án thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ kiểm tra chuyên ngành, kể cả thủ tục thông quan. Bởi rõ ràng, nhiều thủ tục kiểm tra chuyên ngành đòi hỏi phương tiện, thiết bị hiện đại để kiểm định, phân tích…; nếu trong trường hợp nhà nước không đủ kinh phí trang bị thì hãy xã hội hóa, thuê dịch vụ tư nhân có uy tín, có năng lực để tăng cường thiết bị, giảm thiểu công việc cho cơ quan hành chính.
Như vậy, bên cạnh việc tăng cường giải quyết chính sách, cải cách thủ tục hành chính thì việc hiện đại hóa hải quan và rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành cần sự chung tay, nỗ lực quyết tâm của các bộ, ngành và cả dịch vụ tư nhân. Trong các lĩnh vực hành chính, lĩnh vực hải quan phải nhanh chóng và quyết liệt nhất vươn tới chuẩn mực của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD); điều này không những tạo thuận lợi cho DN mà còn là điều kiện cần thiết để tăng cường mời gọi, thu hút đầu tư nước ngoài.
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Hải quan là một trong những đơn vị có tư duy cải cách tốt nhất
Hải quan là một trong những đơn vị có tư duy, tầm nhìn cải cách tốt nhất. Điều đó được thể hiện qua việc cơ quan Hải quan đã tiếp cận thông lệ quốc tế, triển khai cách thức quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, quản lý DN dựa trên mức độ rủi ro và mức độ tuân thủ của DN. Đi cùng với đó, cơ quan Hải quan cũng đã thiết kế bộ máy công cụ để thực hiện việc cải cách hiệu quả. Tôi đánh giá rất tích cực tư duy cải cách cũng như quy trình hoạt động của ngành Hải quan. Sự đổi thay, cải cách của ngành thời gian qua có tác động khá tích cực trong thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trên thực tế khi làm thủ tục hải quan ở đâu đó vẫn còn xảy ra tình trạng DN phải bỏ ra chi phí “bôi trơn” cho công chức hải quan. Điều này đòi hỏi sự thay đổi về cách thức và thái độ làm việc, cần chú trọng nhiều hơn vào đội ngũ công chức. Ở góc độ của DN cũng cần bỏ thói quen đưa phong bì. Việc đưa và nhận phong bì khi làm thủ tục có thể đã là thói quen, là hiện tượng của cuộc sống, phải thay đổi. Động thái này cần nhiều bên cùng hành động. Trong đó, lực lượng công chức nhà nước đi trước, hạn chế gây phiền hà cho DN. Điều này cũng có thể được thúc đẩy bằng cách ngày càng điện tử hóa nhiều hơn, tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ nhà nước và DN.
Dược sĩ Lê Việt Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dược Sài Gòn (Sapharco): Nhiều chương trình quản lý tự động được ứng dụng vào thủ tục hải quan
Là DN nhập khẩu dược phẩm lớn, chuyên làm thủ tục tại Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, trong hơn 30 năm hoạt động, với sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng, công ty đã phát triển nhanh và trở thành một trong những DN hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất và phân phối dược phẩm, thiết bị y tế tại Việt Nam. Với việc ứng dụng nhiều chương trình quản lý tự động, thủ tục hải quan hiện nay rất nhanh chóng, ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi hơn cho DN. Cán bộ, công chức hải quan cũng rất nhiệt tình, nhanh chóng, không gây khó khăn, phiền hà gì trong quá trình làm thủ tục.
Hàng hóa nhập khẩu của Sapharco chủ yếu là thuốc và đặc biệt là vắc xin, cần phải bảo quản đặc biệt theo quy định của nhà sản xuất nên DN cần được hỗ trợ rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan. Mặc dù DN đã được cơ quan Hải quan bố trí làm thủ tục tại cửa ưu tiên, tuy nhiên do các mặt hàng này thuộc mặt hàng nhập khẩu phải chịu sự quản lý chuyên ngành, nên không thuộc diện được phân luồng Xanh, do đó vẫn còn ảnh hưởng đến thời gian thông quan, chi phí, cũng như chất lượng của hàng hóa.
Sắp tới, Cục Hải quan TP.HCM triển khai thí điểm hệ thống quản lý hải quan hiện đại tại cảng biển, sân bay, chúng tôi hy vọng hàng hóa XNK của DN sẽ được thông quan thuận lợi hơn nữa, hỗ trợ DN trong sản xuất, kinh doanh.
Ông Dương Văn Phi, Phó Giám đốc Petrolimex Sài Gòn: Doanh nghiệp đánh giá cao sự đồng hành của cơ quan Hải quan
Xăng dầu là mặt hàng đặc thù, hàng năm thừa ủy quyền của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Petrolimex Sài Gòn làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 với số lượng rất lớn. Với nhiều chương trình hiện đại hóa, cải cách thủ tục của ngành Hải quan trong thời gian qua, việc thực hiện nhập khẩu hàng hóa của đơn vị ngày càng thuận lợi. Trong quá trình làm thủ tục, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ cơ quan Hải quan nói chung và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 nói riêng. Mọi vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan DN phản ánh đều được lãnh đạo Chi cục và Đội thủ tục xăng dầu giải đáp, hướng dẫn tận tình, cụ thể.
Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan còn gần gũi, đồng hành với DN thể hiện qua các hội nghị đối thoại, tiếp xúc với DN. Đặc biệt, đầu năm 2017, lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM cũng đã trực tiếp đến làm việc với DN vừa để nắm kế hoạch hoạt động của DN, vừa giải đáp, ghi nhận các vướng mắc khó khăn của DN trong hoạt động XNK hàng hóa. Chúng tôi ghi nhận và đánh giá rất cao sự đồng hành, hỗ trợ này của cơ quan Hải quan nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hải quan - DN để cùng phát triển, giúp DN thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh, đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Để hoạt động XNK xăng dầu được thuận lợi hơn nữa, DN rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của cơ quan Hải quan nói chung và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 nói riêng trong công tác làm thủ tục hải quan, đặc biệt là thanh khoản hoàn thuế; duy trì đối thoại chuyên đề giữa Hải quan và DN…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vũ khí này là mối đe dọa khủng khiếp đối với ‘hổ Syria’
- ·Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 5
- ·Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị TP Quảng Ngãi tiếp xúc cử tri chuyên đề du lịch
- ·Tại Việt Nam, các ngoại trưởng ASEAN dành nhiều thời gian trao đổi về Biển Đông
- ·Gần 1.500 tấn thịt lợn từ Nga đã về Việt Nam chuẩn bị thông quan
- ·Ưu tiên các vấn đề quốc kế dân sinh
- ·Hà Nội công bố phương án triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid
- ·Thủ tướng kỷ luật Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
- ·Thủ tướng đề nghị EU tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường
- ·Truyền thông quảng bá “35 trip Du lịch Quảng Bình”
- ·Quảng Ninh: Phát hiện thêm ổ dịch lở mồm long móng trên đàn lợn
- ·Bộ Y tế sẽ điều phối 2.000 máy thở cho kho trang thiết bị dã chiến tại TPHCM
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Hội thảo 70 năm chiến thắng Đồn Nhất
- ·Thường trực Ban Bí thư tặng quà gia đình chính sách, người nghèo ở Đồng Nai
- ·Đảm bảo nguồn cung hàng hóa để ổn định tâm lý nhân dân
- ·Hải Phòng: Siết kiểm tra điều kiện ra vào cảng đối với phương tiện vận tải
- ·Những hành vi vi phạm phòng chống dịch COVID
- ·Infographic: Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị quốc tế về Tương lai Châu Á lần thứ 26
- ·Xem xét nhập khẩu thịt lợn bảo đảm cung
- ·Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid