【kết quả tỷ số psg】“Cuộc đời mình sao, mình viết vậy thôi hà ...”
Tôi gặp nữ tác giả Huỳnh Thị Nguyệt vào một ngày cuối năm,ộcđờimnhsaomnhviếtvậkết quả tỷ số psg nhắc đến chuyện văn chương, ánh mắt chị chợt buồn, chợt vui và khẽ khàng nói: “Cuộc đời mình sao, mình viết vậy thôi hà...”.
Chắt chiu tiếng lòng tạo những vần thơ
Chị sinh ra và lớn lên ở vùng đất Long Mỹ. Gia đình ai cũng làm kinh tế, nhưng tâm hồn chị lại lãng mạn, bay bổng và rất mau… nước mắt. Chị học rất giỏi văn, tập tành làm thơ từ thời trung học, là những cảm xúc của tuổi học trò. Câu chuyện về thời cắp sách, trải nghiệm văn chương của cô nữ sinh trong tà áo dài trắng thướt tha hiện lên qua câu chuyện chị kể cho tôi, nhẹ nhàng mà đẹp lạ. Chị nói, chị đam mê văn chương và quyết tâm đỗ tú tài để thi vào sư phạm văn của Trường Đại học Cần Thơ. Học xong, về quê dạy học. Sau những giờ trên lớp, lúc trở về căn phòng tập thể là chị dành thời gian để “cái tánh” lãng mạn của mình được bay bổng. Nhưng không có nghĩa là chị viết những điều không có thực. Mỗi một bài thơ chị viết ra, mỗi một truyện ngắn hoàn thành đều bắt nguồn từ cảm xúc thật, được chắt chiu, nuôi dưỡng từ rất lâu...
Tác giả Huỳnh Thị Nguyệt làm thơ ngọt ngào, sâu lắng, viết truyện đầy cảm xúc. Đọc tác phẩm của chị, tôi tin những chia sẻ về cảm xúc chính chị là thật. Đâu đó bóng dáng chị ẩn hiện trong từng con chữ. Đó là câu chuyện tình yêu của chính chị, làm chị quay quắt gần cả cuộc đời. Chị kể, chị và anh sắp làm đám cưới rồi, nhưng lại dang dở. Anh rời Việt Nam đi tìm một công việc mới, chị ở lại gặm nhắm nỗi buồn. Rồi mọi chuyện cũng qua, chị bình thản đón nhận và xem đó là một mối tình đẹp, đôi lúc đó lại là chất xúc tác giúp chị viết nên những dòng thơ:
“Một đời sông mãi chảy quanh
Mái chèo khua đẩy trăng đành vỡ đôi
Từ nay mộng mị xa xôi
Sông trăng lặng lẽ đơn côi giữa trời ...”.
(“Sông trăng”)
Hay:
“Biết tình người quá tầm tay
Sao ta cứ với đọa đày xác thân?”
(“Tình người”)
Thực tế cuộc đời làm nên trang văn cảm xúc
Nếu như thơ là tiếng lòng của chị với mối tình đẹp của đời mình, với tình yêu quê hương đất nước, thì những trang văn lại mang đến một góc nhìn về những kỷ niệm trong cuộc đời người mỗi người, về quê hương, được chị chắt lọc qua sự quan sát tinh tế, trải nghiệm của một nhà văn. Đọc “Cuộc chia ly màu xanh”, “Xuân muộn”, “Cánh diều tuổi thơ”, “Tà áo trắng”, người đọc cảm nhận được sự nhẹ nhàng, chân thật và sâu lắng qua cách tạo cốt truyện, xây dựng nhân vật. Chỉ vài nhân vật thôi đã làm nên một truyện ngắn dễ thương, thấm vào lòng người. Truyện của chị cũng quanh quẩn về tuổi học trò với những mối tình nhẹ như gió thoảng. Ở đâu đó, thấp thoáng bóng dáng chị ẩn sâu mỗi nhân vật. Chị chia sẻ: “Dù văn hay thơ, tôi luôn viết bằng những cảm xúc thật của chính mình. Nói khác hơn, đó chính là cuộc đời của tôi”. Mà cuộc đời của chị cũng lắm nỗi buồn, nên càng đọc trang viết của chị, càng thấy sao nó thật và cảm xúc đến lạ…
Lâu lắm rồi, tôi mới gặp một người nói chuyện nhẹ nhàng, dễ mến và sẵn sàng bộc bạch câu chuyện về cuộc đời chị một cách nhẹ tênh như chị, dù có lúc, nước mắt chị rơi khi không ngăn được dòng xúc cảm. Nhưng rồi, chị cười nhẹ nhàng: “Giờ tôi ngộ ra một điều, tất cả đều do duyên số. Nếu tôi có được hạnh phúc riêng tư một cách trọn vẹn, chưa chắc bạn đọc được những trang viết của tôi đâu”. Có lẽ, cuộc đời không lấy mất hết của ai điều gì, khi mất điều này, họ sẽ được đến bù thứ khác. Chị đã không có được hạnh phúc riêng tư trọn vẹn, nhưng bù lại, chị có bạn văn, bạn thơ ở khắp nơi và có rất nhiều bạn tâm giao, tri kỷ để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Chị còn tham gia vào các chuyến đi làm từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, xem như góp thêm nhiều vui, chia sẻ bớt những nhọc nhằn với xã hội. Đó chính là hạnh phúc của chị.
Cả đời cống hiến cho giáo dục, cho văn thơ. Giờ ở tuổi hưu, chị vẫn chưa ngơi nghỉ, hiện phụ trách công tác văn phòng tại Hội Hưu trí thị xã Long Mỹ. Với nghiệp văn chương, chị xem như máu thịt của mình, là bạn tri ân chia sẻ cùng chị niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Sau mọi tất bật của đời, chị lại tìm về nơi trú ngụ bình yên này để được chia sẻ, được yêu thương.
Sau một hành trình dài, chị đang chuẩn bị ra mắt một tuyển tập văn thơ của riêng mình vào năm 2018. Đây là điều tâm huyết từ lâu lắm rồi, giờ sắp trở thành hiện thực!
Tác giả Huỳnh Thị Nguyệt, sinh năm 1956, là cô giáo về hưu, tham gia vào Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang từ những ngày đầu thành lập. Chị từng là Phân hội phó Phân hội Văn học, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn thơ. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
(责任编辑:World Cup)
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Máy bay gặp sự cố, hàng trăm hành khách phải qua đêm ở doanh trại quân đội
- ·Giúp sức để đoàn người đi xe máy về quê tránh dịch
- ·HDBank đạt 13.017 tỷ đồng lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Sáng 29/7, Việt Nam công bố 2.821 ca nhiễm mới, đã tiêm tổng số 5.321.839 liều vaccine
- ·Quốc hội Mỹ thông qua dự luật ngân sách quốc phòng trị giá gần 900 tỷ USD
- ·Phòng, chống dịch gắn với ổn định cuộc sống người dân
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Một số quốc gia châu Phi tham gia Chiến dịch Con rồng Mê Kông
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Israel tiếp tục đàm phán trao đổi con tin, tàu chiến Mỹ bắn hạ 14 UAV của Houthi
- ·Cảnh báo chất ma túy mới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam
- ·Sẵn sàng kịch bản ứng phó mức độ cao nhất
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Nhiều hoạt động hỗ trợ phòng chống dịch COVID
- ·26 công dân đầu tiên hoàn thành thời gian cách ly tại Khung cách ly xã Điền Hải
- ·Kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Dự báo giá cà phê ngày 12/7/2024: Quay đầu giảm mạnh