【blu bong da】Sửa Thông tư 16 giúp khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản
Thúc đẩy thị trường bất động sản từ sửa đổi Luật Đất đai | |
Thị trường vốn tiếp tục khó khăn,ửaThôngtưgiúpkhơithôngnguồnvốnchothịtrườngbấtđộngsảblu bong da doanh nghiệp trông chờ vào các kênh huy động vốn mới | |
Khơi thông kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp | |
Yêu cầu các tổ chức, cá nhân tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán |
. Ảnh: ST |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Dự thảo thông tư này ra đời khi TPDN vẫn đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của tất cả các đối tượng trong thị trường với nhiều vướng mắc khó khăn cần tháo gỡ.
Thời gian qua, Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN, trên cơ sở đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và giao NHNN khẩn trương rà soát việc các tổ chức tín dụng (TCTD) mua, bán trái phiếu doanh nghiệp để kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.
Đồng thời, tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, trong đó giao NHNN rà soát các quy định liên quan đến đầu tư TPDN cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường TPDN của Chính phủ.
Theo lí giải của cơ quan soạn thảo, trong bối cảnh thị trường TPDN, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn như hiện nay, cần thiết phải có các giải pháp, quy định kịp thời từ nhiều phía để hỗ trợ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các thị trường này, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Đồng thời cũng là để phù hợp với chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, trong đó có mục tiêu tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Trước mắt, đề xuất ngưng hiệu lực thi hành đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN đến hết ngày 31/12/2023 để gia tăng thanh khoản, góp phần hỗ trợ thị trường TPDN.
Một số nội dung quan trọng của dự thảo sửa đổi Thông tư 16 gồm: TCTD chỉ được mua TPDN khi có phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn.
Quy định này nhằm hướng đến việc TCTD phải ban hành quy định nội bộ, trong đó cụ thể về tiêu chí xác định phương án khả thi và tiêu chí xác định doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính.
Cùng với đó, hệ số nợ phải trả của doanh nghiệp phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành đã được kiểm toán tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phát hành.
Quy định này nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn vốn ngân hàng, trong bối cảnh phát sinh tình trạng nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với quy mô khá lớn để huy động vốn, trong khi hệ số nợ /vốn chủ sở hữu đã cao, có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Ngân hàng chỉ được mua lại TPDN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCom mà ngân hàng này đã bán và TPDN chưa niêm yết được phát hành cùng lô, cùng đợt phát hành với TPDN chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán.
Điều kiện kèm theo là bên mua TPDN từ tổ chức tín dụng thanh toán toàn bộ tiền tại thời điểm ký kết hợp đồng bán TPDN cho bên mua trái phiếu; doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua TPDN…
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền thu từ trái phiếu của doanh nghiệp phát hành đảm bảo số tiền thu được sử dụng đúng mục đích tại phương án, cam kết. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp phát hành không theo đúng cam kết, tổ chức tín dụng yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn...
Theo Hội Môi giới BĐS VIệt Nam, trên thực tế, thời gian vừa qua, nhiều nhà đầu tư yêu cầu các tổ chức tín dụng tất toán trái phiếu trước hạn, uy nhiên, quy định hiện hành khiến các ngân hàng thương mại không mua lại được chính những TPDN mà họ từng bán ra và có cam kết mua lại cho nhà đầu tư cá nhân.
Việc dự thảo cho phép ngân hàng mua lại TPDN đã bán ra trước đó, sẽ giảm áp lực cho chính ngân hàng thương mại và doanh nghiệp phát hành, giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu trong bối cảnh thị trường TPDN trầm lắng, khá nhiều doanh nghiệp phải "khất nợ" trái phiếu đến hạn thanh toán.
Bình luận về dự thảo này, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, việc ngân hàng - trái chủ lớn nhất, ước tính chiếm khoảng 34% tổng dư nợ TPDN đang lưu hành, tham gia tháo gỡ vướng mắc cho TPDN rất có ý nghĩa trong việc khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
Và ngược lại, thị trường bất động sản có dòng tiền “chạy", các nhà phát hành TPDN không vỡ nợ, các ngành nghề "ăn theo" như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng phục hồi sẽ tránh việc đổ vỡ một cách liên hoàn, ngăn hệ lụy xấu cho cả hệ thống tài chính tiền tệ và nền kinh tế.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng cần bổ sung quy định các điều kiện để tổ chức tín dụng được phép mua lại TPDN phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp.
Điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu lại nợ như tinh thần Nghị định 08/2023/NĐ-CP vừa qua, để giúp các doanh nghiệp bất động sản đang có khoản nợ trái phiếu không lâm vào cảnh “chết tắc”, mở ra cho họ hy vọng, có thêm thời gian cơ cấu nợ, có phương án thích hợp để tái cấu trúc lại sản phẩm, có cơ hội phát triển, điều này là có lợi cho thị trường, nhà đầu tư và nền kinh tế nói chung.
Bên cạnh đó, để tạo nên một thị trường minh bạch thông tin, ổn định và bền vững, ngoài việc sửa đổi các quy định pháp luật, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng cần thiết phải có một tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín, đóng vai trò là tổ chức trung gian cung cấp thông tin về sức khỏe của tổ chức phát hành, ngăn chặn các rủi ro, đồng thời giúp thị trường TPDN phát triển lành mạnh và bền vững, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Đơn cử, ở Mỹ hiện có ba công ty xếp hạng tín dụng lớn nhất là Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch. Hệ thống xếp hạng tín dụng của mỗi công ty sẽ giúp cho các nhà đầu tư nhanh chóng có thể xem trái phiếu có rủi ro vỡ nợ thấp hay cao và liệu tổ chức phát hành có ổn định về tài chính hay không.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·ASEAN 2020: Việt Nam vows to partner others to fight COVID
- ·Deputy PM, FM holds phone talks with Spanish foreign minister
- ·President Hồ Chí Minh’s thoughts on diplomacy still valuable heritage, says top diplomat
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·NA Standing Committee urges Gov’t to build development scenarios
- ·NA Standing Committee mulls two draft reports
- ·Society opposes Chinese fishing bans in East Sea
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- ·Vietnamese, Lao National Assembly leaders hold phone talks
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·US grants Việt Nam US$9.5 million to combat COVID
- ·China’s suspension of fishing in Vietnamese waters meaningless: ministry
- ·12 suspects involved in BIDV violations to be prosecuted
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·NA Standing Committee discusses legislative agenda
- ·Public services on national portal to support 4 million people
- ·PM asks for parliament's approval on lower GDP growth amid virus challenges
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Public Security Forces must work for the people: late President Hồ Chí Minh