【trực tiếp fulham】Doanh nghiệp Việt chưa biết đầu tư vào khoa học công nghệ?
Ngày 12/1,ệpViệtchưabiếtđầutưvàokhoahọccôngnghệtrực tiếp fulham tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và Liên hiệp các Hội khoa học - Kỹ thuật Việt Nam tổ chức “Hội thảo Đầu tư cho khoa học công nghệ: Hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp”.
Tham dự Hội thảo có Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam Trần Việt Hùng, cùng nhiều nhà khoa học và gần 200 doanh nghiệp.
Nghiên cứu tại Phòng Công nghệ gen & Di truyền tế bào, Học viện Quân y. (Ảnh: Quảng Hạnh) |
Doanh nghiệp chưa quan tâm KHCN
TS Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học - Kỹ thuật Việt Nam cho biết, trên 95% doanh nghiệp hiện nay thuộc loại nhỏ và siêu nhỏ, do nguồn lực hạn chế nên chỉ tập trung vào đổi mới công nghệ hơn là triển khai nghiên cứu.
Ngoài ra, 30% doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động KHCN trong doanh nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chưa quan tâm tới nghiên cứu.
Trong giai đoạn 2007 - 2010, tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trong tổng đầu tư cho KHCN đã giảm mạnh, từ 55,3% năm 2007 xuống còn 38,35% năm 2010. Trong khi đó, chi phí của doanh nghiệp cho đổi mới công nghệ tăng mạnh về giá trị và tỷ trọng trong tổng đầu tư cho KHCN.
Năm 2007, bình quân một doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ là 712 triệu đồng, đến năm 2010 con số này đã tăng 3 lần, lên trên 2 tỷ đồng. Tương ứng với xu hương này, tỷ trọng đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong tổng đầu tư cho KHCN đã tăng từ 33% năm 2007 lên gần 50% năm 2010.
Theo TS Trần Việt Hùng, hạn chế về KHCN là một trong những nguyên nhân của tình trạng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam dù tăng trưởng cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết, hoạt động KHCN thời gian qua có rất nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Chi dành cho KHCN hiện chiếm 2% ngân sách nhà nước, tương đương với mức trung bình các nước trên thế giới, nhưng do GDP còn thấp nên nguồn tài chính cho KHCN của Việt Nam năm 2012 chỉ là 700 triệu USD. Trong khi chỉ riêng Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) chi hơn 1 tỷ USD cho công nghệ.
Huy động nguồn lực cho KHCN
Tại Hội thảo, nhiều nhà khoa học và doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm ở đơn vị mình, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và kiến nghị chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng KHCN.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, nếu không đổi mới bằng cách huy động nguồn vốn từ xã hội sẽ không thể có đủ nguồn cho phát triển KHCN. Thực tế ở một số nước trên thế giới, huy động từ xã hội cho KHCN gấp 3 - 4 lần từ ngân sách. Năm 2011, Trung Quốc đầu tư 2% GDP cho KHCN nhưng chỉ 1/3 số đó là từ ngân sách, còn lại là từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Quân đưa ra ba vấn đề cần giải quyết. Đầu tiên là nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, để họ hiểu rằng đầu tư cho KHCN chính là đầu tư để phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Thứ hai là Nhà nước phải có quy định buộc các doanh nghiệp đầu tư phát triển KHCN của chính doanh nghiệp mình. Thứ ba là khi doanh nghiệp đã dành một phần lợi nhuận đóng góp vào quỹ phát triển KHCN thì nhà nước cần có các quy định để sử dụng quỹ được thuận lợi và có hiệu quả nhất.
Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho rằng, thời gian qua, lĩnh vực KHCN đạt nhiều thành tựu, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, hoạt động KHCN còn trầm lắng, mức đầu tư còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao, trong khi việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ KHCN còn bất cập, huy động nguồn lực của xã hội cho KHCN chưa được chú trọng.
Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) tiếp tục khẳng định KHCN là quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế-xã hội, do vậy, công tác quản lý nhà nước về KHCN cần tiếp tục đổi mới cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng KHCN, cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp.
Cũng tại Hội thảo, Ban Tổ chức đã trao Dấu hiệu chứng nhận thương hiệu Việt uy tín 2013 cho một số doanh nghiệp tiêu biểu.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 04/12/2024
- ·Doanh nghiệp nào sắp đưa mô hình resort nổi tiếng thế giới về Việt Nam?
- ·Khám phá dự án 5 sao cao nhất Quy Nhơn
- ·Green Bay Garden: Ý tưởng xây dựng thống nhất từ kiến trúc đến quy hoạch
- ·Nhập lậu kẹo, đồ chơi qua đường biển tung hoành tại Quảng Ninh
- ·Thêm địa chỉ an cư lý tưởng khu vực Hà Đông
- ·Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ
- ·Lời giải cho bài toán cung nhà ở xã hội
- ·Cảnh người dân Hà Nội xếp hàng nhận nước sạch 'như thời bao cấp'
- ·Ưu đãi chưa từng có khi đầu tư biệt thự Bãi Kem đầu năm 2018
- ·Đường đi của bột ngọt nhập lậu vào Việt Nam
- ·Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long
- ·31/10: Tình hình dịch bệnh ở châu Á vẫn đang diễn biến phức tạp
- ·Đề xuất người nhập cảnh không cần xác nhận tiêm vaccine, khỏi COVID
- ·Nhập lậu lượng lớn quần áo may sẵn bị tóm gọn
- ·Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam không 'thả' Omicron, 'thần tốc' tiêm chủng
- ·Thanh Hóa: Đầu tư gần 1.000 tỷ đồng xây khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại Hải Ninh
- ·Nhiều dự án nhà ở cho học sinh, sinh viên dang dở vì thiếu vốn
- ·425 triệu người trên thế giới đang chống chọi với bệnh đái tháo đường
- ·Movenpick Resort Lăng Cô có gì hấp dẫn?