【lịch thi đâu cúp c1】Hướng dẫn chi tiết gói hỗ trợ lãi suất: Bịt kẽ hở, không để dòng vốn “rò rỉ”
Sẽ có hướng dẫn đến cấp thông tư
Việc soạn thảo nghị định về gói hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp,ướngdẫnchitiếtgóihỗtrợlãisuấtBịtkẽhởkhôngđểdòngvốnròrỉlịch thi đâu cúp c1 hợp tác xã, hộ kinh doanh (tạm gọi chung là doanh nghiệp) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ trì. Nghị định này quy định về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng, theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ.
Sức khỏe của nhiều doanh nghiệp thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất đã bị ảnh hưởng |
Theo dự thảo nghị định đang được cơ quan soạn thảo xây dựng, đối tượng được hỗ trợ lãi suất là doanh nghiệp có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh, quy định tại Quyết định số
27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là các ngành: hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin. Ngoài ra, một nhóm đối tượng cũng thuộc diện được vay vốn là các doanh nghiệp có mục đích sử dụng vốn vay để xây dựng nhà ở cho công nhân mua, thuê và thuê mua; xây dựng nhà ở xã hội; cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố.
Theo kế hoạch xây dựng văn bản hướng dẫn, quy định về cơ chế chính sách cho cấp bù lãi suất sẽ được chi tiết hóa đến cấp thông tư. Một trong những nội dung dự kiến sẽ được chi tiết hóa là các biện pháp quản lý tổng số tiền hỗ trợ lãi suất.
Trong định hướng xây dựng thông tư hướng dẫn, Ngân hàng Nhà nước cũng có một số đánh giá cơ bản cho biết nguồn kinh phí thực hiện chương trình tối đa là 40.000 tỷ đồng, tương ứng với dư nợ được hỗ trợ lãi suất bình quân mỗi năm là 1 triệu tỷ đồng. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, dư nợ của các ngành được hỗ trợ trong 2 năm 2022 và 2023 đều vượt 1 triệu tỷ đồng nên cần có quy định nhằm kiểm soát, đảm bảo số tiền hỗ trợ lãi suất toàn hệ thống không vượt quá 40.000 tỷ đồng.
Khi tổng số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng (bao gồm số lãi tiền vay khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất và dự kiến số lãi tiền vay còn phải thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khách hàng này đến ngày 31/12/2023) đạt khoảng 35.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp Bộ Tài chính có biện pháp quản lý bằng phương pháp phân bổ hạn mức số tiền hỗ trợ lãi suất còn lại đối với từng ngân hàng thương mại. Theo đó, tại thông tư của Ngân hàng Nhà nước dự kiến có các điều khoản hướng dẫn cách thức phân bổ hạn mức số tiền hỗ trợ lãi suất còn lại để thông báo cho các ngân hàng thương mại và gửi Bộ Tài chính.
Dự trù giải pháp kiểm soát dòng vốn
Nhìn một cách tổng thể, chính sách cấp bù lãi suất là một giải pháp ưu việt, thể hiện sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với chi phí lãi suất rẻ hơn, từ đó giúp giảm bớt chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động, tạo nền tảng và động lực phát triển nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách cũng cần những giải pháp cụ thể để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn. Trong đó, một trong những tác động cần đề phòng là việc lãi suất cho vay thấp có thể làm gia tăng hành vi sử dụng vốn thiếu cẩn trọng của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thực thi chính sách cũng đòi hỏi sự kiểm soát, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện hỗ trợ để ngăn chặn trục lợi chính sách (như cung cấp thông tin, hồ sơ không trung thực để thuộc đối tượng hưởng ưu đãi).
Theo đánh giá của ông Lê Thành Hòa - chuyên gia phân tích mảng ngân hàng thuộc Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), việc xây dựng các quy định thực thi chính sách cấp bù lãi suất lần này đã có nền tảng từ kinh nghiệm thực hiện chính sách tương tự hồi năm 2009. Theo đó, các ngân hàng sẽ phải chịu sự giám sát chặt hơn, trách nhiệm lớn hơn trong việc kiểm soát chất lượng cấp tín dụng và cho vay.
Xung quanh việc có quan điểm cho rằng, ngân hàng có thể có tâm lý không muốn triển khai chương trình nếu bị giám sát quá chặt, ông Hòa cho biết, việc này có thể cũng không quá đáng lo. Lý do là, việc tham gia vào chương trình này gắn chặt với quyền lợi của các ngân hàng, họ có cơ hội đẩy mạnh tín dụng, gắn kết khách hàng tốt hơn… Với những lợi ích khá rõ ràng, các ngân hàng vẫn sẽ muốn tham gia chứ không muốn mình là người đứng ngoài cuộc.
Mục đích xây dựng nghị định về hỗ trợ lãi suấtHỗ trợ doanh nghiệp để tạo động lực phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm giai đoạn 2021 - 2025. Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giảm giá thành các sản phẩm, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng. Hỗ trợ khách hàng tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Nghệ An: Cơ sở mầm non nơi cô giáo bạo hành trẻ bị đình chỉ
- ·Tư vấn pháp luật: Vợ cấm chồng ra ngoài ăn nhậu sẽ bị phạt?
- ·Bãi bỏ toàn bộ 27 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
- ·Chủ mưu ôm hơn 105 tỷ, cựu Chủ tịch Vinashin bị kháng nghị tăng hình phạt
- ·Chấn chỉnh tình trạng bán thuốc giả
- ·Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế
- ·Truy tố 21 bị can trong đường dây xăng giả của Trịnh Sướng
- ·Điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AKFTA
- ·Chính phủ nêu giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi
- ·Người đàn ông ở Thanh Hóa dâm ô, hiếp dâm nhiều bé gái hàng xóm
- ·Gần 200 doanh nghiệp Thủ đô năng động sáng tạo được vinh danh
- ·Tin pháp luật số 229, bà nội sát hại cháu ở Nghệ An và đôi bàn tay của Nguyễn Hữu Linh
- ·Luật sư của hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng đề nghị điều tra bổ sung
- ·Vũ 'nhôm' thâu tóm đất công, ông Nguyễn Hữu Tín bị đề nghị 7
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Con đường chúng ta chọn là đúng, tư duy không lỗi nhịp'
- ·Hướng dẫn kiểm tra C/O mẫu AK và KV/VK trên hệ thống
- ·Phải có văn bản xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thì mới được hưởng ưu đãi thuế
- ·Chân tướng gã trai lẻn vào phòng ngủ đục két sắt cuỗm 500 triệu ở Đà Nẵng
- ·Thủ tướng giao nhiệm vụ ‘3 thành công’ cho Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020
- ·Hải quan gặp vướng khi giải quyết thủ tục nhập khẩu 5 tấn hạt cần sa