【tỉ số west ham】Đắk Lắk xác định thương mại điện tử là mặt trận trọng tâm phòng, chống buôn lậu
Thương mại điện tử đã trở thành một trong những kênh mua sắm phổ biến và phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên,ĐắkLắkxácđịnhthươngmạiđiệntửlàmặttrậntrọngtâmphòngchốngbuônlậtỉ số west ham sự bùng nổ này cũng đã kéo theo những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thị trường, khi nhiều đối tượng lợi dụng nền tảng trực tuyến để buôn bán hàng lậu, hàng giả, và gian lận thương mại. Tại Đắk Lắk, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã xác định thương mại điện tử là “mặt trận” trọng tâm trong cuộc chiến phòng, chống các hành vi vi phạm này.
Theo Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk, trong 9 tháng đầu năm 2024, các đội Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 639 cơ sở kinh doanh, xử phạt 567 vụ vi phạm, thu nộp vào ngân sách Nhà nước gần 6,5 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu nhiệm vụ được giao lên đến 108%. Đặc biệt, thương mại điện tử đã trở thành một trong những lĩnh vực trọng tâm được đơn vị này chú trọng kiểm tra và xử lý vi phạm.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Ảnh: Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên địa bàn, nhiều đối tượng đã lợi dụng kẽ hở trong quá trình cung cấp thông tin trên các nền tảng trực tuyến như Shopee, Tiktok, Facebook để buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả và hàng cấm. Để đối phó, Cục Quản lý thị trường đã triển khai nhiều biện pháp giám sát, nắm bắt hoạt động của các cơ sở kinh doanh online, từ đó xử lý 85 vụ vi phạm, thu nộp gần 1,7 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.
Trong các vụ việc vi phạm bị phát hiện, đáng chú ý là trường hợp vào cuối tháng 7/2024. Tổ công tác Thương mại điện tử phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 (cùng thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk) đã tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, phát hiện 150 sản phẩm quần thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas được bán trên Facebook. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên tới 18 triệu đồng. Cơ sở này đã bị xử phạt hành chính 16 triệu đồng, cùng với việc buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Ngày 15/7/2024, một vụ việc khác cũng được phát hiện tại huyện Krông Pắc. Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Tổ công tác Thương mại điện tử đã kiểm tra hộ kinh doanh của bà D.M.P, phát hiện 700 sản phẩm mắt kính thời trang không rõ nguồn gốc đang được bán trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiktok và Facebook. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên đến 35 triệu đồng, và số hàng này đã bị tạm giữ để tiếp tục xử lý.
Qua công tác giám sát, nắm bắt tình hình hoạt động của các cá nhân có kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội Facebook, ngày 27 tháng 3 năm 2024, Tổ công tác Thương mại điện tử phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh có địa chỉ tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột phát hiện tại cơ sở kinh doanh có 09 nhân viên đang tiếp thị các mặt hàng mỹ phẩm bao gồm 300 hộp mỹ phẩm loại kem bôi ngoài da chống nắng và 500 hộp mỹ phẩm là kem dưỡng da không rõ nguồn gốc xuất xứ với tổng giá trị 25 triệu đồng tới khách hàng thông qua điện thoại.
Nhân viên của cửa hàng, tư vấn chốt đơn cho khách trên các sàn thương mại điện tử. Ảnh: Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Đội Quản lý thị trường số 1 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với chủ cơ sở kinh doanh nêu trên đống thời buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm theo quy định.
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), cho biết việc đấu tranh chống hàng giả và buôn lậu trên các nền tảng thương mại điện tử đang đối mặt với nhiều khó khăn. Lực lượng quản lý thị trường cần được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng để phát hiện và nhận diện các sản phẩm vi phạm trực tuyến. Bên cạnh đó, các chủ sàn thương mại điện tử và nhà cung cấp nền tảng cần tích cực hơn trong việc giám sát, theo dõi hoạt động buôn bán hàng hóa.
Một vấn đề nổi cộm hiện nay là khiếu nại từ người tiêu dùng khi mua phải hàng giả trên các sàn thương mại điện tử. Quá trình xử lý khiếu nại thường kéo dài, hoặc trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng không được giải quyết thỏa đáng. Do đó, cải thiện quá trình giải quyết khiếu nại và nâng cao trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường.
Tổng cục Quản lý thị trường cũng đã triển khai Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch này đặt mục tiêu không chỉ kiểm soát hàng giả trên thị trường truyền thống mà còn nhắm đến không gian thương mại điện tử.
Duy Trinh(t/h)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dấu hiệu tim mạch bất thường có thể nhìn rõ bằng mắt
- ·Tổng cục Hải quan hỏa tốc tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu tinh dầu quế
- ·Cựu giảng viên Đại học Cần Thơ bị phạt tù vì xuyên tạc trên mạng
- ·Nữ 'doanh nhân' ở Đà Nẵng vay gần 10 tỷ bán trái cây rồi bỏ trốn
- ·Phạt CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An 60 triệu đồng
- ·Thuế GTGT đối với thiết bị điện tử chuyên dùng trong nghiên cứu khoa học, thí nghiệm
- ·Rà soát danh mục phế liệu đang tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất
- ·Vụ 39 người chết trong container: Công an Hà Tĩnh vào cuộc điều tra
- ·Xổ số Vietlott: Ngày hôm qua, chủ nhân giải Jackpot gần 33 tỷ đồng đã xuất hiện?
- ·Gỡ vướng về chính sách khi kinh doanh tạm nhập tái xuất quặng sắt
- ·Tam Đảo hội tụ những ‘điểm vàng’ gì khiến giới đầu tư BĐS ‘sốt xình xịch’?
- ·Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là 2 năm
- ·Công an Đà Nẵng lên tiếng vụ báo Giáo dục Thời đại tố cán bộ tham ô
- ·Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi nhập khẩu
- ·Giá vàng hôm nay ngày 23/9: Dự đoán vàng sẽ vọt tăng cao
- ·2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng tạo điều kiện để Vũ nhôm bốc hơi 22.000 tỷ
- ·Tin pháp luật số 236, mang súng đột nhập NH, khống chế người rút tiền ở cây ATM
- ·Người cha mất mạng khi đụng băng cướp giả danh tài xế Grab
- ·Tuyển bóng đá Việt Nam ‘thăng hoa’, túi tiền 1,6 nghìn tỷ của bầu Đức lại giảm mạnh
- ·Tổ chức tín dụng có thể được mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp đã bán