【bang xep.hang c1】Một năm đồng hành cùng doanh nghiệp
Hơn 5.000 thủ tục được cắt giảm,ộtnămđồnghànhcùngdoanhnghiệbang xep.hang c1 đơn giản hóa
Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được coi là quyết sách quan trọng của Chính phủ trong việc tháo gỡ các rào cản cho doanh nghiệp trong năm qua.
Nổi bật là công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức, thực hiện có nhiều tiến bộ cả ở cấp trung ương và địa phương. Các bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực, cố gắng trong triển khai, đôn đốc, theo dõi, giám sát thực hiện Nghị quyết, kết quả thực hiện được cập nhật kịp thời, nhiều địa phương đã tích cực tổ chức các hoạt động đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp, có nhiều sáng kiến cải cách thủ tục hành chính hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, nhất là thủ tục về thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cơ chế một cửa quốc gia đảm nhiệm 41 thủ tục hành chính của 10 bộ, ngành đã thu hút được trên 15 nghìn lượt doanh nghiệp tham gia, sử dụng; trong số hơn 5.000 thủ tục hành chính được cắt giảm và đơn giản hóa, đã có 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được đơn giản hóa, 47 thủ tục hành chính về xây dựng được cắt giảm.
Triển khai rà soát 368 văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, sửa đổi 66 văn bản. Riêng đối với Bộ KH&CN là đơn vị đi tiên phong trong việc áp dụng cơ chế hậu kiểm đối với 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa do Bộ quản lý, tương ứng với 96% lô sản phẩm, hàng hóa tại khâu thông quan được chuyển sang cơ chế hậu kiểm, giúp cắt giảm thời gian kiểm tra tại cửa khẩu từ 13 ngày xuống còn 01 ngày, vượt thời gian Chính phủ giao tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP 9 tháng.
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong năm 2017, tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp diễn ra sôi động, có sức lan tỏa mạnh từ Trung ương đến địa phương, được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ; đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia được triển khai tích cực; tổ chức khảo sát tình hình thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ cá nhân khởi nghiệp, kết nối với nhà đầu tư, chuyên gia, tổ chức tư vấn...
Bên cạnh đó, quyền kinh doanh, tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp được đảm bảo, với Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua, Nghị định số 01/2017/NĐ-CPquy định cụ thể trình tự một số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Năm 2017, với phương châm Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường các giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp qua việc yêu cầu các cơ quan chức năng không được thanh tra quá 1 lần/năm đối với mỗi doanh nghiệp và quán triệt và tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm theo hướng lồng ghép, phối hợp và kế thừa…
Nhiều vấn đề cần cải thiện
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh rằng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc triển khai Nghị quyết 19, Nghị quyết 35. Cụ thể là chưa giải quyết triệt để được sự không thống nhất giữa các luật, nhất là về đầu tư, môi trường, đất đai, xây dựng. Vẫn tồn tại tình trạng nhiều cơ quan cùng quản lý một vấn đề; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trong thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hiệu quả chưa cao.
Tiếp cận tín dụng, đất đai còn khó khăn, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chi phí kinh doanh cơ bản còn ở mức cao, nhất là chi phí kiểm tra chuyên ngành trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, chi phí logistic. Công tác thanh tra, kiểm tra ở cấp địa phương vẫn còn một số chồng chéo, trùng lắp về nội dung, phối hợp chưa hiệu quả giữa ngành thanh tra và ngành kiểm toán, chưa có sự kế thừa các kết luận thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan...
Mới chỉ có một số ít bộ, ngành thực hiện rà soát và đưa ra phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh; vẫn còn lúng túng trong phân biệt điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa. Công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành chậm cải thiện, như: danh mục mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành còn rộng và có xu hướng ngày càng tăng; vẫn còn sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toànchưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; quản lý chuyên ngành còn chồng chéo giữa các Bộ; thời gian thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn dài...
Thứ hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã có nhiều cải thiện tích cực, nhưng vẫn thiếu tính bền vững và còn khoảng cách khá xa so với một số nước trong khu vực. Vẫn còn một số chỉ số trong nhiều năm chưa có cải cách nào hoặc có cải cách nhưng chậm và cách xa so với các nước trong khu vực, như chỉ số Hiệu quả thị trường hàng hoá; Chất lượng cơ sở hạ tầng; Trình độ phát triển kinh doanh. Một số chỉ số về Môi trường kinh doanh vẫn nằm cuối bảng xếp hạng, như chỉ số Khởi sự kinh doanh (thứ 123); Giải quyết phá sản doanh nghiệp (thứ 129); Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản nhiều năm nay không có cải cách và sự cải thiện nào.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại là tâm lý trì trệ, ngại cải cách, đổi mới cả trong tư duy, cách nghĩ, cách làm vẫn còn tồn tại phổ biến, chưa đáp ứng được tinh thần kiến tạo và sự phát triển của thực tiễn. Tình trạng “trên nóng dưới lạnh” chậm được khắc phục, chỉ có một số ít địa phương triển khai quyết liệt thu được kết quả tích cực về đăng ký kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài…
“Bước sang năm 2018, các cấp, các ngành cần tập trung nỗ lực để cải cách và đổi mới hơn nữa cả về tư duy, phương pháp, cách làm, coi đó là yêu cầu cấp bách đòi hỏi cần có sự vào cuộc của toàn hệ thống nhằm đáp ứng xu thế tất yếu của hội nhập và phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp để đưa Việt Nam vào nhóm ASEAN-4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh.
Bộ KH&CN và Bộ Công Thương đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết 19(VietQ.vn) - Tổ công tác của Thủ tướng cho rằng, Bộ KH&CN có quyết tâm rất cao, có thể nói là mẫu mực trong việc thực hiện cải cách theo yêu cầu của Chính phủ.(责任编辑:Thể thao)
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Rét hại ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng kéo dài đến ngày 22/2
- ·Shin Min Ah làm từ thiện hơn 10 năm, được nhận bằng khen của Tống thống
- ·Panasonic hỗ trợ thiết bị học tập và tủ sách tại 15 trường học
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Nhiều nghệ sĩ nhân dân vẫn chỉ là diễn viên hạng 3, 4
- ·Showbiz Hàn Quốc và Trung Quốc cấm sóng MC, nghệ sĩ có vết nhơ
- ·Rét đậm, rét hại tại các tỉnh phía Bắc có thể kéo dài đến 22/2
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Cảnh báo tình trạng giả danh Bộ Tài chính bán đấu giá xe vi phạm
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Nguyễn Phong Việt ra tiếp sách thơ song ngữ cho trẻ em
- ·Bán lẻ giảm giá “sốc” hưởng ứng Tháng khuyến mại tập trung quốc gia
- ·Chuyển sàn, giá cổ phiếu khó giữ!
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Cục Thuế TP.HCM tháo gỡ vướng mắc về thuế cho DN
- ·Ngày 16/3: Cả nước ghi nhận 180.558 ca nhiễm mới, 62 ca tử vong
- ·Thu nội địa đạt thấp
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Hai ô tô tông nhau trên cao tốc khiến 12 người tử vong