【keonhâci5】Phận đời long đong của những người bán vé số dạo mùa Covid
Bà Nguyễn Thị Ngọc Liễu năm nay đã 80 tuổi. Mái tóc bạc trắng nhưng hằng ngày,ậnđờilongđongcủanhữngngườibánvésốdạomùkeonhâci5 bà vẫn rong ruổi trên chiếc xe lăn để đi bán vé số dạo. Một mình bà không chồng, không con, thuê căn phòng phọ nho nhỏ để ở. Không có con cháu chăm sóc, những tờ vé số là nguồn sống duy nhất của bà.
Mái tóc đã bạc trắng nhưng chẳng có người để nương tựa, bà Liễu đi bán vé số dạo. Vé số nghỉ, bà cũng chỉ còn cách nhờ vả vào sự thương xót của xã hội. |
Trước đây, bà Liễu đi xe lăn lắc (xe lăn phải dùng lực tay hoặc chân để di chuyển) như nhiều người khác. Về sau, trong một lần khách của bà Liễu trúng số, thấy bà già cả nên thương tình mua cho bà chiếc xe tự động để bà đỡ vất vả dùng sức, nhất là những ngày nắng oi ả.
Khi dịch bệnh khiến vé số tạm ngưng, bà Liễu may mắn được chủ đại lý hỗ trợ 90 nghìn đồng. Một mình bà ăn chút ít rồi cũng qua ngày, nhưng tiền phòng trọ thì bà chẳng có. Với sức của bà, để đi kiếm được công việc khác thực khó khăn, huống gì, các hàng quán cũng đều đóng cửa.
Còn ở góc đường cạnh siêu thị lớn trong Thành phố Vĩnh Long những ngày này, nhiều người quen thuộc nơi đây đều cảm thấy thiếu vắng một điều gì đó. Trước đây, cố định tại điểm này, một người đàn ông ngồi trên xe lăn bán vé số, thường được biết đến với tên gọi: “chú Hai”. Ít ai biết tên thật, hay cảnh vật lộn mưu sinh của ông.
“Chú Hai” bị tật cả 2 chân. Bán vé số dạo là nghề duy nhất để ông kiếm tiền, nuôi cha già hơn 80 tuổi. |
“Chú Hai” tên thật là Từ Minh Bằng. Ông sinh năm 1965, cả gia đình ông chỉ còn một người cha đã hơn 80 tuổi. Do bị tật ở hai chân, không thể tự đi lại, không đủ sức lao động nặng nên bán vé số dạo là nghề chính của ông. Không có nhà, ông Bằng may mắn được người cháu cưu mang, cho ở nhờ. Hằng ngày đi bán vé số kiếm tiền nuôi người cha già. Mỗi ngày, số tiền kiếm được chỉ đủ chi phí sinh hoạt hằng ngày của hai cha con, chẳng có đồng dư giả, phòng ốm đau bệnh tật.
Bởi vậy, khi dịch Covid bất ngờ khiến cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội, vé số tạm ngưng, nghề kiếm cơm của ông không còn. Ông Bằng may mắn được chủ đại lý vé số hỗ trợ 70 nghìn đồng/ 1 ngày để trang trải cuộc sống. Số tiền ấy, gói ghém, chắt bóp lắm mới đủ được cho hai cha con ông.
Nhưng không phải người bán vé số dạo nào cũng nhận được tiền hỗ trợ trong mùa dịch bệnh này, như trường hợp của chị Nguyễn Thị Hồng Thắm, một người mẹ đơn thân. Hằng ngày, chị Thắm đi bán vé số để nuôi 2 đứa con nhỏ, trong đó, đứa con út 7 tuổi của bị bệnh ung thư. Không chỉ kiếm tiền để ăn uống, sinh hoạt, đóng tiền trọ, mỗi ngày, từ lúc ngủ dậy đến trước lúc đi ngủ, chị Thắm đều phải suy nghĩ làm sao để có tiền cho con đi chữa bệnh.
Thành phố Vĩnh Long cùng cả nước thực hiện giãn cách xã hội, vé số tạm ngưng, các hàng quán đóng cửa. Chị Nguyễn Thị Hồng Thắm không nhận được tiền hỗ trợ. Nhìn chị còn trẻ, chẳng có mạnh thường quân nào nghĩ đến việc ủng hộ cho chị. Nhiều hôm, không còn tiền mua thức ăn cho con, chị Thắm đau buốt ruột gan. Từ sáng đến tối mịt, chị đi tìm việc, mong có hàng quán nào cần người làm, để con chị được ăn đầy đủ. Thế nhưng, vài ngày đi tìm, chị vẫn không xin được việc. Sau nhiều ngày, có người biết hoàn cảnh của 3 mẹ con, rủ chị đi làm phụ hồ, chị mừng đến bật khóc.
Chị Thắm cho biết, ở Thành phố Vĩnh Long, những người bán vé số dạo như chị rất nhiều. Và cũng có không ít người lâm vào bế tắc, bởi không phải người bán vé số nào cũng nhận được hỗ trợ.
Vé số tạm ngưng, mẹ đơn thân không biết bấu víu vào đâu để có tiền chữa bệnh cho con. |
Chị Thắm ao ước, nếu có tiền, chị sẽ sắm một chiếc xe đẩy để bán hàng nước, sẽ không đi bán vé số dạo nữa, vì nhiều hôm không có ai trông, chị phải dắt cả con trai bị bệnh đi cùng. Nhìn đứa trẻ yếu ớt, mướt mồ hôi, tấm lòng người mẹ nghèo vô cùng xót xa.
Không chỉ những người bán vé số dạo lâm vào khốn khó, những người quanh năm chỉ biết làm thuê cuốc mướn cũng bị mất việc trong mùa dịch. Những nông dân chẳng thể bán được nông sản, chỉ biết nhìn của cải hư thối dần mà khóc than. Thật xót thương cho những cảnh đời lam lũ, chật vật chống đỡ trong mùa dịch bệnh, phải sống trong cảnh ăn bữa nay lo bữa mai.
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Lúc này, cần lắm sự chung tay của cộng đồng, những nhà hảo tâm, đồng hành cùng VietNamNet trong chương trình Quyên góp mua gạo cứu đói người nghèo.
Khánh Hòa – HT
Báo VietNamNet làm cầu nối, tiếp nhận mọi ủng hộ của Quý doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức… có mong muốn chung tay, góp sức cùng đất nước phòng chống dịch Covid-19. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Người yêu tò mò muốn biết tôi 'còn' không?
- ·Tỷ lệ học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng
- ·Lương giáo viên có thể được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương
- ·Bộ GD&ĐT đồng ý cho học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày
- ·Đau lòng con điên dại vác thùng đánh bố
- ·Thêm một trường đại học được chuyển thành đại học
- ·'Sập xệ' hay 'xập xệ', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Hơn 250 sinh viên chương trình tiên tiến Đại học Kinh tế quốc dân tốt nghiệp
- ·Công tác Mặt trận đạt nhiều kết quả
- ·99% người chơi không tìm ra quy luật dãy số
- ·Chị nhường anh ấy cho em đi!
- ·Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân khuyên tân sinh viên học cách đối diện khó khăn
- ·99% người chơi không tìm ra quy luật dãy số
- ·Nam sinh từng nợ môn, bỏ học đi làm công nhân tốt nghiệp thủ khoa đại học
- ·Gái xấu mà 'trai đẹp' cơ quan tán thì có vấn đề?
- ·Anh ngữ RES liên tiếp nhận giấy khen từ Sở GD&ĐT TP.HCM
- ·VPBank chiêu mộ nhân tài trẻ bằng học bổng vô cùng hấp dẫn
- ·30 sinh viên Việt nhận học bổng văn hoá Hàn Quốc 2024
- ·Trốn chạy và 15 năm xa anh
- ·Lương giáo viên có thể được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương