【nhận định udinese】Bỏ Hà Nội vào Phú Quốc sống để con trai được đón bình minh bên đàn chó
Trên một nhóm Facebook dành cho những người đam mê cuộc sống ở biển với hơn 60.000 thành viên,ỏHàNộivàoPhúQuốcsốngđểcontraiđượcđónbìnhminhbênđànchónhận định udinese những chia sẻ của chị Thiên Bình (41 tuổi, Hà Nội) về cuộc sống thường nhật ở đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang) nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Ở lại Phú Quốc vì con trai
Chị Thiên Bình sống cùng con trai 12 tuổi ở Hà Nội. Công việc và cuộc sống đang yên bình thì đại dịch Covid-19 bùng phát, kéo dài suốt 2 năm trời. Hai mẹ con thường xuyên phải ở nhà, bức bối với 4 bức tường và những giờ làm việc căng thẳng bên máy vi tính.
Cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn cần những không gian rộng rãi để vận động vì đã phải trải qua cả năm trời học online. "Con trai tôi bị stress vì suốt ngày học online, không được ra khỏi nhà, trong khi thời tiết Hà Nội rất nắng nóng. Tôi đã mua xe đạp cho cháu, rồi hai mẹ con chơi cầu lông quanh nhà cho khuây khỏa nhưng cũng không thấy phù hợp" - chị Thiên Bình nhớ lại.
Đến tháng 6/2021 khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn, đường bay từ Hà Nội đến Phú Quốc vẫn mở nên chị quyết định đưa con trai vào Phú Quốc nghỉ ngơi. Ban đầu chị thuê một căn nhà gỗ trên núi tại Hàm Ninh với dự định chỉ ở trong một tháng cho thư thái đầu óc, nhưng đến tháng 7/2021 dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Hà Nội nên hai mẹ con quyết định ở lại.
Từ ngày sống ở Phú Quốc, cậu con trai 12 tuổi vẫn tiếp tục theo học online tại một ngôi trường quốc tế có trụ sở tại Hà Nội. Ngoài thời gian học từ 8h30 - 15h30 hàng ngày thì cháu đi bơi, đi bộ cùng với mẹ và bạn bè mới quen trên đảo.
"Mỗi dịp cuối tuần, tôi lại cho cháu đi trải nghiệm thêm ở các nơi khác xung quanh đảo. Cháu đặc biệt thích chó nên đã tự chăm 3 con chó của mình và huấn luyện chúng bơi cùng, chơi các trò trên bãi biển cùng nhau rồi lại rủ nhau vào rừng. Có thể nói, đàn chó trở thành những người bạn thân thiết của con trai tôi trong suốt thời gian ở Phú Quốc"- chị Bình kể.
Khi con trai tâm sự thích cuộc sống ở đây, thích được đi bơi, chơi với đàn chó mỗi ngày, chị Thiên Bình bắt đầu nảy sinh nhiều suy nghĩ về chuyển chỗ ở. Bản thân chị cũng thấy sức khỏe của mình được cải thiện, đầu óc thư thái, cuộc sống trôi qua chậm rãi, ý nghĩa hơn trước.
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo bạn bè, chị đã đi tới quyết định chọn một ngôi trường ở Mỹ chuyên dạy online để cậu con trai theo học.
"Công việc của tôi cũng chủ yếu làm online với đối tác nước ngoài nên cơ bản không bị lệ thuộc vào không gian cố định. Còn con trai tôi sẽ bắt đầu học lớp 8 online tại ngôi trường mới trong thời gian tới. Tôi quyết định ở lại Phú Quốc vì cháu quá mê nơi này. Cháu yêu đàn chó và thiên nhiên, thích các hoạt động ngoài trời. Đến bây giờ, chúng tôi đang nuôi tổng cộng 11 con chó"- chị Thiên Bình kể với PV Dân trí.
Rất nhiều người đã inbox (nhắn tin) để bày tỏ sự thích thú về cuộc sống của hai mẹ con chị Bình. Nhưng cũng không ít người đặt câu hỏi "thu nhập ra sao" để có cuộc sống đáng mơ ước như vậy ở Phú Quốc?.
"Tôi phải thừa nhận, hiện tại hai mẹ con tôi vẫn đang thuê một căn resort ở Phú Quốc với giá 10 triệu/tháng và cực kỳ thoải mái khi ở đây. Hàng ngày con học bài, mẹ làm việc và thời gian rảnh thì giúp bác chủ nhà làm vườn, cuốc đất, trồng cây. Chi phí sinh hoạt đương nhiên rẻ hơn Hà Nội nhiều và không bị lãng phí bởi những thứ phù phiếm, không cần thiết khác. Tôi cho rằng chỉ cần bản thân muốn thì sẽ làm được chứ không phụ thuộc vào tiền nhiều hay ít"- chị Bình tâm sự.
Hàng ngày, người phụ nữ 41 tuổi dậy từ rất sớm, đi bộ 5-10km rồi về uống cafe thư thái ngắm mặt trời mọc. Cuối ngày hai mẹ con đi bộ 1-2 km ra đồn biên phòng ngắm hoàng hôn, rồi trở về nhà lo cơm tối, chơi với lũ chó bên bờ biển.
"2 năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành đã thay đổi suy nghĩ, kế hoạch về nơi sinh sống của tôi. Ở đây tôi thấy bình an, vui vẻ, không mất thời gian vào những mối quan hệ ầu ơ, sống tối giản, lúc nào đời sống tinh thần cũng khoan khoái. Hôm nào thích thì hai mẹ con thuê xe điện đi dạo vài vòng ở khu du lịch sang trọng gần đây. Cuộc sống mỗi ngày cứ nhẹ nhàng như vậy. Tôi đang nghiên cứu mua đất để xây dựng một ngôi nhà nhỏ xinh trên núi để ở lâu dài"- chị Thiên Bình nói về những trải nghiệm của mình.
Làm sao đảm bảo việc học cho con?
Khi sinh sống ở Hà Nội, con trai chị Thiên Bình học ở một trường song ngữ nhưng cậu bé có khả năng tốt về ngôn ngữ vẫn thấy không thỏa mãn. Vì vậy, chị đã chuyển trường cho con tới một nơi phù hợp hơn.
Nhưng theo chị, thực tế mỗi một môi trường giáo dục đều có ưu, nhược điểm riêng và ưu hay nhược điểm này lại phụ thuộc khá nhiều vào tiêu chí của từng phụ huynh, gia đình.
Vì thế, khi thay đổi môi trường sinh sống, việc quan tâm hàng đầu của chị là tìm trường học cho con. Do cháu đã tiếp xúc môi trường quốc tế từ bé và được trải nghiệm hơn một năm học online nên hai mẹ con đã trao đổi với nhau rất kỹ trước khi quyết định nộp hồ sơ vào một trường của Mỹ dạy học theo phương pháp hoàn toàn mới.
"Tôi biết mỗi một gia đình đều có những quan điểm riêng về giáo dục và bản thân tôi cũng không được bố mẹ đồng ý về việc thay đổi liên tục môi trường sống cũng như việc học của con tôi. Bố mẹ tôi cho rằng nếu tôi không có kế hoạch ổn định sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cháu ông bà.
Tuy nhiên, tôi lại cho rằng xã hội ngày một thay đổi và bản thân tôi khi nuôi con một mình đã lựa chọn trở thành bạn của con trai. Tâm lý, cảm xúc, khó khăn… trong mỗi giai đoạn của con, mình đều đồng hành và chia sẻ và khi có kế hoạch thay đổi hai mẹ con cùng bàn bạc để thống nhất với nhau"- chị Bình nêu quan điểm.
Rời Hà Nội vào sống ở Phú Quốc gần một năm, chị thấy cuộc sống của mình đơn giản, bình yên và thực sự đáng sống. Chị nhận ra rằng trường học tốt nhất cho con chính là ngôi trường phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi đứa trẻ. Cha mẹ là người sát sao bên con mỗi ngày sẽ là người hiểu rõ nhất con mình cần gì.
"Mẹ con tôi đã quyết định định cư luôn ở Phú Quốc và chọn Gành Dầu không một chút nuối tiếc. Tôi sẽ cố gắng cho con một tuổi thơ đúng nghĩa bằng cách song hành cùng con mỗi ngày" - chị nói.
Theo Dân trí
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Khởi tố thanh niên vượt chốt đo nồng độ cồn, tông gãy xương Đội trưởng CSGT
- ·‘Nút thắt’ khiến tuyến đường kết nối cao tốc TP.HCM
- ·Giải cứu thành công 2 bé gái mất tích tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Đề xuất phân luồng ô tô khách, xe tải nặng theo giờ trên cao tốc Cam Lộ
- ·Thủy thủ tàu ngầm và những chuyến đi vì chủ quyền quốc gia trong lòng biển
- ·Cháy xe container dưới chân cầu Phú Mỹ, giao thông TP Thủ Đức qua quận 7 tê liệt
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·Nhận tiền của Hậu pháo, nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt tạm giam
- ·Ray Tomlinson
- ·Đại tướng Lương Cường: Quy hoạch, đào tạo nguồn cán bộ trẻ trong Quân đội
- ·Ngân hàng SCB ‘đòi’ toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả
- ·Cháy xe container dưới chân cầu Phú Mỹ, giao thông TP Thủ Đức qua quận 7 tê liệt
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Đề nghị chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe để trình Quốc hội
- ·Trịnh Văn Quyết 'lùa' 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Tăng đến 30 độ, rồi đón không khí lạnh lệch Đông
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Chủ tịch TP.HCM yêu cầu thay thế cán bộ kém năng lực về giải ngân đầu tư công