【tỷ lệ bóng đá tivi】Nhà nước quản lý khối tài sản giá trị khoảng 600 tỷ USD
Tập trung cơ cấu lại tài sản
TS. Đinh Trọng Thắng, Trưởng ban Chính sách Đầu tư (CIEM)ho biết, hiện nay Nhà nước quản lý khối tài sản rất lớn với giá trị khoảng 600 tỷ USD. Trong đó, riêng khu vực DNNN có tổng tài sản 300 tỷ USD; các thành phần khác gồm đất trồng lúa, hệ tầng giao thông và khoáng sản mỗi yếu có giá trị khoảng 100 tỷ USD.
Về việc cơ cấu lại tài sản Nhà nước, theo TS. Đinh Trọng Thắng, trong giai đoạn 2015-2020, chính sách chưa đặt vấn đề giảm tài sản do Nhà nước quản lý mà chỉ nhấn mạnh vào cơ cấu tài sản. Cụ thể, chuyển khối tài sản và dòng tài sản từ hoạt động kinh doanh, trợ cấp ngành sang đầu tư hạ tầng cơ sở và hạ tầng xã hội. Từng bước nâng cao hiệu quả và giá trị của khối tài sản do Nhà nước quản lý như việc tăng tỷ suất lợi nhuận của khu vực DNNN, hiệu quả của cơ sở hạ tầng có thể tăng mạnh nếu được quản lý phù hợp, hiệu quả của giá trị đất trồng lúa sau khi được cơ cấu lại có thể tăng lên nhiều lần.
Nói thêm về tình trạng giá đất trồng lúa thấp, TS. Đinh Trọng Thắng cho rằng điều này phát triển thể chế thị trường đất nông nghiệp tạo ra các lợi ích khổng lồ nhưng theo số liệu khảo sát tiếp cận nguồn lực hộ gia đình năm 2014, giá đất trồng lúa trung bình là gần 50 nghìn đồng/m2 trong khi giá đất không trồng lúa trung bình là 447 nghìn đồng/m2, tức là cao hơn gấp 9 lần so với giá đất trồng lúa.
Đi vào lĩnh vực cụ thể, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, hiện nay ngành nông nghiệp đang trong thực trạng đất đai phân tán, manh mún, thị trường đất nông nghiệp hoạt động yếu ớt, năng suất lao động nông nghiệp thấp, thị trường lao động nông thôn ách tắc và mất cân đối, kinh tế hợp tác kém phát triển. Bên cạnh đó, kinh tế nông nghiệp còn thiếu vốn, khó tiếp cận tín dụng, khả năng tự tích lũy yếu, tổ chức thị trường đầu vào, đầu ra còn nhiều bất cập và việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh đánh giá, cấu trúc kinh tế của Việt Nam có vấn đề ở mọi lĩnh vực, từ phân phối lần đầu đến quá trình phân phối lại. Toàn bộ hệ thống có vấn đề nên không thể sửa chữa ở một khâu nào đó mà cần làm đồng thời ở tất cả các khâu. Chuyên gia Bùi Trinh cũng nhấn mạnh, hiện nay, tái cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam cần xử lý ngay không phải tăng trưởng bao nhiêu mà cần xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường và việc sửa cấu trúc nền kinh tế cần theo hướng đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường.
Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế?
Đại diện CIEM đưa ra nhiều kiến nghị cho cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 như đề xuất thay đổi cách thức điều hành và quản lý kinh tế, trong đó chuyển trọng tâm điều hành hướng vào tăng năng suất để tăng trưởng thịnh vượng và phúc lợi xã hội. Cơ quan quản lý chuyển dần việc ban hành nghị quyết theo hướng điều hành như hiện nay sang hướng ban hành nghị quyết mang tính chuyên đề, xác định các nhiệm vụ ưu tiên cải cách trong năm. Ở địa phương cần điều hành hướng vào cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện chất lượng dịch vụ, phục vụ nhân dân và DN.
TS. Đinh Trọng Thắng nêu kiến nghị, trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ cần dành thời lượng để thảo luận các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế như tăng sức cạnh tranh của thị trường; cải thiện năng lực sản xuất, hạ tầng thông và đào tạo nguồn nhân lực; ắt giảm chi phí liên quan đến thủ tục hành chính, logistic, chi phí đất đai và từng bước giảm lãi suất ngân hàng. Nhà nước cũng cần bãi bỏ cơ chế độc quyền, đặc quyền do thể chế tạo ra.
Đáng lưu ý, đại điện CIEM kiến nghị thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế. Theo đó, Ban chỉ đạo sẽ được Chính phủ sẽ phê duyệt chương trình hoạt động; có vị thế độc lập so với các bộ ngành. Sứ mệnh của Ban chỉ đạo tập trung thúc đẩy tái cơ cấu và năng suất tổng thể nền kinh tế; có ngân sách và nhân lực hoạt động chuyên trách. Nổi bật nhất, CIEM đề xuất các bộ ngành phải có trách nhiệm giải trình với Ban chỉ đạo quốc gia về vấn đề tái cơ cấu lại nền kinh tế.
Về các giải pháp tháo gỡ rào cản phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nêu ra nhiều giải pháp như mở rộng đối tượng giao dịch, hỗ trợ tín dụng và hạ tầng cho hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã. Ngoài ra cần thúc đẩy thị trường thuê đất nông nghiệp cho doanh nghiệp như cho thuê trong thời gian dài hạn, hỗ trợ mặt bằng cho khâu trước và sau sản xuất. Đồng thời cần hình thành, thúc đẩy hoạt động của Quỹ phát triển đất nông nghiệp.
Từ thực trạng kinh tế hợp tác kém phát triển, chuyên gia này cũng cho rằng, cần nhanh chóng giải thể các hợp tác xã kiểu cũ, xây dựng chính sách ưu đãi như bảo lãnh tín dụng, lãi suất tín dụng, các chính sách ưu đãi về thuê đất, thị trường.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bảo hiểm từ chối tai nạn xe, khiếu nại ra sao?
- ·Hướng tới một năm 2024 đầy biến động
- ·Israel mở rộng tấn công Nam Gaza, Hamas đến Ai Cập bàn về kế hoạch hòa bình
- ·18 ca dương tính với SARS
- ·Triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Tân Hưng
- ·Video Nga dùng bom thông minh bắn nổ hệ thống phòng không IRIS
- ·Lập đoàn kiểm tra đánh giá tại các tỉnh có tỷ lệ tử vong do Covid
- ·Bán sản phẩm ngà voi, 4 doanh nghiệp bị phạt 1,5 tỷ đồng
- ·Nhãn hiệu hàng hóa chuyển từ sở hữu tập thể sang cá nhân
- ·Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật tại trưng bày “Văn minh sông Hồng tới Hà Nội phố”
- ·Công an tỉnh Lạng Sơn trả lời Báo VietNamNet
- ·Lãi suất liên ngân hàng tăng gần chạm trần
- ·Thần tốc vaccine
- ·Ghi nhận thêm 22 ca dương tính SARS
- ·Một nửa yêu thương
- ·Ngày 12/9, không có ca dương tính với SARS
- ·Ukraine tập kích căn cứ Nga ở Crưm, Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Kiev
- ·Tỷ giá hôm nay (5/5): Đồng USD thế giới ghi nhận mức giảm mạnh trong tuần
- ·Ngành Nội vụ đạt nhiều kết quả nổi bật trong năm 2022
- ·Mở rộng xét nghiệm tầm soát COVID