【keo nha cái hom nay】Ngành dệt may được kỳ vọng hồi phục từ nửa cuối năm 2024
Dệt may lại “nóng” với quy định xuất nhập khẩu tại chỗ Công đoàn Dệt May Việt Nam: Kiên cường,ànhdệtmayđượckỳvọnghồiphụctừnửacuốinăkeo nha cái hom nay dũng cảm, sáng tạo, đoàn kết Muôn kiểu vượt khó của doanh nghiệp khi cước vận tải tăng cao |
Kỳ vọng hồi phục từ nửa cuối năm 2024
Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt hơn 40 tỷ USD, thấp hơn gần 10% so với năm 2022.
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC (DSC), nguyên nhân ngành dệt may có sự sụt giảm do các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU bị lạm phát, kéo theo sức mua yếu dẫn đến đối tác cắt giảm đơn hàng từ nửa cuối năm 2022.
Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh lớn với các đối thủ khác trên trường quốc tế, trong đó có Bangladesh. Chi phí sản xuất tại Bangladesh thấp hơn đáng kể đã tác động không nhỏ đến sự sụt giảm của ngành dệt may Việt Nam trong năm qua.
DSC nhận định rằng, hàng may mặc là sản phẩm không thiết yếu, chỉ khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu về các sản phẩm dệt may mới có thể tăng trưởng mạnh trở lại.
Ngành diệt may được kỳ vọng sẽ hồi phục vào nửa cuối năm 2024. (Ảnh: Vitas) |
Đồng quan điểm trên, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cho rằng, triển vọng phục hồi của xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm 2024 vẫn chưa thật sự khởi sắc.
SSI cho rằng, triển vọng kinh tế toàn cầu kém lạc quan sẽ dẫn đến người tiêu dùng giảm chi tiêu và việc bổ sung lại các khoản tiết kiệm trở nên khó khăn hơn. Qua đó, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu mua sắm các sản phẩm dệt may.
Hiện nhiều thương hiệu thời trang và nhà cung cấp trên thế giới cũng đang gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng thấp, hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Do đó, biện pháp phòng thủ, số lượng hàng nhập vẫn còn thấp, dẫn đến việc tăng trưởng đơn hàng chậm của các nhà cung cấp.
Các chuyên gia nhận định rằng, với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã dừng tăng lãi suất, sức mua của người tiêu dùng sẽ hồi phục, trong đó có nhu cầu về thời trang, may mặc.
Với việc nằm ở vị trí thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may tại Việt Nam, mảng sợi sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên khi ngành dệt may suy thoái và cũng là mảng được kỳ vọng sẽ phát tín hiệu phục hồi sớm nhất.
Mảng sợi sẽ hồi phục mạnh hơn vào cuối quý 1/2024 khi nhu cầu tiêu thụ sợi sẽ gia tăng để bù đắp cho lượng hàng tồn kho đã suy giảm sau mùa mua sắm vào cuối năm 2023.
Số lượng đơn và giá bán sản phẩm dệt may xuất khẩu của các công ty dệt may Việt Nam vẫn duy trì ở mức thấp trong quý 1/2024. Từ nửa cuối năm 2024, ngành dệt may mới có sự hồi phục mạnh mẽ.
Ưu tiên phát triển bền vững
Liên quan đến công tác phát triển ngành dệt may trong thời gian tới, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng thì tiêu chí phát triển bền vững cần được các doanh nghiệp dệt may chú ý hơn. Đặc biệt là tại các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.
Theo ông Giang, các nhà nhập khẩu lớn yêu cầu cao về các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường). Đơn cử như những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào châu Âu bắt buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa.
Phát triển bền vững cần được các doanh nghiệp quan tâm hơn trong thời gian tới. (Ảnh: Vitas) |
Một số chuyên gia cũng cho rằng, ngành dệt may cần trú trọng vào phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cần đầu tư cải tạo nhà máy bằng việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà, sử dụng nguyên liệu đốt trong lò hơi từ than sang điện… Chiến lược chuyển đổi số gắn với bài toán đầu tư công nghệ, nhân sự số, dữ liệu và kiểm soát rủi ro... cũng cần được quan tâm hơn nữa.
Để vượt qua những khó khăn và nhanh chóng hồi phục, phát triển, các doanh nghiệp dệt may cũng cần giải quyết các vấn đề như: Cơ cấu lại hoạt động; kiểm soát rủi ro dòng tiền, rủi ro lãi suất, tỷ giá; chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ liên quan ngành; đa dạng hóa nguồn vốn, thị trường, đối tác, nguồn cung…
Các chuyên gia kỳ vọng rằng, với sự nỗ lực của toàn ngành, trong năm 2024, ngành dệt may sẽ đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD (tăng 9,2% so với 2023) như đã đề ra.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Hàng trăm ngàn tỷ đồng từ cổ phần hóa, thoái vốn: Tiêu vào đâu cho hiệu quả
- ·“Đinh tặc” tái diễn ở khu vực giáp ranh: Cần phối hợp xử lý dứt điểm
- ·Quảng Bình: Thành lập khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường thành công nhưng Thứ trưởng vẫn... buồn
- ·Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn rót vốn xây sân bay Long Thành
- ·Ngăn chặn hành vi tận diệt chim hoang dã
- ·Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- ·Đô thị miền Trung phải là mặt tiền mới của Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Lập hội đồng thẩm định nhà nước tuyến metro số 5 đoạn ngã tư Bảy Hiền
- ·“Đất vàng” Dự án Vũng Tàu
- ·“Biến” bãi rác thành công viên tiểu cảnh
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·Nhân viên thu tiền hàng của công ty rồi chiếm đoạt
- ·Hỏi đáp về phòng chống ma túy
- ·Khởi công xây dựng cầu cạn 5.300 tỷ đồng đoạn Mai Dịch
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Quảng Bình: Thành lập khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu