【kêt quả bóng đá y】Ngành Điện quyết tâm tiết giảm các chi phí cắt lỗ
Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết,Điệnquyếttmtiếtgiảmccchiphcắtlỗkêt quả bóng đá y trong 10 tháng qua, đơn vị đã đảm bảo nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh (SX-KD) và sinh hoạt của Nhân dân tại 21 tỉnh, thành phía Nam.
Sửa chữa hệ thống lưới điện. Ảnh: P.V
QUYẾT LIỆT CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DO LẠM PHÁT
EVNSPC có công suất đạt đỉnh là 14.705MW, sản lượng điện thương phẩm đạt 69 tỷ 646 triệu kWh, tăng 10,98% so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng đạt 84,14% kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao. Tỷ lệ điện dùng để truyền tải, phân phối đạt 3,07/3,82%; giá bán bình quân đạt 1.825,16 đồng/kWh. Bên cạnh đó, năng suất lao động tăng hơn so với cùng kỳ; tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng sử dụng dịch vụ điện trên môi trường mạng đều đạt và vượt kế hoạch EVN giao.
Trong hoạt động SX-KD, EVNSPC chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm bù đắp, cải thiện tình hình tài chính trước những khó khăn chung hiện nay khi lạm phát, giá cả đầu vào liên tục tăng cao.
Cụ thể 10 tháng năm 2022, giá bán điện bình quân ước tăng hơn 2,16 đồng/kWh so với kế hoạch, cải thiện được doanh thu tăng gần 150 tỷ đồng; chi phí giá thành phân phối điện thực hiện tiết kiệm thấp hơn 4,98 đồng/kWh so với kế hoạch. Từ đó, góp phần đạt lợi nhuận gần 347 tỷ đồng, tỷ lệ điện dùng để truyền tải, phân phối (tổn thất) đạt thấp hơn kế hoạch EVN giao 0,75%. EVNSPC đã tiết kiệm được 376 triệu kWh, tương ứng đạt khoản lợi nhuận hơn 587 tỷ đồng. Tổng qua các giải pháp tối ưu trên, 10 tháng ước tiết kiệm, tạo lợi nhuận tăng thêm hơn 1.084 tỷ đồng.
NHIỀU GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA
Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao, EVNSPC đã đưa ra nhiều giải pháp tiết kiệm, tối đa hóa mọi khoản mục chi phí, giãn tiến độ triển khai nhiều công trình/dự án cung cấp, sửa chữa lưới điện. EVSPC điều tiết tối ưu huy động nguồn điện mua giá cao từ thị trường điện, thực hiện gia tăng sản lượng điện mua nội bộ tại khung giờ thấp điểm (giảm đơn giá mua điện bình quân).
EVNSPC vẫn không tránh lỗ và gặp trở ngại rất lớn khi giá mua điện đầu vào từ thị trường điện tăng cao rất nhiều so với mức giá bán điện bình quân. Ngoài ra, việc vận hành hệ thống máy phát điện bằng nhiên liệu dầu diesel giá tăng liên tục, EVNSPC phải bù lỗ tổng hơn 460 tỷ đồng để cấp điện cho 2 huyện đảo Phú Quý và Côn Đảo.
Cùng với việc cân đối, huy động và bố trí nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình trọng điểm cũng gặp nhiều khó khăn; bài toán tiết giảm tiền lương đối với người lao động trong điều kiện doanh nghiệp phải hoạt động lỗ, không có lợi nhuận vẫn chưa có lời giải…
Công tác đầu tư xây dựng tại EVNSPC cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trước biến động giá cả vật tư, thiết bị, nhiên liệu tăng cao kéo tăng chi phí vận chuyển… đã ảnh hưởng đến giá điện thị trường tăng cao rất nhiều.
Chỉ tính riêng tại EVNSPC, giá mua điện thị trường dự kiến tăng khoảng 39% so với mức giá bán điện bình quân của EVNSPC hiện nay. Do đó, nếu như vẫn giữ giá bán điện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ như hiện nay thì ngành Điện không có giải pháp nào để bù đắp khoản chi phí lỗ khách quan này.
KHÓ BÙ ĐẮP CHI PHÍ MUA ĐIỆN ĐẦU VÀO
Theo EVN, trước bối cảnh khó khăn hiện nay khi giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng đột biến làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao. Trường hợp căn cứ theo kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công thương phê duyệt từ đầu năm thì kết quả hoạt động SX-KD năm 2022 của EVN có thể lỗ 64.805 tỷ đồng.
Trước tình hình này, EVN đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tiết kiệm chi phí. Cụ thể như quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm nhiều chi phí (tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm từ 20 - 30% chi phí sửa chữa tài sản cố định...
Ngoài ra, EVN còn thực hiện các giải pháp nhằm tối ưu hóa dòng tiền, thực hiện thu cổ tức của các công ty cổ phần có vốn góp của EVN trong năm 2022; vận hành tối ưu hệ thống điện để phát huy tối đa nguồn thủy điện (nguồn có chi phí thấp); điều phối các hợp đồng mua than…
Theo tính toán, tổng các giải pháp EVN cố gắng thực hiện để giảm lỗ nêu trên đạt khoảng 33.445 tỷ đồng. Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng để giảm chi phí nhưng với các giải pháp trong nội tại mà EVN thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng.
Theo dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, khả năng giá nhiên liệu thế giới năm 2023, chưa có xu hướng giảm xuống ở mức bình quân năm 2021. Do đó dự kiến năm 2023, EVN vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn về SX-KD và cân bằng tài chính.
P.V
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá heo hơi hôm nay 18/3/2024: Có nơi lên trên 60.000 đồng/kg
- ·Đảng ủy Bộ Tài chính tập huấn công tác xây dựng Đảng năm 2022
- ·Sôi động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- ·Chuyển đổi số, MISA có thể giải cơn “khát” vốn của doanh nghiệp
- ·Xem xét việc tổ chức Hội chợ thương mại “Tự hào hàng Việt Nam” tỉnh Long An 2024
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tổng thu ngân sách năm 2022 vượt dự toán
- ·Hà Nội đã bố trí hơn 11.423 tỷ đồng cho các dự án trường học, y tế, di tích
- ·Những chiến sĩ “thắng giặc năm xưa, thắng đói nghèo hôm nay”
- ·Giá xăng dầu hôm nay 8/9/2023: Quay đầu giảm nhẹ
- ·Cách mạng Tháng Tám, những ngày Hà Nội sục sôi
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/11/2023: Xăng trong nước sẽ giảm bao nhiêu đồng một lít?
- ·Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?
- ·Bài 3: Những thách thức trong quản lý hoạt động tài chính tiêu dùng
- ·Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế máy móc, công nghệ sản xuất dược Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay 18/6/2023: Sẽ tăng trong tuần tới?
- ·Bắt chủ chung cư mini bị cháy ở Khương Hạ
- ·Thủ tướng chỉ rõ 5 đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu thiếu điện
- ·Những mối nguy tiềm tàng
- ·Tại sao Yoko là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn du học Nhật Bản?
- ·10 tháng mới giải ngân được trên 51% kế hoạch vốn đầu tư công