会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bd truc tuyến】Quốc bảo lòng dân!

【bd truc tuyến】Quốc bảo lòng dân

时间:2025-01-11 04:33:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:827次

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp đến thị sát tình hình khặc phục hậu quả của cơn bão số 12

Chiều tối 7/11/2017,ốcbảolòngdâbd truc tuyến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp đến thị sát tình hình khặc phục hậu quả của cơn bão số 12 và thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Hội An.

Ý chí sắt đá, bản lĩnh kiên cường, trân trọng lời hứa. Đó là 12 từ làm nên thành công của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2020 trong gìn giữ quốc bảo lòng dân. Dồn dập diễn biến kỳ lạ đổ ập đến kể từ năm 2016 và kéo dài trong hơn 1.800 ngày, là thách thức nhưng cũng là những cơ hội để Chính phủ thể hiện năng lực điều hành, như câu Kiều mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thường trích dẫn: “anh hùng đoán giữa trần ai mới già”.

Thách thức càng dữ dội, Chính phủ càng quật cường

Nhắc đến thách thức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong cả nhiệm kỳ qua chỉ luôn nói một câu ngắn gọn, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Các thách thức càng dữ dội, Chính phủ càng trở nên quật cường. Ít nhất có hai công việc cần làm ngay và phải làm thành công trong nhiệm kỳ này mà Chính phủ bền gan thực hiện là kinh tế bật dậy và siết chặt kỷ cương công vụ.

Phát biểu nhậm chức Thủ tướng vào ngày 26/7/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu thực tế Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới về dân số nhưng quy mô nền kinh tế chỉ đứng thứ 48, GDP đầu người xếp thứ 133 và nhấn mạnh “phải cố gắng rất nhiều để rút ngắn khoảng cách với thế giới”.

Ông đồng thời nêu ra câu của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, “trăm điều phải có thần linh pháp quyền” và quả quyết: “Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Khi có sai phạm, dù bất kể cấp nào cũng phải làm rõ trách nhiệm và xử phạt nghiêm minh”.

Thủ tướng cũng hứa trước Quốc hội nỗ lực xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ nhân dân. “Ứng” với hai việc cần làm ngay này, trong 5 năm qua, các biến cố đều đặn tấn công, thách thức Chính phủ điều hành nền kinh tế có rút ngắn được khoảng cách với thế giới không? Có xây dựng được bộ máy kiến tạo, liêm chính, vì dân không?

Theo đó, biến cố đến từ cả thiên tai và “nhân tai”. Mở đầu nhiệm kỳ, năm 2016, liên tục quý nào cũng xảy ra thiên tai và đều ở mức độ khốc liệt. Đầu năm, trận rét đậm, rét hại lịch sử lần đầu xuất hiện trong 60 năm xảy ra ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Nối gót là đợt hạn lịch sử tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; hạn mặn lịch sử chưa từng xảy ra trong vòng 100 năm qua ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đầu tháng 10 cho đến hết năm 2016, liên tục 8 tỉnh Nam Trung Bộ hứng chịu 5 đợt mưa lũ lịch sử với lượng mưa dồn dập rất lớn, lên đến 2.300mm - 2.700mm…

Kết thúc nhiệm kỳ, năm 2020, không chỉ có thiên tai mà còn là đại dịch Covid-19. Thiên tai năm 2020 khốc liệt, dị thường trên khắp các vùng miền của cả nước. Chỉ trong một năm, Việt Nam đã phải hứng chịu quá nhiều trận thiên tai. Cùng với đó, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long giống như thời điểm 2016.

Còn đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đẩy suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại khủng hoảng 1929 – 1933. Quét qua Việt Nam, nó cũng đã khiến GDP năm này xuống thấp ở mức chưa từng có trong nhiều năm.

Với “nhân tai”, là sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra khiến cá chết trắng ven biển các tỉnh miền Trung, vào mùa hè năm 2016. “Nhân tai” còn đến từ tập đoàn kinh tế lớn nhất của Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Hàng loạt cán bộ là chủ tịch, tổng giám đốc, ủy viên hội đồng thành viên, cựu lãnh đạo các đơn vị con của PVN qua các thời kỳ lần lượt bị bắt vì liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính, đầu tư, tham nhũng…

Thủ tướng tặng quà cho công nhân Công ty TNHH Foster Electric Bắc Ninh (ngày 31/5/2020).
Thủ tướng tặng quà cho công nhân Công ty TNHH Foster Electric Bắc Ninh (ngày 31/5/2020).

Thể hiện bản lĩnh trước mọi biến cố, như với nhân tai, sự cố do Formosa gây ra, Chính phủ đấu tranh không khoan nhượng, chỉ trong vòng 84 ngày đã buộc Formosa nhận tội và bồi thường cho người dân. Tháng 9/2017, khi Bí thư tỉnh Hậu Giang xin nghỉ hưu sớm và đang chờ quyết định từ Bộ Chính tri, Thủ tướng trực tiếp đến chỉ đạo Hội nghị xúc tiến đầu tư cho Hậu Giang, xốc lại tinh thần cho chính quyền và các nhà đầu tư. “Siêu bão” đến với PVN năm 2017, giữ thế trận ổn định hoạt động, không xảy ra bất kỳ khủng hoảng nào cho PVN, Thủ tướng có ít nhất hai cuộc làm việc tại trụ sở tập đoàn này…

Đồng thời với các giải pháp nhanh trong ứng phó thiên tai, nhân tai, Chính phủ thực hiện đồng bộ hàng loạt giải pháp căn cơ lâu dài, không tốn nhiều tiền, phù hợp với điều kiện ngân sách nhà nước đang eo hẹp, để hóa giải thách thức. Đó là cải cách mạnh mẽ thể chế, kiên quyết gỡ bỏ các rào cản, giải phóng các nguồn lực phát triển đất nước; xốc lại toàn diện quản lý điều hành của cả bộ máy công quyền.

Kết thúc nhiệm kỳ 2016 - 2020, GDP đạt ngưỡng kỳ tích khi trong 3 năm liên tục 2017, 2018, 2019 đều vượt 7%, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất. Năm 2020, bất chấp dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất với GDP tăng trưởng dương, đạt 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ, trở thành nền kinh tế có quy mô đứng thứ 4 trong ASEAN.

Cả lòng trắc ẩn

Một chính phủ trân trọng lời hứa là một chính phủ nói đi đôi với làm, không vì chạy đuổi theo việc lớn mà lơ là, bỏ qua việc nhỏ. Việt Nam đang phấn đấu trở thành một quốc gia hùng cường, thịnh vượng. Trong hành trình đầy tham vọng này, điều kiện cần và đủ không chỉ là những bản chiến lược đồ sộ, mà còn là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và cả lòng trắc ẩn.

Cũng với lòng trắc ẩn, có thể khơi dậy khát vọng vươn lên cho nhiều cuộc đời và khát vọng phát triển của cả đất nước. Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã làm tốt điều này hơn bao giờ, chỉ nhìn từ các cuộc đối thoại của Thủ tướng với công nhân, đã có thể thấy rất rõ.

Nói “không muốn đối thoại theo kịch bản” khi gặp gỡ công nhân Công ty Foster (Bắc Ninh) hồi tháng 5/2020, Thủ tướng mời nữ công nhân ở góc khán phòng phát biểu. Câu trả lời không có trong “kịch bản” của chị mang lại niềm xúc động lớn cho người đứng đầu Chính phủ.

Nữ công nhân kể trải qua ca mổ u não, thấy may mắn khi vừa bình phục là được doanh nghiệp tiếp nhận trở lại làm việc. Cuộc sống còn khó khăn, với mức lương nhận khoảng 9 triệu đồng/tháng, tốn kém không ít tiền chữa bệnh, nhưng khi được Thủ tướng hỏi có nguyện vọng gì, người nữ công nhân đó lại không nghĩ đến thứ gì cụ thể về vật chất. Chị trả lời “Nguyện vọng của cháu là năm sau cũng đúng dịp tết công nhân chúng cháu lại được gặp Thủ tướng”. Thủ tướng rất xúc động vì ông cảm nhận được rõ Chính phủ đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc cho công nhân.

Nêu rõ phương châm hành động của Chính phủ, “nghĩ xa, nhìn tổng thể, hành động nhanh, làm việc lớn bắt đầu từ việc nhỏ”, theo Thủ tướng, “có thường xuyên đối thoại, lắng nghe mới ra được chính sách đúng, trúng, kịp thời. Thành công của đất nước không thể không có vai trò của công nhân. Chính phủ luôn ra sức củng cố, phát triển giai cấp công nhân Việt Nam mạnh về số lượng, tốt về chất lượng”.

7 lần đối thoại với công nhân, có cuộc quy mô hàng nghìn người, có cuộc quy mô hàng trăm người và ít hơn nữa. Cuộc nào cũng có quá nhiều điều công nhân muốn được người đứng đầu Chính phủ lắng nghe, chia sẻ và tháo gỡ. Thủ tướng khẳng định: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp chính quyền sẽ cố gắng giải quyết hết được những vấn đề lớn công nhân đặt ra với lộ trình, bước đi phù hợp, không phải chỉ gặp gỡ, đối thoại, vỗ tay xong rồi thôi”.

Sau lần đối thoại đầu tiên với công nhân vào năm 2016, để giải quyết nỗi bức xúc lớn nhất của công nhân lao động tại các khu công nghiệp là về nhà ở, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 655/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đầu tư xây các thiết chế công đoàn, xây dựng nhà ở giá rẻ cho công nhân. Năm nào, trước khi đối thoại với công nhân, Thủ tướng cũng trực tiếp đi thị sát một số địa phương về triển khai đề án này.

Người đứng đầu Chính phủ kêu gọi các cấp, các ngành, địa phương, công đoàn tích cực hơn nữa cùng Chính phủ quan tâm đến người lao động bằng giải pháp việc làm, lo bữa ăn đảm bảo an toàn thực phẩm, dinh dưỡng; đặc biệt là lo xây dựng thiết chế văn hóa cho công nhân, hỗ trợ nhà ở, nhà trẻ, nhà văn hóa, trung tâm trợ giúp pháp lý… giảm bớt gánh nặng nhọc nhằn cho giai cấp công nhân.

Không chỉ là các cuộc đối thoại với công nhân, Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2020 còn lặn lội cùng dân trong các cơn bão lũ. Vào tháng 12/2016, một số tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt lũ lịch sử, trong đó có Bình Định, tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tại địa phương này.

Ông hỏi một người phụ nữ đứng bên ngôi nhà đổ nát của chị ở xã An Xuyên 3, Phù Mỹ, “chính quyền địa phương có kịp thời đến hỗ trợ chị không?” Người phụ nữ trả lời Thủ tướng bằng cái gật đầu và chị lại gật đầu thêm lần nữa khi Thủ tướng hỏi các nhà hảo tâm, các cơ quan tổ chức có tới giúp đỡ gia đình chị.

Vẻ mặt ngơ ngác buồn của người nông dân sau cơn chạy lũ thoáng một nụ cười của niềm lạc quan khi Thủ tướng hỏi thêm chị về việc xây dựng lại căn nhà. Làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tập trung cứu dân, không để người dân bị đói, khát, dịch bệnh. Không để người dân lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”.

Tháng 9/2017, trong mưa to gió lớn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi dọc 3 tỉnh miền Trung là nơi tâm bão số 10 để chỉ đạo chống bão cho dân. Lo cho dân từ những điều rất nhỏ là tuyên truyền cho người dân có nhận thức trú bão, không ra đường trong bão, biết tự bảo vệ mình; Chính phủ nhận về trách nhiệm “trong bão không để dân ra đường” nhưng cả bộ máy Chính phủ vẫn trên đường để đảm bảo “không để dân đói cơm đứt bữa, không để tiêu điều nối tiêu điều” - lời Thủ tướng.

Tháng 10/ 2020, đi vào vùng rốn lũ Quảng Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lật giở từng trang sách ướt khi đến thăm một trường học nơi đây. Ông nhắc đi nhắc lại thời điểm này, phải dành ưu tiên cao nhất cho việc giáo viên trở lại bục giảng, học sinh trở lại trường…

5 năm qua, năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng giữa năm, trước khi bước vào mùa mưa bão, Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống thiên tai để nghe các địa phương trực tiếp báo cáo; để hỏi trực tiếp các địa phương đã sẵn sàng hết lòng chăm lo chống bão lũ cho dân.

Đoàn Trần

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
  • Đoàn cơ sở Sở Y tế: Mở lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử
  • TX.Thuận An: Triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2018
  • Quyết liệt ứng phó bệnh dịch, hướng đến chăn nuôi an toàn, bền vững
  • Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
  • Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc
  • Thủ tướng quyết định công bố dịch viêm đường hô hấp do virus corona
  • Hà Nội dự kiến xây tòa nhà 100 tầng phía Bắc cầu Nhật Tân
推荐内容
  • FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
  • Bộ Y tế phân tuyến điều trị bệnh nCoV
  • TX.Tân Uyên: Họp mặt kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
  • Chương trình hành động của Chính phủ về chăm sóc sức khỏe nhân dân
  • Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
  • Ông Ba Lộc dân số...