【kết quả trận bóng hôm nay】Để giáo dục trẻ thơ đúng cách
Tiến sĩ Lê Nguyên Phương trao đổi với phụ huynh trong buổi ra mắt sách “Dạy con trong hoang mang” tại Hà Nội. Ảnh: Internet
Hẳn là có bạn đã… giật mình khi đọc những từ này,Đểgiáodụctrẻthơđúngcákết quả trận bóng hôm nay cũng như tôi khi đọc tiết mục thứ 11 mang tựa đề như trên, trong số 30 tiết mục của cuốn sách. Giật mình vì tác giả đã gọi đúng tên một thói quen “vô tư” của rất nhiều người, tạo nên một “nếp sống” dẫn đến những hậu quả tệ hại về sau. “… Nếu thời xưa roi vọt là “công cụ chuyên chính” để giáo dục con cái thì nay khi thu nhập khá lên… việc nịnh bợ hay hối lộ con đang trở thành điều phổ biến trong xã hội… Mặc dù hối lộ con cái sẽ đem lại kết quả tức thời chẳng hạn đứa trẻ sẽ nín khóc, sẽ không la như ai đang tra tấn, sẽ hả miệng nuốt miếng cơm kế tiếp, sẽ làm xong bài tập vì đã 10 giờ đêm… nhưng chúng ta đang gieo những hạt giống bất hạnh mà cả chúng ta lẫn con cái sẽ nhận vào một ngày không xa.”
Tác giả không chỉ nêu ra hiện tượng phổ biến mà phân tích sâu hơn: “…Đã có hối lộ thì sẽ có tham nhũng, vì thật ra nghĩa đen của chữ tham nhũng có nghĩa là gây phiền hà khó khăn vì lòng tham. Trẻ sẽ gia tăng việc gây phiền hà cho phụ huynh để nhận được hối lộ nhiều hơn… Nghiên cứu cho thấy, trẻ biết cách mặc cả với cha mẹ về giá trị của món quà để chúng nín khóc, ngừng la hét, hay chấm dứt ăn vạ … Với thói quen này, khi lớn lên trẻ sẽ dễ rơi vào việc thấy tất cả tha nhân là người hối lộ và cần phải thường xuyên gây khó khăn cho người khác để mình đạt được phần lợi…”.
TS. Lê Nguyên Phương (LNP) với kinh nghiệm nhiều năm làm chuyên gia tâm lý học đường và giảng dạy tại các đơn vị khoa học có uy tín ở Mỹ, đồng thời là người sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường tại Việt Nam nhiều năm qua, đã đưa vào trong 30 tiết mục của cuốn sách những câu chuyện gần gũi với cuộc sống chúng ta rồi vận dụng kiến thức, kinh nghiệm mà ông tích lũy được, lý giải, phân tích để mỗi chúng ta tự “chuyển hóa chính mình” trong hành trình giáo dục trẻ thơ. Cuốn sách “gần gũi” với nhiều người còn nhờ ban biên tập đã tiến hành một cuộc “khảo sát nhỏ” trên cả nước, để tìm ra 25 chủ đề mà các bậc bố mẹ quan tâm, rồi “đặt hàng” cho tác giả. Nhờ thế, cuốn sách khoa học, mặc dù tác giả viện dẫn không ít tên tuổi các chuyên gia hàng đầu về tâm lý ở phương Tây, mà đọc dễ hiểu, đầy sức thuyết phục và lý thú nữa.
Ví như trong tiết mục “Anh hùng đa lệ”, tác giả nêu câu chuyện khi thấy một bé trai khóc lóc, ông bảo: “Con là đàn ông. Đàn ông không khóc!” Trong 10 đứa thì 9 đứa nghe thế sẽ nín ngay. Tưởng thế là đúng, nào ngờ tác giả phân tích một cách khoa học cả về mặt tâm lý và sinh-hóa, chỉ ra những điều chúng ta ngộ nhận hoặc chưa biết. Đó là nước mắt khi phản xạ (như bị bụi rơi vào), có đến 98% là nước, nhưng nước mắt do cảm xúc chứa cả các hormone chống đau, làm giảm sự căng thẳng của cơ thể và có cả chất lysozyme có thể diệt 90% vi trùng trong vòng 5-10 phút! Về mặt tâm lý, do không hiểu về “cơ chế khóc của trẻ”, nên nhiều bậc cha mẹ thường cấm con khóc, thậm chí trẻ con bị mắng hay đánh đập; mà không biết rằng “khóc là cú hích tự nhiên của cơ thể đẩy chúng ta đến đỉnh của chu kỳ giao cảm để ở đó chu kỳ đối giao cảm bắt đầu, cho phép ta nghỉ ngơi, hồi sức…”. Hơn thế, tác giả còn phân tích rằng việc khóc là sống trung thực với cảm xúc; và “người nam hiện đại còn phải cần biết tiếp chạm với phần nữ tính trong con người của mình, để biết sống quân bình, để biết linh hoạt mềm dẻo…”
Xin dẫn thêm một tiết mục nữa, một vấn đề gần đây dư luận xã hội rất quan tâm; đó là “Dây đàn xấu hổ”; điều thú vị với riêng người Huế là không hiểu tác giả đi “thực tế” ở Huế lúc nào mà dẫn ra “dân Huế có một chữ độc đáo… gọi xấu hổ là “ôốc dột”…”; còn với mọi người thì tác giả cho thấy vấn đề không chỉ đáng quan tâm vì có những kẻ trơ lỳ, “liệt dây thần kinh xấu hổ”, ngang nhiên buông ra các hành vi, lời nói sai trái, mà cần phải hiểu mối quan hệ giữa khái niệm xấu hổ và mặc cảm tội lỗi, “khi cảm giác này trở nên vượt mức hối lỗi bình thường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh hoạt trong cuộc sống”. Hơn nữa, xấu hổ còn có mặt trái của nó vì “những giá trị giả” hoặc thành kiến sai trái; ví như xấu hổ vì là người da đen, vì bố mẹ là công nhân nghèo khổ… Do đó, “chỉ nên xấu hổ khi mình suy nghĩ hay hành động điều gì hại mình và hại người… Xấu hổ chân chính đi đôi với chính trực và danh dự… biểu hiện cho lòng tự tin và tự trọng thay vì tự ti và tự bỉ”.
Không phải toàn bộ 30 tiết mục trong cuốn sách đều mới lạ, như chuyện “Trông con bằng iPad” thì lâu nay chúng ta đã đọc, đã nghe nhiều lời cảnh báo việc dùng các thiết bị điện tử (điện thoại, ti-vi…) để dỗ con trẻ ăn hay tránh bị chúng quấy rầy sẽ để lại những hậu quả về nhiều mặt…; nhưng hầu hết các vấn đề tác giả nêu lên đều là những mối bận tâm của các bậc cha mẹ và thầy cô giáo và đều được phân tích một cách sâu sắc. “Thành công không hạnh phúc; Con theo phe cha; Suốt đời sợ hãi; Không nghề nào hèn; Thông minh là định mệnh; Cái bị sách; Khen con phải lối; Nhục hình với trẻ; Em thích con gái; Mơ ước thủ khoa; Tập nhiễm vô cảm; Thành kiến võ đoán…” Có lẽ chỉ đọc qua nhan đề các tiểu mục, bạn đọc đã thấy cuốn sách rất gần gũi và rất đáng tham khảo; và từ đây, mỗi người sẽ tự chọn cho mình cách giáo dục trẻ thơ thích hợp, hiệu quả nhất…
Nguyễn Khắc Phê
(Nhân đọc Dạy con trong “hoang mang” của TS. Lê Nguyên Phương, NXB Tổng hợp TP.HCM & ANBOOKS, 2017)
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Hyderabad vs NorthEast United, 21h00 ngày 23/12: Cửa trên ‘tạch’
- ·Bão Irma khiến 200 người trên đảo St. Martin có thể mất tích
- ·Quân đội Mỹ nghiêm túc về phương án quân sự với Triều Tiên
- ·Rơi máy bay hạng nhẹ tại Venezuela, 5 người vẫn đang mất tích
- ·Trường Trung cấp Công nghệ Y khoa Trung ương: Những điểm mới trong hướng nghiệp và đào tại nghề
- ·SADC cam kết hỗ trợ Zimbabwe giải quyết khủng hoảng chính trị
- ·Chiến tranh thương mại có thể nổ ra do Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris
- ·Trung Quốc: Xảy ra vụ sạt lở đất thứ hai tại huyện Mậu, Tứ Xuyên
- ·Từ tư duy sản xuất nông nghiệp đến kinh tế nông nghiệp
- ·Những vụ tàu chở hàng đâm tàu chiến kinh hoàng trong lịch sử
- ·Nhận diện và phòng tránh các biểu hiện biến tướng của kinh doanh đa cấp
- ·Mạng thông tin Bộ Ngoại giao Nga bị tấn công với quy mô lớn
- ·Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sa thải gần 8.600 người liên quan đến vụ đảo chính
- ·Người dân Thụy Sĩ vẫn là những giàu có nhất trên thế giới
- ·Thủ tướng: Xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy không có vùng cấm, không có ngoại lệ
- ·2017: Ít nhất 65 người làm trong ngành truyền thông thiệt mạng
- ·Cố vấn Tổng thống Mỹ cảnh báo Triều Tiên đối mặt với hủy diệt
- ·Philippines: Chính phủ hủy vòng hòa đàm thứ 5 với phiến quân
- ·Bảo vệ người yếu thế và trẻ em khi tham gia giao thông
- ·Tiêm kích F