【ket qua suwon】Tín dụng còn dư địa gần 1 triệu tỷ đồng, một số ngân hàng đang xin thêm "room"
Thủ tướng yêu cầu tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng Để "được mùa - được giá",roomket qua suwon doanh nghiệp cà phê cần ưu đãi tín dụng Tín dụng tăng chậm, nhiều ngân hàng "hụt hơi" lợi nhuận quý 3 |
Lãnh đạo NHNN tham dự và phát biểu tại Hội nghị. |
Chiều 27/10, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị triển khai Công điện 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 và đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo NHNN, đến ngày 24/10/2023, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 6,81% so với cuối năm 2022, trong đó từ tháng 5 trở lại đây đã tăng nhanh hơn; tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 6,5 triệu tỷ đồng, chiếm trên 50% dư nợ toàn nền kinh tế.
Tuy nhiên, tại báo cáo trước đó của NHNN, tính cuối tháng 9/2023, tín dụng đạt trên 12,7 triệu tỷ đồng, tăng 6,92% so với cuối năm 2022. Như vậy, chỉ qua khoảng 25 ngày, tín dụng đã quay đầu giảm 0,11%.
Theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng. Hiện toàn hệ thống còn khoảng 8% để tăng trưởng tín dụng, tương đương cung ứng thêm 950 nghìn tỷ đồng tín dụng cho nền kinh tế. Lãi suất cho vay có xu hướng giảm, từ đó TCTD có điều kiện thuận lợi để cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.
“Xét về cân đối cung - cầu tín dụng cho thấy hệ thống đang dư cung tín dụng rất lớn. Nhưng tăng trưởng tín dụng chưa cao không phải từ phía cung tín dụng, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía cầu và khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế cũng như các yếu tố khách quan khác”, ông Quang nêu rõ.
Vì thế Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ đã chỉ ra 3 nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm. Thứ nhấtlà trong bối cảnh khó khăn chung, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, đầu tư, sản xuất kinh doanh giảm, dẫn tới cầu tín dụng giảm tương ứng.
Thứ hailà một số nhóm khách hàng có nhu cầu tín dụng nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý, nhất là việc tiếp cận tín dụng của nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế do quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế; thiếu phương án kinh doanh khả thi...
Thứ balà sau thời gian dài nền kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro của khách hàng vay được các TCTD đánh giá cao hơn, khi khách hàng vay không chứng minh được hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Tại Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN tiếp tục tập trung quyết liệt triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân và doanh nghiệp nhằm góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Vì thế, NHNN cho biết sẽ tiếp tục tập trung quyết liệt triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân và doanh nghiệp nhằm góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Đại diện NHNN nêu rõ, NHNN sẽ điều hành tín dụng linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế nhưng không hạ chuẩn cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống và không chủ quan với lạm phát.
“Mặc dù tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện còn thấp, nhiều TCTD tăng trưởng âm hoặc thấp, nhưng dư địa tăng trưởng còn nhiều, nên một số TCTD vẫn tăng trưởng tín dụng khá tốt và đề nghị NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng (room) tín dụng cho năm 2023”, ông Phạm Chí Quang thông tin.
Báo cáo tài chính quý 3/2023 của một số ngân hàng đã công bố cho thấy, nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng tín dụng khá tốt. Chẳng hạn, tính tới cuối tháng 9/2023, VPBank tăng tín dụng 19%, Techcombank và HDBank đều có mức tăng 13%, ACB tăng 8,7%... cao hơn mức tăng trưởng tín dụng của toàn ngành.
Do đó, theo Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN đang khẩn trương rà soát để có phương án điều hành tín dụng những tháng cuối năm 2023 hợp lý, tạo điều kiện cho các TCTD có khả năng tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Ngoài ra, NHNN đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các thông tư để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
(责任编辑:World Cup)
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Fed có thể không nâng lãi suất sau vụ Silicon Valley Bank và Signature Bank
- ·Ngành Hải quan vượt qua thách thức bằng chuyển đổi số
- ·Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tăng thu ngân sách
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·Fed có thể không nâng lãi suất sau vụ Silicon Valley Bank và Signature Bank
- ·Hải quan TP Hồ Chí Minh: Công tác hậu kiểm tăng thu hàng chục tỷ đồng
- ·Hải quan Hà Tĩnh đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Trà Vinh được công nhận 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Từng được Mai Phương Thuý đầu tư, F88 làm ăn ra sao?
- ·Yến Sào Hubnest không vi phạm Luật thuế Giá trị gia tăng
- ·Khuyến công quốc gia: Góp sức cùng ngành dừa của Bến Tre phát triển bền vững
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?
- ·Giá vàng hôm nay 15/3: Từ trên đỉnh, vàng quay đầu giảm mạnh
- ·Chuyển đổi số quản lý thuế và những con số biết nói
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Phú Thọ: Cục Thuế và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số