【bdtl anh】10 nội dung mới tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Thực hiện Nghị quyết số 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,ộidungmớitạidựthảoLuậtĐấtđaisửađổbdtl anh Nghị quyết số 170 của Chính phủ, Bộ TN&MT đã triển khai nhiều hoạt động trong việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó, có việc xây dựng website để người dân góp ý đối với các nội dung của dự thảo luật tại địa chỉ: https://luatdatdai.monre.gov.vn/
Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu 10 điểm đổi mới so với quy định hiện hành để nhân dân tập trung góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Văn Ngân/VOV.VN
Bộ TN&MT cũng giới thiệu 10 nội dung mới của dự thảo luật sau đây:
(1) Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ). Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch SDĐ và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có SDĐ phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển.
Quy hoạch, kế hoạch SDĐ được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nội dung quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã quy định khoanh định, bố trí không gian SDĐ theo 3 khu vực gồm khu vực quản lý nghiêm ngặt, khu vực hạn chế và khu vực được chuyển mục đích SDĐ; quy định kết hợp giữa chỉ tiêu SDĐ với không gian SDĐ và xác định vị trí, ranh giới, diện tích thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ đến từng thửa đất trong quy hoạch SDĐ cấp huyện.
(2) Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ. Quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ.
Cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm và quy định cụ thể các trường hợp thuê đất trả tiền một lần phù hợp với tính chất, mục đích SDĐ, bảo đảm nguồn thu ổn định. Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương; tổ chức tôn giáo SDĐ vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
(3) Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư, để người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn. Quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế xã hội và các cơ chế góp quyền SDĐ, điều chỉnh lại đất đai, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn.
(4) Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng bảng giá đất. Bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, giao dịch qua các sàn giao dịch đối với các dự án khu dân cư, khu đô thị, nhà ở thương mại.
(5) Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người SDĐ và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền SDĐ, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch. Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm SDĐ, bỏ đất hoang. Thể chế chính sách ưu đãi thông qua việc miễn, giảm tiền SDĐ, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và các đối tượng chính sách.
(6) Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền SDĐ. Đẩy mạnh thương mại hóa quyền SDĐ. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai; có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền SDĐ, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp. Hoàn thiện các chế định về điều tiết của nhà nước để bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững. Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền SDĐ và đăng ký biến động đất đai, đồng thời có chế tài cụ thể, đồng bộ ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước.
(7) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, SDĐ nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền SDĐ nông nghiệp, quy định để người SDĐ nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả SDĐ nông nghiệp theo quy hoạch. Tăng cường quản lý chất lượng đất, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất lượng đất. Quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp. Có các quy định để quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường và giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc.
(7) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, SDĐ nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền SDĐ nông nghiệp, quy định để người SDĐ nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả SDĐ nông nghiệp theo quy hoạch. Tăng cường quản lý chất lượng đất, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất lượng đất.
Quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp. Có các quy định để quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường và giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc.
(8) Quy định về quản lý và SDĐ kết hợp đa mục đích, đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.
(9) Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và SDĐ; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực.
(10) Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai./.
Văn Ngân/VOV.VN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xin con kiểu “cho trực tiếp” lắm hệ lụy
- ·Khách sạn 5 sao bán quà Tết
- ·Chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
- ·Tạo điều kiện để văn nghệ sĩ phát huy sức sáng tạo
- ·Thiếu tiền học phí đành làm liều ăn trộm iphone
- ·Bắc Ninh: 65 doanh nghiệp nợ trên 236 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu
- ·Nghệ An: 4 tỷ đồng hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- ·Giá vàng hôm nay 6
- ·Giá như tôi đừng thương hại đàn ông...
- ·Vướng rào cản chính sách
- ·Mất giấy ra viện, chứng tử cho con vừa sinh với bảo hiểm thế nào?
- ·Sắc màu của hoa đất
- ·Hải quan Hà Nội thu ngân sách 21.660 tỷ đồng
- ·Hải quan Đà Nẵng: Phát động phong trào thi đua giai đoạn 2021
- ·Con ung thư bỏ cả hai mắt, tính mạng có nguy cơ bị đe dọa
- ·Chống thất thu hiệu quả từ công tác mã, giá
- ·Ngành Hải quan chấn chỉnh và tăng cường hậu kiểm
- ·Cục Thuế Sơn La tăng tốc thu ngân sách chặng nước rút
- ·Hạnh phúc không thể bắt nguồn từ sự gượng ép.
- ·Karofi lấn sân sang thị trường điều hoà