【soi kèo rennes】Bổ sung nhiều quy định tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế
Điểm mới trong quản lý hàng miễn thuế: Mua ở Việt Nam,ổsungnhiềuquyđịnhtạothuậnlợichohoạtđộngkinhdoanhhàngmiễnthuếsoi kèo rennes nhận ở nước ngoài | |
Thủ tục khai hải quan đối với hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế | |
Không được bán thuốc lá điện tử tại cửa hàng miễn thuế |
Cửa hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TPHCM. Ảnh: ST. |
Thuận lợi cho khách xuất nhập cảnh
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 167 bổ sung quy định trường hợp bán hàng cho khách chờ xuất cảnh, khách xuất cảnh, khách quá cảnh nhưng thực hiện giao hàng cho khách ở nước ngoài theo yêu cầu của khách. Tại quy định hiện hành, doanh nghiệp thực hiện giao hàng cho khách chờ xuất cảnh, khách xuất cảnh, quá cảnh, thuyền viên tại khu vực cách ly cửa khẩu xuất cảnh. Tuy nhiên, DN đề nghị được bán hàng cho khách xuất cảnh, chờ xuất cảnh và hàng hóa sẽ được giao hàng cho khách ở nước ngoài, vì đây là một loại dịch vụ trong hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, nhằm phong phú thêm dịch vụ, thu hút khách mua hàng trong trường hợp khách xuất cảnh muốn mua hàng miễn thuế tại Việt Nam nhưng không muốn mang theo hàng, hoặc khách không muốn mang hàng theo trong trường hợp phải quá cảnh qua nhiều nước.
Trước vấn đề này, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cho rằng, việc doanh nghiệp thực hiện giao hàng cho khách hàng mua hàng miễn thuế ở nước ngoài chưa được quy định cụ thể tại Nghị định số 167/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, đây là một dịch vụ trong hoạt động bán hàng của cửa hàng miễn thuế (thay vì giao hàng cho khách tại cửa khẩu xuất, tại khu cách ly thì thực hiện giao hàng cho khách ở nước ngoài), do vậy tại dự thảo Nghị định sẽ đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện dịch vụ này đối với khách chờ xuất cảnh, khách xuất cảnh, quá cảnh, thuyền viên (là các đối tượng sau khi mua hàng sẽ mang hàng ra nước ngoài để sử dụng) và để quản lý, triển khai hoạt động này cần bổ sung thêm quy định về chứng từ để chứng minh mối liên hệ giữa người mua hàng với hàng hoá mà doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu để thực hiện giao cho khách ở nước ngoài. Cụ thể khi làm thủ tục xuất khẩu doanh nghiệp phải kê khai thêm danh sách (thông tin liên quan) đến người mua hàng (đối với trường hợp giao hàng tại Việt Nam thì doanh nghiệp không phải mở tờ khai xuất khẩu, mà trên cơ sở hóa đơn bán hàng, giấy tờ liên quan đến người mua hàng, cơ quan hải quan thực hiện giám sát việc giao hàng cho khách trong khu vực cách ly tại cửa khẩu xuất). Theo đó, bổ sung quy định về đối tượng và điều kiện mua hàng, đồng thời bổ sung quy định về việc xuất khẩu hàng hóa để giao cho khách ở nước ngoài.
Gỡ vướng tiêu hủy hàng mẫu
Về vấn đề tiêu hủy hàng mẫu, hàng dùng thử, tại khoản 8 Điều 6 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng không được bán phục vụ tiêu dùng; doanh nghiệp lập biên bản về tình trạng hàng hóa có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế và tổ chức hủy bỏ theo quy định dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Việc hủy bỏ phải thực hiện trước khi hết thời hạn của tờ khai tạm nhập, tạm xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn tạm nhập, tạm xuất)”.
Quy định trên phát sinh khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp vì hàng tháng đều có hàng hóa hết thời hạn tái xuất phải tiêu hủy, lượng hàng nhỏ lẻ như nước hoa, mỹ phẩm trong khi thủ tục tiêu hủy khá phức tạp, phải có hội đồng tiêu hủy và có sự giám sát của các bên liên quan, phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp đề xuất niêm phong, thu gom hàng cần tiêu hủy về kho lưu giữ, sau đó tiến hành tiêu huỷ tập trung một lần nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp và doanh nghiệp chịu trách nhiệm tiêu huỷ các hàng hoá nêu trên trước thời hạn quyết toán năm theo quy định.
Theo ban soạn thảo, kiến nghị trên của doanh nghiệp là phù hợp với thực tế phát sinh, hàng hóa tiêu hủy thường là các hàng hóa nhỏ lẻ, số lượng ít. Theo đó, nếu cứ hết thời hạn của tờ khai (như quy định hiện nay) phải thực hiện tiêu hủy gây khó khăn, tăng chi phí cho doanh nghiệp, trong khi hàng hóa đều đặt dưới sự giám sát của cơ quan hải quan, đồng thời khi thực hiện báo cáo quyết toán, doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo đầy đủ lượng hàng hóa nhập vào, xuất ra (bán cho khách, tái xuất, tiêu hủy). Vì vậy, để hài hoà giữa quy định hiện hành, công tác quản lý và giải quyết vướng mắc thực tế của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, linh hoạt cho doanh nghiệp trong việc tiêu hủy hàng, Ban soạn thảo dự kiến quy định tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 167 theo hướng: “8. Hàng hóa bị đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng, không được bán phục vụ tiêu dùng; doanh nghiệp lập biên bản về tình trạng hàng hóa có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế và tổ chức tiêu hủy theo quy định. Trước khi thực hiện tiêu hủy, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo cụ thể về kế hoạch tiêu hủy cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế để tổ chức việc giám sát việc tiêu hủy theo quy định”.
Bên cạnh đó, tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 167 cũng bổ sung quy định về quản lý đối với túi, bao bì nhập khẩu để đựng hàng miễn thuế. Theo quy định hiện hành, tại khoản 9 Điều 6 quy định về hàng hóa là hàng mẫu, hàng dùng thử đưa vào cửa hàng miễn thuế cho khách mua hàng dùng thử, doanh nghiệp thực hiện quản lý riêng hàng hóa này, đảm bảo đúng mục đích và phải thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan. Thủ tục đối với hàng mẫu, hàng dùng thử được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP.
Trên thực tế, đối với hàng hóa là túi, bao bì nhập khẩu để đựng hàng miễn thuế hiện nay doanh nghiệp quản lý theo cách: Khi bán hàng, doanh nghiệp nhập dữ liệu các túi, bao bì nhập khẩu trên từng hóa đơn bán hàng, dẫn đến khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc xác định số lượng thực tế dùng so với lượng thực tế nhập khẩu, về phía doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do phải đếm số lượng bao bì khách lấy dùng để cập nhật vào hóa đơn bán hàng.
Theo Ban soạn thảo, trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp và xét thấy việc thực hiện như hiện nay phức tạp, không thuận lợi cho doanh nghiệp và cho cơ quan Hải quan, Ban soạn thảo đề xuất với túi, bao bì nhập khẩu để đựng hàng miễn thuế quản lý tương tự như hàng mẫu, hàng dùng thử quy định tại khoản 9 Điều 6 dự thảo Nghị định thay thế.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đi đêm vi phạm luật, CSCĐ có được thu tiền phạt?
- ·Bầu Hiển đề xuất cấp bách tháo gỡ vướng mắc dự án sân vận động Hàng Đẫy
- ·Cấm đường, phân luồng trên đường 23 phục vụ cách ly thôn Hạ Lôi
- ·Hà Nội thúc tiến độ nhiều dự án giao thông trọng điểm
- ·Chính thức tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ ngày 11/10
- ·Căn biệt thự yên bình khiến “ai đi xa cũng muốn trở về”
- ·Đà Nẵng muốn giảm thuế thu nhập để thu hút nhân tài, cơ quan thẩm tra nói gì?
- ·Quản lý dịch vụ đòi nợ thuê: Không để “luật rừng” thay luật pháp
- ·Có cần ‘gói kích cầu 2012’ hay không?
- ·Hà Nội có 30 ổ dịch COVID
- ·'Rác văn hóa'
- ·Ukraine và Ba Lan đàm phán về việc quá cảnh lương thực và ngũ cốc
- ·Nguồn cung căn hộ quý II/2020
- ·Tổng thống Mỹ kêu gọi Nga thả nhà báo của tờ Wall Street Journal
- ·Võ Văn Kiệt
- ·Tổng thống Mỹ ký ban hành luật về trần nợ công sau nhiều tranh cãi
- ·Nga thông báo kết quả ADN các nạn nhân vụ rơi máy bay Embraer
- ·Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc 2 dự án hàng không
- ·Hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tân Hưng
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 28/4: Nắng ấm ở miền Bắc, xâm nhập mặn giảm dần ở Đồng bằng sông Cửu Long