会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bongdso】Đầu tư tư nhân để phát triển công nghiệp hỗ trợ!

【bongdso】Đầu tư tư nhân để phát triển công nghiệp hỗ trợ

时间:2024-12-23 19:33:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:263次

Thực trạng công nghiệp hỗ trợ

Khái niệm công nghiệp hỗ trợ (supporting industry) xuất hiện sau Chiến tranh Thế giới thứ hai,Đầutưtưnhânđểpháttriểncôngnghiệphỗtrợbongdso khi từng bộ phận của sản phẩm được chế tạo ở những địa điểm khác rồi được lắp ráp tại một nhà máy để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Công nghiệp hỗ trợ không phải là một ngành công nghiệp riêng, mà phụ thuộc vào sản phẩm cuối cùng của từng ngành công nghiệp, có chức năng cung ứng linh kiện, phụ tùng và công cụ cho từng sản phẩm công nghiệp. Tùy thuộc vào sản phẩm cuối cùng, từng ngành công nghiệp có hệ thống xí nghiệp công nghiệp hỗ trợ riêng.

.

Từ đầu thế kỷ XXI, Chính phủ đã chủ trương phát triển công nghiệp hỗ trợ, 5 năm gần đây đã có chính sách khuyến khích kết nối giữa doanh nghiệpđầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) với doanh nghiệp trong nước, nên bước đầu đã thu được một số thành quả trong sản xuất xe máy, điện tử gia dụng, tuy vậy vẫn chưa định hình được những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần tập trung xây dựng trên quy mô cả nước, ở từng vùng kinh tế, do vậy, nhiều loại sản phẩm như ô tô, điện thoại di động, điện tử, giày da, dệt may chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp, với giá trị gia tăng thấp.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó:

Thứ nhất, chưa có chiến lược đầu tư ưu tiên phát triển một vài loại công nghiệp hỗ trợ quốc gia để tạo ra sản lượng quy mô lớn. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Malaysia đã tập trung phát triển điện và điện tử (E&E) để phục vụ sản xuất trong nước và tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên thị trường thế giới. Nhờ vậy, năm 2000, các ngành này chiếm 57% kim ngạch xuất khẩu của Malaysia. Thái Lan khuyến khích FDI vào ngành công nghiệp ô tô, đã thu hút được 17 hãng sản xuất ô tô lớn của thế giới. Năm 2015, năng suất này đạt sản lượng 2,45 triệu chiếc, với khoảng 1/2 để xuất khẩu; 635 nhà cung ứng cấp 1 (chiếm 65%) là doanh nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với nước ngoài với cổ phần chi phối là của người Thái; khoảng 1.700 nhà cung ứng cấp 2 là doanh nghiệp Thái Lan.

Thứ hai, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy, mặc dù một số công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như Toyota, Honda, Intel, Samsung, Canon đã sản xuất với khối lượng lớn, song vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ.

Theo số liệu điều tra của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), số linh kiện, nguyên phụ liệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan chiếm 50 - 60%, trong khi của Việt Nam chỉ chiếm 27,8% giá trị sản lượng công nghiệp. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam dao động từ 15 đến 30%, kể cả những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn như may mặc và da giày.

Thứ ba, chưa tạo lập được các mô hình liên kết theo chiều dọc (chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đầu vào - nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng - nhà phân phối sản phẩm) và theo chiều ngang (giữa các nhà sản xuất cùng một loại sản phẩm) với sự phân công và hợp tác để tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Mô hình kết nối chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là hệ thống tổ chức, con người, hoạt động thông tin và nguồn lực liên quan tới chu chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung ứng đến khách hàng.

“Chuỗi cung ứng xanh” tập trung vào các yếu tố: Cung ứng xanh (Greening the Supply); Chế tạo xanh (Greening Manufactuting) bảo đảm an toàn cho công nhân và bảo vệ môi trường; Đóng gói (Packaging) sử dụng chất liệu tái chế được; Vận chuyển (Transportation) giảm thiểu khí thải nhà kính trong quá trình vận chuyển; Bán hàng (Point of Sale) cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng; Khách hàng (Customer Use) tái sử dụng bao bì; Cuối cùng (End of Life) khi sản phẩm không dùng nữa sẽ được tái chế.

Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi ở Thái Lan là trên 30% và ở Malaysia là 46%, do vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa ít được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp FDI thông qua chuyển giao công nghệ, kiến thức và nâng cao năng suất.

Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có quan hệ mua bán hàng hóa với nhau, nhưng chưa chú trọng hỗ trợ lẫn nhau theo chuỗi cung ứng để phát triển sản phẩm và kinh doanh có hiệu quả.

Thực trạng đó được minh họa rõ ràng từ ngành dệt may và da giày.

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 27,2 tỷ USD, nhưng phải nhập khẩu 16,6 tỷ USD nguyên liệu và phụ kiện. Trong nước chỉ sản xuất được 40% nguyên liệu, chủ yếu là hàng dệt kim, còn hàng dệt thoi thì phải nhập khẩu 70 - 80% (theo Tổng giám đốc Tổng Công ty 28 Nguyễn Văn Hùng).

Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Nguyễn Văn Cẩm cho biết, mỗi năm, Việt Nam sản xuất được 1,2 triệu tấn sợi, xuất khẩu 700.000 - 800.000 tấn, dẫn đến nghịch lý là, trong khi vải sản xuất trong nước chủ yếu để xuất khẩu, thì doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu lại phải nhập nguyên liệu (!).

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước đạt 12,01 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, đáp ứng 50% nhu cầu trong nước. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh do chi phí nhân công của nước này khá cao và đồng nhân dân tệ tăng giá, nhiều nhà đầu tư đã chuyển dịch sản xuất giày dép, chủ yếu là giày thể thao, giày vải, giày da sang Việt Nam rồi nhập khẩu ngược trở lại Trung Quốc. Tuy vậy, cũng như sản phẩm dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia các khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp. Điển hình là, một đôi giày thể thao NIKE “made in Vietnam” bán với giá 200 USD, khi hạ giá khoảng 60 USD, doanh nghiệp trong nước chỉ làm gia công, sản xuất theo mẫu mã của NIKE và đóng gói, nên chỉ thu được chưa đến 10 USD/đôi.

Định hướng và giải pháp

Năm 2016, Việt Nam có bước nhảy vọt về hội nhập quốc tế với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ký kết nhiều FTA thế hệ mới, do đó, doanh nghiệp nước ta có cơ hội để tham gia sâu thêm vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề là, doanh nghiệp Việt Nam có thể dần vươn lên những khâu có giá trị gia tăng cao không và làm gì để đạt được mục tiêu đó?

Về doanh nghiệp:

Có người nói mỉa mai rằng, “doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được cái đinh ốc” (!). Đó là cách tiếp cận không phù hợp với thực trạng đất nước, bởi vì trong thế giới hiện đại, chỉ cần có tiền và biết đầu tư trang thiết bị, công nghệ, đào tạo nhân lực có chuyên môn cao thì không khó để sản xuất ra sản phẩm công nghệ cao, chất lương tốt. FPT, Viettel, Vinamilk, true MILK và hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam đã minh chứng cho nhận định đó.

Tự tin, có chiến lược kinh doanh và chiến lược thương hiệu thích ứng với thị trường trong nước và quốc tế, đầu tư đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao, áp dụng phương thức quản lý hiện đại để đáp ứng hệ thống tiêu chí sản phẩm (đối với điện thoại di động của Samsung có 18 tiêu chí), thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng, xây dựng và giữ chữ tín đối với khách hàng là những yếu tố được các doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trong công nghiệp hỗ trợ, tham gia ngày càng có hiệu quả vào chuỗi cung ứng.

Tham gia chuỗi cung ứng với doanh nghiệp FDI:

Câu chuyện Samsung là điển hình về việc tham gia chuỗi cung ứng của một tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghiệp điện tử.

Từ tháng 9/2015 đến giữa năm 2016, Samsung đã triển khai chương trình tăng cường năng lực cho các nhà cung ứng Việt Nam, thông qua việc cử chuyên gia từ Hàn Quốc sang trực tiếp hỗ trợ 9 công ty Việt Nam trong 3 tháng. Chuyên gia Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng linh kiện, phụ kiện cho nhà máy của Samsung tại Việt Nam.

Sau 3 tháng được chuyên gia Samsung tư vấn, Công ty Goldsun có tỷ lệ hàng tồn kho giảm hơn 60%, tỷ lệ lỗi thiết bị giảm 72%, trong khi tỷ lệ sản xuất chính xác tăng từ 0% lên 94%; Công ty Mida có hiệu suất tổng hợp thiết bị tăng 26%, năng suất vận hành thiết bị tăng 59%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 52%, tỷ lệ hàng tồn kho giảm 54%.

Trao đổi với đại diện Công ty TNHH Nhựa Phước Thành, ông Lee Sang Su, Tổng giám đốc Dự ánSamsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) chia sẻ: “Samsung chỉ cần nhìn thấy các công ty Việt Nam làm tốt như công ty Hàn Quốc thì sợi dây liên kết giữa chúng ta sẽ gắn bó hơn”.

Nhờ sự hợp tác chân thành giữa Samsung với doanh nghiệp Việt Nam, nên đến tháng 8/2016, Samsung đã có khoảng 200 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp Việt Nam, một sự tăng trưởng đột biến từ 10 doanh nghiệp vào cuối năm 2014.

Từ kinh nghiệm hợp tác thành công giữa doanh nghiệp Việt Nam với Tập đoàn Samsung, có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện và năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

(Còn tiếp)

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Ra mắt mạng lưới doanh nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL
  • Ðề nghị di dời hệ thống lưới điện
  • Xăng giảm giá sau 4 lần tăng liên tiếp
  • Nền kinh tế nhiều điểm sáng tạo đà tăng trưởng tích cực
  • Điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn là gì?
  • Đại hội XIII hoàn thành phiên trù bị
  • Tín dụng chính sách phát huy hiệu quả
  • Tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ xuất khẩu
推荐内容
  • Cần biện pháp xử lý mạnh các vụ vi phạm công trình thủy lợi
  • Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế 2021?
  • Đường sắt hoàn tiền cho hành khách có nhu cầu đổi, trả vé trong 90 ngày
  • Thời cơ, vận hội mới đang về với quê hương Thái Bình
  • Dự án Privia Khang Điền ra mắt căn hộ mẫu
  • Văn kiện Đại hội thể hiện rõ khát vọng phát triển đất nước