【keo nha cai tyle】Hà Nội trao chứng nhận đầu tư cho 22 dự án FDI, tổng vốn 5,7 tỷ USD
Đó là thông tin tại Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” diễn ra sáng 27/6,àNộitraochứngnhậnđầutưchodựánFDItổngvốntỷkeo nha cai tyle tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (số 1, Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc lên vị trí chủ tọa, điều hành hội nghị. |
Phấn đấu hoàn thành 285.000 tỷ đồng dự toán thu ngân sách năm 2020
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ cho biết, việc tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” khẳng định, Hà Nội là điểm đến an toàn và hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Đồng thời, thể hiện việc Hà Nội tiếp tục quyết tâm là địa phương tiên phong đi đầu trong hồi phục và phát triển kinh tếsau dịch trong năm 2020.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, về mặt kinh tế, mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích và 8,5% dân số nhưng Hà Nội là một động lực phát triển hàng đầu của vùng đồng bằng Sông Hồng cũng như cả nước. Hà Nội hiện đóng góp 16,7% GDP và gần 19% thu ngân sách của cả nước. Trong giai đoạn 2016-2019, kinh tế Thủ đô có mức tăng trưởng cao với bình quân 7,3-7,5%/năm; quy mô GRDP hiện nay đạt 1,06 triệu tỷ đồng (khoảng 45 tỷ USD); GRDP bình quân đầu người đạt 5.420 USD (bằng 1,8 lần so với bình quân cả nước).
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Thủ đô. Theo đó, giảm sâu trong tháng 4, hồi phục trở lại từ giữa tháng 5 và tăng trưởng mạnh trở lại trong tháng 6. Tính chung 6 tháng đầu năm, GRDP tăng 3,39% - là mức tăng trưởng khá cao so với bình quân cả nước và trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng âm 4,9% cả năm 2020 theo dự báo mới nhất của IMF.
“Việc tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” sau khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát và cơ bản được đẩy lùi sẽ là thông điệp mạnh mẽ của TP Hà Nội trong kiên trì thực hiện chỉ đạo của T.Ư về thực hiện nhiệm vụ “kép” là vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời khẳng định, Hà Nội là điểm đến an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Kết quả của Hội nghị không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội và cả nước trong năm 2020 mà còn cho những năm tiếp theo” - Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Cũng theo Bí thư Thành ủy, qua hội nghị, TP Hà Nội tiếp tục thể hiện quyết tâm là địa phương tiên phong đi đầu trong hồi phục và phát triển kinh tế sau dịch bệnh trong năm 2020. Đây cũng giải pháp căn cơ nhằm tập trung đẩy mạnh CCHC, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2020. Cụ thể, tăng trưởng GRDP cao hơn 1,3 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước và phấn đấu hoàn thành 285.000 tỷ đồng dự toán thu ngân sách năm 2020.
Trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của cả nước. Bình quân giai đoạn 2016-2019, GRDP tăng 7,39. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 1,74 triệu tỷ đồng, bằng 38,6% GRDP. Thu hút đầu tư vốn ngoài ngân sách lũy kế đạt trên 2.775 dự án, vốn đăng ký trên 1,4 triệu tỷ đồng. Cơ cấu đầu tư xã hội dịch chuyển rõ nét từ khu vực nhà nước (tỷ trọng giảm từ 43,4% năm 2015 xuống khoảng 36,7% năm 2019) sang khu vực ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài (lần lượt đóng góp 50,6% và 12,7%).
Từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã thu hút được 24,8 tỷ USD vốn FDI. Năm 2018, 2019, dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Đã phê duyệt chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 875 dự án trong nước đạt 812,5 nghìn tỷ đồng;
Tiếp tục phát huy vai trò kinh tế tư nhân phát triển, dần trở thành một động lực quan trọng. Hiện nay, lĩnh vực này đã đóng góp trên 39% trong GRDP, giải quyết 83% tổng số lao động xã hội. Có 112 nghìn doanh nghiệpđược thành lập mới từ năm 2016 đến nay, chiếm 37,4% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới từ năm 1989, với số vốn điều lệ là 1,4 triệu tỷ đồng.
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung thông báo, thành phố Hà Nội sẽ tiến hành trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn: 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD) với số vốn tăng thêm 270.458 tỷ đồng. Trong đó có 100 dự án trong nước, với số vốn 227.499 tỷ đồng (vốn tăng thêm 192.215 tỷ đồng); 22 dự án đầu tư vốn FDI, số vốn 5,7 tỷ USD, vốn tăng thêm 3,4 tỷ USD; và 107 dự án đầu tư công. Tổng số dự án, số vốn tăng, tương ứng gấp 5 lần và 11 lần so với Hội nghị xúc tiến đầu tư 2016.
Các dự án đầu tư này, tập trung vào các lĩnh vực: 25 cụm công nghiệp với 490,8 ha; 800 nghìn m2 nhà ở xã hội; 03 khu đô thị; Du lịch - dịch vụ; Trụ sở văn phòng; Văn hóa - xã hội; Tài chính- Ngân hàng; hạ tầng đô thị; hạ tầng giao thông;…
229 dự án được chia làm 3 nhóm: Nhóm các dự án trao Quyết định chủ trương tại Hội nghị gồm có 103 dự án với tổng số vốn 250.154 tỷ đồng; Nhóm các dự án trao quyết định ghi nhận đề xuất tại Hội nghị có 19 dự án với tổng số vốn 109.849 tỷ đồng tỷ đồng (Những dự án này sẽ được Thành phố hoàn thiện hồ sơ trong Quý III/2020); Nhóm 107 dự án đầu tư công của Thành phố đang được 05 Ban quản lý dự án Thành phố và các quận, huyện, thị xã triển khai quyết liệt với số vốn 45.567 tỷ đồng. Phấn đấu hết Quý III khởi công toàn bộ số các dự án đầu tư công của của Thành phố. Đến 31/12/2020, hoàn thành 78/107 dự án.
Đồng thời cũng tại Hội nghị, Hà Nội cùng các nhà đầu tư ký kết 38 Biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 28,6 tỷ USD, trong đó 26 đề xuất của nhà đầu tư trong nước (dự kiến khoảng 20,5 tỷ USD); 12 đề xuất của nhà đầu tư nước ngoài (dự kiến khoảng 8,32 tỷ USD).
Hướng tới mục tiêu, xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, thành phố thông minh, Thành phố sáng tạo, là nơi đáng sống, phát triển năng động, có sức cạnh tranh cao; tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Chung đã giới thiệu danh mục 282 dự án Thành phố mong muốn thu hút đầu tư với tổng số vốn dự kiến 483,1 nghìn tỷ đồng. Các nhà đầu tư có thể đăng ký triển khai các thủ tục, với đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các dự án này tập trung vào các lĩnh vực: hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ; hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu đô thị thông minh; công viên; giáo dục, dạy nghề, bệnh viện; môi trường, xử lý rác thải; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; phát triển nhà ở; nông nghiệp; phát triển đô thị, logistics, công viên phần mềm.
Hà Nội cần xây dựng 3 trụ cột quan trọng
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, hội nghị lần này của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế toàn cầu bị đứt gãy nặng nề do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam có mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua, nhưng vẫn là mức tăng trưởng cao nhất ở khu vực châu Á.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. |
“Tại hội nghị này, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhìn rộng hơn là cả vùng Thủ đô, đã có những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước không chỉ bởi môi trường chính trị, xã hội ổn định, mà còn là môi trường an toàn trong phòng, chống dịch bệnh; chính quyền thành phố sáng tạo, tiên phong, dám nghĩ dám làm”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Hội nghị ''Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển'' đã nhấn mạnh nội hàm hợp tác phát triển với quan điểm hợp tác được đề cao, hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, Nhà nước và người dân trong tầm nhìn dài hạn. Đây cũng là quan điểm quan trọng trong thu hút đầu tư của Việt Nam và Hà Nội. Hội nghị lần này cũng là định hướng để thực hiện cụ thể hơn Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
“Quan điểm trước đây “Hà Nội không vội được đâu” giờ đã lạc hậu, đã cũ, bởi Hà Nội ngày nay tích cực đối thoại, tích cực tháo gỡ, tích cực tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Hà Nội đã tôn vinh doanh nghiệp; hợp tác tháo gỡ bất cập, xây dựng hệ thống chính trị liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nhờ sự năng động của các cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị, Hà Nội đã thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn đa quốc gia và nhiều dự án quy mô lớn”, Thủ tướng Chính phủ nêu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, với vị thế mới của mình, Hà Nội ngày nay không nên chỉ khiêm tốn với định nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam, mà trong dòng chảy lịch sử hơn 1000 năm của mình, ở thời đại Hồ Chí Minh, Hà Nội cần được định nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đông Nam Á. Đến năm 2045, khi Việt Nam ở vị thế nước phát triển, Hà Nội phải đạt tầm nhìn là một trong những trung tâm của Đông Á như khát vọng hùng cường của dân tộc ta.
Vì vậy, giờ đây, Hà Nội không còn đặt mục tiêu ganh đua với các địa phương khác trong nước, mà phải vươn tầm cạnh tranh với các thành phố khác trong khu vực. Để hiện thực hóa tầm nhìn đó, câu trả lời trước hết là Hà Nội phải đạt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển. Bàn về yếu tố “thiên thời”, theo Thủ tướng, chưa bao giờ có nhiều thể chế tốt cho Hà Nội như hiện nay. Hội nghị là cơ hội để Hà Nội tìm “cổ đông chiến lược” để phát triển, đồng thời là nơi để các doanh nghiệp đặt niềm tin và phát triển vùng đất rồng bay này.
Nhấn mạnh “nhân hòa” chính là yếu tố then chốt nhất của Hà Nội, Thủ tướng khẳng định, hơn 20 năm trước, Hà Nội được vinh danh là “Thành phố Vì hòa bình”. Đây chính là giá trị “nhân hòa" của Hà Nội. Với những giá trị của niềm tin và hy vọng, ứng xử và tinh thần Hà Nội trong dịch Covid-19, sau hơn 20 năm, Hà Nội tiếp tục khẳng định xứng đáng với danh hiệu đó. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, để tiếp tục toả sáng giá trị "nhân hòa", Hà Nội phải làm tất cả để bật ra được hình ảnh trong trí nhớ và trái tim mọi người về “Thành phố Vì hòa bình”; xây dựng Hà Nội xanh, sạch, đẹp; nuôi dưỡng giá trị đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp...
Phát biểu tại Hội nghị, ông Hang Ha Ryu, Giám đốc Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) mong muốn Việt Nam có sự hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn nữa, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. “Hiện nay, nhu cầu của doanh nghiệp, chuyên gia, nhà quản lý nhập cảnh vào Việt Nam rất lớn. Việt Nam nên sớm cấp visa và mở đường bay quốc tế trở lại bình thường”, ông Hang Ha Ryu đề nghị.
Ông Hang Ha Ryu cho biết, Hàn Quốc có thể hỗ trợ Việt Nam trong chuyển đổi kỹ thuật số để Việt Nam trở thành xã hội kỹ thuật số; đồng thời khẳng định, doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn chung tay, đóng góp vào sự phát triển của Hà Nội.
Hà Nội nên tập trung phát triển các khu công nghiệp hiện đại
Để thu hút đầu tư hiệu quả hơn, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) Virginia B. Foote cho rằng, Hà Nội nên tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là xây dựng hệ thống thuế, kiểm toán tốt hơn. Đặc biệt, Hà Nội nên tập trung đầu tư thêm kết hợp với cải tạo, nâng cấp để có nhiều khu công nghiệp hiện đại, có đủ cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần chu đáo cho các nhà đầu tư.
"Chúng tôi tin tưởng, với sự nỗ lực của thành phố cùng xu hướng tăng cường hợp tác ngày càng mạnh mẽ của Chính phủ hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ, Hà Nội sẽ ngày càng thu hút được mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư và phát triển", bà Virginia B. Foote nói.
Làm thế nào để doanh nghiệp FDI "định cư" tại Hà Nội?
Phát biểu tại hội nghị, ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, thách thức đối với Hà Nội hiện nay là làm thế nào để biến cơ hội thành hiện thực, tiếp tục tiến lên. Ông Ousmane Dione đưa ra ví dụ về cầu thủ bóng đá người Senegal Pape Omar của CLB Bóng đá Hà Nội, người đồng hương với ông, để nói về bài học kinh nghiệm trong thu hút đầu tư tại Hà Nội.
“Ở Hà Nội, Omar đã tìm được môi trường phù hợp để phát triển tài năng của mình. Các công ty đa quốc gia cũng vậy, đất nước Việt Nam không chỉ có lợi thế về ổn định chính trị, cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động giá rẻ, mà đang có công cụ quảng bá khá tốt hiện nay sau cuộc khủng hoảng Covid-19. Ngày hôm nay là thời điểm tuyệt vời, lý tưởng cho Việt Nam và Hà Nội thu hút đầu tư, phát triển”, ông Ousmane Dione khẳng định.
Cũng theo ông Ousmane Dione, để có được thành công như hôm nay, Omar không chỉ đứng một mình, mà luôn có các đồng đội hỗ trợ. Tương tự, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vào Hà Nội, là cực kỳ quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là phải tạo ra được mối liên kết bền vững, chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Thành phố có thể hỗ trợ thông qua việc xác định doanh nghiệp nội địa có khả năng thành đối tác hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI.
“Hà Nội mong muốn các doanh nghiệp FDI "định cư" tại Hà Nội để đóng góp tối đa cho thành phố. Để làm được điều đó, ngoài xây dựng môi trường pháp lý phù hợp, nên tiếp tục nâng cao chất lượng sống tại Hà Nội, đưa thành phố ngày càng trở thành nơi đáng sống và tươi đẹp hơn”, ông Ousmane Dione nêu thêm.
Hà Nội sẽ là tuyến đầu trong tiếp nhận làn sóng đầu tư mới
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, tại hội nghị, nhiều biên bản ghi nhớ được ký kết, nhiều dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Để thực hiện thành công các dự án, tận dụng làn sóng đầu tư mới và lan tỏa làn sóng này ra cả nước, thành phố cần phục vụ tốt nhất những dự án của các doanh nghiệp hiện có, bởi đây là cách xúc tiến quan trọng nhất. Tính tiên phong của lãnh đạo thành phố Hà Nội luôn ở top dẫn đầu nhưng sự thân thiện của một bộ phận công chức cấp dưới chưa được đánh giá cao. Vì vậy, Hà Nội nên nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp quận, huyện để có thể phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
EuroCham cam kết hợp tác lâu dài với Hà Nội và Việt Nam
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhấn mạnh, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với du lịch và đầu tư. Các doanh nghiệp châu Âu đã và đang tiếp tục quan tâm hơn nữa đối với Hà Nội, hy vọng thành phố sẽ tiếp tục có nhiều bước tiến mới trong cải cách hành chính, cung cấp thông tin trực tuyến cho các nhà đầu tư để họ có thể đưa ra quyết định của mình.
Trong tuần tới, EuroCham sẽ cho ra mắt cuốn sách trắng thường niên về thương mại và đầu tư Việt Nam. Ấn bản này tập hợp các kiến nghị thu thập từ các tiểu ban ngành, nghề, là tiếng nói góp phần cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư tại Việt Nam. EuroCham luôn hãnh diện sát cánh và tái khẳng định cam kết hợp tác lâu dài với Hà Nội và Việt Nam trong quá trình phát triển, đồng thời luôn trân trọng mối quan hệ gắn bó lâu dài này.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá vàng duy trì mức tăng ổn định
- ·HCM City sets up cyber security, hi
- ·Việt Nam, Cambodia beef up defence cooperation
- ·HCM City sets up cyber security, hi
- ·Giá xăng dầu thế giới hôm nay 5/3: Tăng sốc
- ·ASEAN foreign ministers discuss priorities for this year
- ·Argentine expert attributes Việt Nam’s successes to Party's sound leadership
- ·HCM City sets up cyber security, hi
- ·Người dùng Facebook và Instagram ở Canada bị tập đoàn công nghệ Meta chặn truy cập tin tức
- ·Diplomatic corps, int’l organisations informed about upcoming National Party Congress
- ·Chính phủ ban hành Nghị quyết 01 về phát triển kinh tế
- ·News website, handbook on external relations launched
- ·Delegates to National Party Congress to be tested for COVID
- ·Việt Nam excellent as ASEAN Chair despite pandemic: Japanese expert
- ·Chủ động phòng cúm gia cầm
- ·Vietnamese in Czech Republic have high hopes for 13th National Party Congress
- ·13th National Party Congress – new milestone in Việt Nam’s development process
- ·Congress delegates pay tribute to President Hồ Chí Minh
- ·24 tác phẩm được trao giải Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- ·Việt Nam calls for UNSC’s leadership in fighting COVID