【đội hình benfica gặp boavista】Xuất nhập khẩu hàng hóa: Hướng tới mục tiêu 600 tỷ USD
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã chia sẻ như vậy với phóng viên báo Công Thương.
Ông Trần Thanh Hải |
Xin ông đánh giá về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong quý I?
Kết thúc quý I năm 2021 thì chúng ta cũng nhận thấy bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đạt được những thành tựu rất tích cực. Kim ngạch xuất khẩu của chúng ta 3 tháng đã đạt 78,4 tỷ USD, tăng 23,7%, tương ứng tăng 15,01 tỷ USD và nhập khẩu đạt 75,61 tỷ USD, tăng 26,8%, tương ứng tăng 15,98 tỷ, xuất siêu gần 3 tỷ USD. Điều đáng nói đây là thành tích xuất khẩu như vậy, với mức tăng trưởng rất cao đạt được trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang phải chịu tác động hết sức nặng nề của dịch Covid-19 cũng như những tác động khác như là căng thẳng thương mại, hệ quả của vấn đề tăng cước tàu biển… là một kết quả hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết đã mang lại những tác động như thế nào đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam?
Có thể nói, các FTA trong thời gian vừa qua, đặc biệt là những FTA được ký gần đây như CPTPP hay EVFTA đã đem lại tác động lớn, giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian vừa qua. Theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2020, chúng ta cũng đã cấp hơn 1 triệu bộ C/O ưu đãi cho các thị trường mà ta có các FTA, tăng 6% về trị giá và 9% về số lượng so với trước đây, phản ánh tính tích cực của các FTA này cũng như việc doanh nghiệp của chúng ta đã tận dụng được lợi thế mà các hiệp định mệnh lại. Đơn cử, với trường hợp của CPTPP, mặc dù không có Hoa Kỳ nhưng chúng ta đã thúc đẩy xuất khẩu sang nhiều thị trường mới như Canada, Mexico, Peru rất tốt với mức tăng trưởng từ 15-20%. Đây là mức tăng trưởng đáng kể đối với những thị trường mà từ trước đến nay chúng ta vẫn chưa khai thác được nhiều.
Xuất nhập khẩu tăng trưởng khả quan trong quý đầu năm 2021 |
Vậy ông dự đoán như thế nào về hoạt động xuất khẩu riêng của Việt Nam và xuất nhập khẩu nói chung trong thời gian từ nay đến cuối năm 2021?
Kết quả xuất nhập khẩu quý I đã duy trì rất tốt và nhiều ý kiến cho rằng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, từ nay đến cuối năm, chúng ta sẽ đạt mốc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 600 tỷ USD.
Tuy nhiên, quãng thời gian từ nay đến hết năm cũng còn khá dài và vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi mà chúng ta có thể chưa lường hết. Chính vì vậy thì cả cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội địa phương đến các doanh nghiệp đều không được phép chủ quan. Bởi yếu tố quan trọng nhất để giúp cho chúng đã đạt thành tích xuất nhập khẩu như vừa qua chính là nhờ kết quả chống dịch. Chính vì vậy, việc không lơ là, chủ quan trong chống dịch là một yêu cầu hết sức thiết yếu để làm nền tảng cho việc duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu thời gian tới.
Kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào xuất nhập khẩu, áp lực tăng trưởng quý II và thời gian tới cũng khá là lớn. Vậy áp lực tăng trưởng trong xuất nhập khẩu đã được Bộ Công Thương tính đến như thế nào và chúng ta nhìn nhận ra sao vào những cơ hội từ thị trường trong thời gian tới?
Hiện nay nếu chỉ nhìn vào con số xuất nhập khẩu thì thành tích của ta rất tốt vì tăng trưởng đang vượt quá kỳ vọng cũng như chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng các yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng này rất dễ bị tổn thương, rất là mong manh. Ví dụ như nếu trường hợp bùng phát dịch trở lại thì có thể trở thành yếu tố gây ảnh hưởng, sụt giảm ngay hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không được phép quá lạc quan và không được phép chủ quan. Đấy là yếu tố quan trọng hàng đầu. Mặt khác, cần nhận thức rõ được những diễn biến trên thị trường thế giới để có thể tranh thủ khai thác hết cơ hội, tiếp tục duy trì được thế mạnh xuất khẩu.
Còn về mặt thị trường, chúng ta đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang hầu khắp thị trường, song khu vực Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Khu vực Châu Mỹ vẫn là thị trưởng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và tiếp theo là thị trường Châu Âu. Còn các khu vực như Châu Phi và Châu Đại Dương tăng trưởng cũng tốt nhưng giá trị tuyệt đối hiện nay vẫn chưa lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là những căn cứ để doanh nghiệp có thể tận dụng, gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngoài các hiệp định tự do thế hệ mới như EVFTA hay CPTPP đang được tận dụng tốt thì RCEP cũng là một trong những kỳ vọng sắp tới của Việt Nam. Ông nhìn nhận như thế nào về tương lai của hiệp định này với nền kinh tế nếu như hiệp định có hiệu lực từ đầu năm 2022?
Hiệp định RCEP với sự tham gia của các nước ASEAN và đối tác của ASEAN, ngoại trừ Ấn Độ hiện nay thì chưa tham gia. Với các nước này thì ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những hiệp định FTA riêng rẽ, tuy nhiên RCEP là bản vừa là nâng cấp mà lại vừa là đặt ra những yêu cầu cao hơn nữa so với từng hiệp định riêng lẻ và đây là một hiệp định tạo ra một khu vực thương mại tự do quy mô lớn nhất thế giới. Điều này cũng sẽ khác với từng FTA mà ASEAN và Việt Nam đã ký với các đối tác trước đây.
Khi RCEP có hiệu lực, nó sẽ tạo ra những xung lực rất mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam vì hiện nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Châu Á vẫn là một quan hệ rất là quan trọng và đóng góp nguồn hàng lớn, đặc biệt là về mặt nguyên liệu để giúp cho chúng ta có thể duy trì sản xuất và xuất khẩu thời gian vừa qua.
Vậy Bộ Công Thương sẽ tiếp tục có những hoạt động gì để hỗ trợ nhiều hơn doanh nghiệp trong thúc đẩy xuất khẩu?
Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã tập trung đàm phán các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, do tác động của dịch nên Bộ Công Thương đã đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, hội chợ trực tuyến cũng như đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, qua đó hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì quan hệ giao thương với các nước.
Bên cạnh đó, việc cải cách thể chế, tiếp tục rà soát các vấn đề tồn tại, đặc biệt là những thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn về nhiều mặt, ví dụ như là công nghiệp hỗ trợ cũng là trọng tâm Bộ Công Thương đẩy mạnh trong năm 2021. Việc cung cấp thông tin cũng như hỗ trợ về mặt thông tin cho các doanh nghiệp cũng là một yếu tố hết sức quan trọng mà Bộ Công Thương quan tâm.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:World Cup)
- ·Bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2024 và những năm tiếp theo
- ·Phân quyền cho huyện, xã phải khéo, nếu không sẽ mất cán bộ
- ·Chủ tịch UBND tỉnh Long An chúc mừng năm mới
- ·Thực hiện đạt và vượt tất cả chỉ tiêu Trung ương Đoàn giao
- ·Tập trung thực hiện đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta lúa chất lượng cao
- ·Năm 2024 ngành Công Thương phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp và thương mại ổn định
- ·ISC Hậu Giang cùng 7 trung tâm GDNN
- ·Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh
- ·Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng do nướng đồ khô bằng cồn 90 độ
- ·Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- ·Giá vàng hôm nay (25/8): Vàng trong nước tiếp đà tăng
- ·Tổng doanh thu dự kiến của Bưu điện tỉnh đạt 59 tỉ đồng
- ·Sở Tư pháp được tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua
- ·Hơn 150 công trình, phần việc thanh niên của tuổi trẻ Vị Thanh
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/10: Giảm tiếp hơn 4%, trong nước được điều chỉnh thế nào?
- ·Muốn tập hợp thanh niên phải thật sáng tạo
- ·Bí thư Tỉnh ủy Long An
- ·Thành phố Ngã Bảy: Hơn 37 tỉ đồng thực hiện Chiến dịch giao thông
- ·Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản
- ·Lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc tết Tỉnh ủy