【kqbd brighton】Bộ Công Thương lên tiếng về phát triển điện hạt nhân
Quy hoạch năng lượng cần quan tâm tới điện hạt nhân | |
Quy hoạch năng lượng quốc gia không thể “vắng bóng” điện hạt nhân?ộCôngThươnglêntiếngvềpháttriểnđiệnhạtnhâkqbd brighton |
Theo Nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, điện hạt nhân sẽ không đầu tư phát triển trong giai đoạn đến năm 2030.
Giai đoạn sau năm 2030, mô hình tính toán quy hoạch nguồn điện theo tiêu chí tối thiểu chi phí (bao gồm cả chi phí ngoại sinh của các loại hình phát thải) và các ràng buộc khác đã lựa chọn quy mô phát triển điện hạt nhân ở cả 3 vùng: Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương tại Dự thảo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được lấy ý kiến, điện hạt nhân có nhiều ưu điểm.
Cụ thể, đối với an ninh năng lượng, nguồn điện này có tính liên tục chỉ ngừng phát khi có sự cố và có tuổi thọ dài đến hơn 50 năm, giá điện rất ổn định (80% - 90% chi phí là chi phí cố định), ít bị ảnh hưởng bởi tình hình ở các quốc gia khác và giá nhiên liệu.
Về môi trường, điện hạt nhân không phát thải khí nhà kính, bụi và các khí thải gây ô nhiễm khác. Điện hạt nhân cũng góp phần đa dạng hóa các nguồn năng lượng.
Bộ Công Thương nêu rõ, nếu cơ cấu nguồn điện phụ thuộc quá mức vào một loại hình nhiên liệu, sẽ xảy ra nhiều vấn đề (như thiếu nhiên liệu, giá cả thị trường tăng cao, chi phí cung cấp tăng lên) sẽ dẫn đến giảm sản lượng điện gây thiếu điện. Việc nhập khẩu than và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) với quy mô lớn cũng tiềm ẩn các nguy cơ này.
Do vậy, nếu phát triển điện hạt nhân sẽ tránh hoặc giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào than và khí nhập khẩu.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng chỉ ra một số hạn chế của loại hình năng lượng này. Do chi phí đầu tư cao (khoảng 6.000 USD/kW) và bổ sung các yêu cầu về an toàn đối với rủi ro như sóng thần, khủng bố…, đã làm vốn đầu tư của điện hạt nhân đã trở nên quá cao và rất khó giảm trong tương lai.
Hơn nữa, Việt Nam sẽ phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2050, nên không cần thiết hoặc rất khó phát triển điện hạt nhân trong thời gian này. Cùng với đó, điện hạt nhân là loại nguồn có khả năng linh hoạt kém, công suất đầu ra thay đổi rất chậm, nên chỉ huy động là nguồn chạy đáy biểu đồ phụ tải.
Do vậy, theo Bộ Công Thương, trong tương lai, chỉ khi thuế CO2 được áp dụng giúp tăng khả năng cạnh tranh của điện hạt nhân so với các loại hình nguồn điện sử dụng năng lượng hóa thạch với kịch bản chi phí phát thải rất cao, giá CO2 lên trên 15 USD/tấn thì mới xuất hiện nguồn điện hạt nhân trong kết quả của mô hình tính toán quy hoạch.
Khi mức giá CO2 thấp hơn, mô hình sẽ tăng cường phát triển năng lượng tái tạo kết hợp với nguồn điện linh hoạt.
Trước đó, khi tham gia góp ý về việc xây dựng Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam cho rằng, trong quy hoạch nên đặt ra vấn đề quay lại phát triển điện hạt nhân. Điện hạt nhân so với các loại điện khác vẫn là an toàn cao.
Tương tự, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, TS. Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng phân tích cũng không ít lần đưa ra phân tích: Sau năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu năng lượng nghiêm trọng.
Trong khi đó, than đã phải nhập khẩu. Thủy điện cũng đã khai thác hết. Khí hiện nay cũng sắp sửa phải nhập khẩu khí hóa lỏng. Nếu cứ tiếp tục không phát triển điện hạt nhân, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu rất nhiều khí hóa lỏng và than. Điều đó đồng nghĩa với việc an ninh năng lượng bị hạn chế rất nhiều.
"Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nghĩa là giảm phát thải khí nhà kính thì nên giữ lại những địa điểm phát triển điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận, sau năm 2030 sẽ tiếp tục phát triển", chuyên gia Nguyễn Mạnh Hiến nói.
(责任编辑:World Cup)
- ·Doanh nghiệp đề xuất Chính phủ hàng loạt giải pháp thúc đẩy du lịch hậu Covid
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Lào
- ·Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 6 của Tiểu ban Kinh tế
- ·Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch 2024
- ·Đồng Tháp: Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng trên địa bàn tỉnh
- ·Ngày 22/7, cả nước ghi nhận có 6.194 ca mắc Covid
- ·Chuẩn bị sẵn sàng cho gần 70 triệu cử tri đi bầu cử ngày 23/5
- ·Lực lượng công an quyết tâm thực hiện tốt lời hứa với Đảng, nhân dân
- ·Traveloka mách bạn những thông tin bổ ích về vé máy bay Tết
- ·Đà Nẵng: Người dân và du khách cùng nhau vẽ bức tranh dài nhất Việt Nam
- ·‘Mong mọi người hãy ở nhà để chúng tôi sớm được trở về’
- ·Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cảnh báo nguy cơ bị đánh cắp nhân lực hợp pháp
- ·Phát triển xứng tầm là Trường Đảng cao cấp của Trung ương
- ·Điều chỉnh địa giới 3 quận của thành phố Hà Nội
- ·Trước thềm năm học mới, tiếp tục phát hiện sách giáo khoa in giả mạo
- ·Thí sinh không thể hoàn thành thi đợt 1 được dự thi ở đợt tiếp theo
- ·Phát triển xứng tầm là Trường Đảng cao cấp của Trung ương
- ·Bộ trưởng Đào Ngọc Dung xuống hầm gặp thợ mỏ, ăn cơm công nhân để viết luật
- ·Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
- ·Hà Nội: Đã rà soát hơn 10.600 người về từ TPHCM