【bang xh anh】Kỳ vọng từ gói hỗ trợ lãi suất
Bài học kinh nghiệm từ gói hỗ trợ lãi suất lần trước
Bài học kinh nghiệm (xét cả về mặt tích cực cả về mặt hạn chế) của gói hỗ trợ lãi suất năm 2009 được nhận diện dưới 5 góc độ khác nhau.
Gói hỗ trợ lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19. |
Ở góc độ thứ nhất, cấp bù lãi suất được coi là sáng kiến của Việt Nam. Sáng kiến này thể hiện ở 3 điểm đó là: Không hoàn toàn trực tiếp như các nước khác, mà gián tiếp - theo ý nghĩa như một khoản “vốn mồi” để kéo các nguồn vốn khác hỗ trợ doanh nghiệp; thể hiện cụ thể về sự kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ - tín dụng, phù hợp với Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước vừa là Ngân hàng Trung ương vừa là thành viên của Chính phủ, vừa dễ điều hành của bàn tay hữu hình (quản lý nhà nước); là một cách giảm lãi suất cho vay của ngân hàng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh…
Ở góc độ thứ hai, quy mô của gói cấp bù lãi suất là 17 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 15,9% tổng giá trị của gói hỗ trợ khoảng 106,6 nghìn tỷ đồng), nhưng do cấp bù tới 4% lãi suất và kéo được 420 nghìn tỷ đồng tín dụng từ hệ thống các ngân hàng ra cho doanh nghiệp.
Ở góc độ thứ ba, thời gian cấp bù lãi suất lần trước chỉ vào năm 2009, tức là chỉ trong một năm thì dừng.
Ở góc độ thứ tư, tác động chủ yếu của gói cấp bù lãi suất lần trước (cùng với các yếu tố khác) đã góp phần làm cho kinh tế Việt Nam không “rơi” vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng và tăng trưởng GDP năm 2009 vẫn đạt 5,32% - tuy thấp hơn năm trước, nhưng không bị suy thoái như các nước.
Ở góc độ thứ năm, hiệu ứng phụ là khó tránh khỏi đối với các gói kích thích kinh tế. Vấn đề đặt ra là mức độ ra sao và cần có giải pháp giám sát, kiểm tra và xử lý các hiệu ứng ứng phó đó.
Lần cấp bù lãi suất lần trước có một số hiệu ứng phụ. Rõ thấy nhất là lạm phát cao (CPI bình quân năm của 2010 là 9,19%, năm 2011 là 18,58%, 2012 là 9,21%, 2013 là 6,6%). Giá vàng bình quân năm cũng tăng rất cao (2009 tăng 19,16%, năm 2010 tăng 36,72%, 2011 tăng 39%, năm 2012 tăng 7,83%). Giá USD tăng lớn (2009 tăng 9,17%, 2010 tăng 7,63%, 2011 tăng 8,47%). Tỷ giá thương mại hàng hóa mang dấu âm 3 năm liền (2011 là -0,46%, năm 2012 là -0,68%, 2013 là -0,08%), gây bất lợi cho xuất khẩu, có lợi cho nhập khẩu, góp phần làm cho mức nhập siêu hàng hóa tiếp tục lớn.
Các giải pháp cần quan tâm trong các gói bù lãi suất
Về quy mô, gói cấp bù lãi suất lần này là 40 nghìn tỷ đồng/2 năm, mỗi năm là 20 nghìn tỷ đồng. Tổng giá trị hỗ trợ của gói tài khóa - tiền tệ lần này trong 2 năm là 350 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2022 theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ khoảng 142 nghìn tỷ đồng, thì gói cấp bù lãi suất năm 2022 chiếm 14,1%. Tuy tỷ lệ thấp hơn lần trước, nhưng lãi suất cấp bù chỉ có 2% (chỉ bằng một nửa mức cấp bù lãi suất trong lần trước), nhưng sẽ kéo khoảng một triệu tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng ra cho doanh nghiệp. Mức cấp bù thấp hơn cũng góp phần hạn chế kẽ hở dễ lợi dụng của lần trước.
Về thời gian thực hiện lần này dài gấp đôi lần trước. Đây là một kinh nghiệm hay, bởi như thế sẽ không sẽ có sự trải nghiệm, có thời gian theo dõi và giải quyết xử lý các hiệu ứng phụ; nếu có hiệu ứng phụ thì cũng có thể tránh bị kéo dài.
Nhiệm vụ, mục tiêu của gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, trong đó có gói cấp bù lãi suất nặng nề hơn nhiều, khi mục tiêu năm 2022 với tốc độ tăng cao gấp 2 lần 2 năm trước, khi CPI bình quân chỉ tăng khoảng 4%...
Xác định đúng đối tượng được hưởng cấp bù lãi suất theo nguyên tắc về ba mặt. Một mặt cần “trông giỏ bỏ thóc”, trông vào khả năng trả nợ khi sử dụng vốn vay. Mặt khác cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Mặt khác nữa là rà soát kỹ đối tượng, tránh những đối tượng có vấn đề về “sở hữu chéo”, “sân sau”, “nhóm lợi ích”…
Tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý các hành vi sai trái hoặc các hiệu ứng phụ.
Đây là gói hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sản xuất, kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần giảm chi phí vốn vay, giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng.
Các hành vi sai trái có thể xảy ra là trục lợi chính sách, “lái” đồng vốn vào các kênh đầu tư đầu cơ, rủi ro, sử dụng không đúng mục đích cần được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.
Hiệu ứng phụ có nhiều, cần theo dõi chặt chẽ, có sự phản ứng kịp thời, trong đó đáng lưu ý là quản lý đất đai, tạo pháp lý cho việc xử lý nợ xấu, cẩn trọng trong việc điều hành tỷ giá, tăng lãi suất huy động khi lạm phát cao cần thiết thì “rút củi đáy nồi”…
Thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu lạm phát tăng caoLạm phát cao sẽ làm cho sự chuyển động của dòng tiền trên thị trường có xu hướng dồn vào các kênh có nhiều rủi ro, không tập trung vào sản xuất kinh doanh; sau đó lại chuyển sang và gây áp lực lên thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng gây ra lạm phát, gây ra nợ xấu và sự an toàn của hệ thống ngân hàng phải mất nhiều năm mới giảm được. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Bộ GTVT ủng hộ đầu tư sớm cao tốc Ninh Bình
- ·Điểm sáng trong công tác cán bộ nữ
- ·Sôi nổi Giải đua thuyền truyền thống Bình Dương mở rộng năm 2023
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Để đón sóng FDI mới, TP.HCM cần cải thiện vấn đề gì?
- ·Làm rõ thêm phương án kết nối giao thông khu vực cảng Cát Lái
- ·Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Chậm thi công, thiệt nhiều bề
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Đắk Nông thu hút 396 dự án, tổng vốn hơn 74.000 tỷ đồng
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Đánh bại U22 Malaysia 2
- ·Nút giao thông khác mức ở Phú Yên đang… “chờ dân”
- ·Khởi tranh Giải Billiards carom 3 băng quốc tế Bình Dương 2023
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Đề xuất thẩm định Dự án cao tốc TP.HCM
- ·Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021
- ·TP.HCM “chạy đua” giải phóng mặt bằng đường vành đai
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Tăng điện sạch, giảm phát thải nhờ nguồn linh hoạt