【thứ hạng của jeonbuk】Bài 1: Người cán bộ tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam
Từ người thanh niên yêu nước trở thành đảng viên thế hệ đầu tiên của Đảng
Thời niên thiếu,ườicaacutenbộtagraveinăngcủaĐảngvagraveCaacutechmạngViệthứ hạng của jeonbuk Võ Văn Ngân đã rất ham học hỏi và có tinh thần tự lực vươn lên. Ngay từ nhỏ, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đồng bào sống cơ cực, lầm than dưới ách quân xâm lược; chịu ảnh hưởng từ truyền thống cách mạng của quê hương, gia đình, đặc biệt là người anh trai Võ Văn Tần, nên Võ Văn Ngân sớm hình thành tình cảm yêu nước, thương dân sâu sắc.
Vào nửa cuối những năm 20 của thế kỷ XX, qua tuyên truyền của Võ Văn Tần về phong trào yêu nước theo lập trường vô sản với những bước phát triển quan trọng, đã tác động ảnh hưởng tích cực và là một trong yếu tố quyết định đến tư tưởng, định hướng đi theo con đường cách mạng của Võ Văn Ngân.
Trong không khí sôi nổi của phong trào yêu nước ở Đức Hòa, Sài Gòn, Chợ Lớn, cuối năm 1926, được sự tuyên truyền, vận động, giúp đỡ của các hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Sài Gòn, Chợ Lớn vừa thành lập, Võ Văn Ngân đã dứt khoát lựa chọn, quyết định chuyển sang lập trường yêu nước theo xu hướng mới và chính thức gia nhập tổ chức này, trở thành một trong những hội viên đầu tiên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ nói chung và tỉnh Chợ Lớn nói riêng. Tham gia tổ chức này, Võ Văn Ngân đã chuyển biến từ lập trường yêu nước sang lập trường cách mạng vô sản, là một trong số hội viên cốt cán ở quận Đức Hòa, thành viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Võ Văn Ngân đi tuyên truyền về tôn chỉ, mục đích của Hội, vận động quần chúng, nhất là thanh niên tham gia Hội, phát triển tổ chức Hội trong quận Đức Hòa và tỉnh Chợ Lớn.
Vào đầu năm 1927, Võ Văn Ngân từ Sài Gòn trở về Đức Hòa để hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng theo đường hướng của Hội Thanh niên. Trên địa bàn quận Đức Hòa, Võ Văn Ngân đã tích cực tuyên truyền mục tiêu, lý tưởng của Hội Thanh niên, từng bước vận động quần chúng tham gia tổ chức Thanh niên, phát triển hội viên, thanh thế và lực lượng của tổ chức Thanh niên. Do có uy tín trong làng và địa bàn hoạt động rộng, Võ Văn Ngân đã tuyên truyền, vận động được nhiều hội viên; lựa chọn những người hăng hái tích cực trong nông dân, chú trọng nhất là thanh niên, giáo dục nâng cao lòng yêu nước và ý thức giai cấp, động viên khích lệ họ tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Bằng nỗ lực, uy tín cùng những hoạt động tích cực, Võ Văn Ngân đã sớm xây dựng được các chi hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Đức Hòa, Mỹ Hạnh, Đức Lập, Hựu Thạnh. Đây chính là những tổ chức đầu tiên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở quận Đức Hòa cũng như tỉnh Chợ Lớn và tỉnh Tân An lúc bấy giờ.
Những hoạt động tích cực của Võ Văn Ngân đã góp phần nhanh chóng mở rộng quy mô và ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không chỉ ở Đức Hòa, mà đã lan rộng cả vùng nông thôn rộng lớn của Sài Gòn, Chợ Lớn.
Sự kiện gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và hoạt động tích cực trong tổ chức Thanh niên, phát triển tổ chức ở tỉnh Chợ Lớn là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành về bản lĩnh chính trị, khả năng vận động, tổ chức và phẩm chất, năng lực hoạt động của Võ Văn Ngân.
Ngay sau khi An Nam Cộng sản Đảng ra đời, Võ Văn Ngân đã nhanh chóng trở thành thành viên của tổ chức này, là một trong những người đầu tiên tham gia thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở Đức Hòa (Chi bộ gồm 7 hội viên do đồng chí Võ Văn Tần làm Bí thư). Đây là Chi bộ cộng sản ra đời sớm nhất ở Đức Hòa vào cuối năm 1929; sau khi thành lập, các thành viên của Chi bộ đã chú trọng công tác phát triển hội viên, xây dựng cơ sở.
Ngày 6.3.1930, cuộc họp bí mật của Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng diễn ra với sự tham gia của các đồng chí Võ Văn Ngân, Võ Văn Tần, Nguyễn Văn Sậy, Võ Văn Tây, Võ Thị Phái, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Thỏ tại làng Đức Hòa, quyết định chuyển Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng thành Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở quận Đức Hòa và tỉnh Chợ Lớn.
Sự ra đời từ rất sớm của Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đức Hòa đã phản ánh tình thế vận động cách mạng sôi nổi, trong đó có sự đóng góp quan trọng của đồng chí Võ Văn Ngân, một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đóng góp lớn vào việc khôi phục tổ chức, mở rộng hoạt động của Đảng ở Nam Bộ
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thực dân Pháp dùng mọi kế sách, thủ đoạn khủng bố thâm độc hòng tiêu diệt các tổ chức cộng sản, tiêu diệt lớp đảng viên đầu tiên của Đảng; mưu toan mau chóng dập tắt các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của Nhân dân ta. Phong trào cách mạng và tinh thần đấu tranh của Nhân dân bị kẻ thù đàn áp, hệ thống Đảng bị tan rã trong cả nước, phong trào cách mạng cả nước nhìn chung lâm vào thoái trào. Đồng chí Võ Văn Ngân trên các cương vị lãnh đạo, với sự nỗ lực vượt bậc, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh để bền bỉ vận động quần chúng cách mạng giữ vững niềm tin, kiên trì giác ngộ những người yêu nước tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng để xây dựng, phát triển Đảng, tăng cường đội ngũ cho Đảng, đồng chí đã thành công trong việc góp phần hồi sinh, củng cố và phát triển phong trào cách mạng ở tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, đóng góp to lớn vào việc khôi phục tổ chức và mở rộng các hoạt động của Đảng ở Nam Bộ trong những năm từ 1930 đến 1938.
Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Gia Định, năm 1931, nhiều lãnh đạo của Tỉnh ủy Gia Định sa vào tay địch, để tiếp tục duy trì phong trào, đồng chí Võ Văn Ngân đã tìm mọi cách móc nối, khôi phục các cơ sở đã bị phá vỡ, tổ chức tái lập tỉnh Gia Định; giữa năm 1931, đồng chí được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Định.
Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Võ Văn Ngân, Đảng bộ tỉnh Gia Định đã giương cao ngọn cờ chống khủng bố, áp bức bóc lột của đế quốc thực dân; ủng hộ, bênh vực những người lao động cần lao; xây dựng phát triển cơ sở Đảng, các tổ chức quần chúng ở các địa phương, đặc biệt ở xã Bà Điểm, tổ chức Nông hội đỏ được củng cố, phát triển khắp khu vực Mười tám thôn Vườn Trầu... Các đảng viên dựa vào mối quan hệ dòng họ, gia đình để tuyên truyền giới thiệu quần chúng với chi bộ xem xét kết nạp nhằm tăng thêm số lượng đảng viên cho Đảng.
Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn, đồng chí Võ Văn Ngân đã khôi phục xây dựng cơ sở đảng ở những nơi bị địch phá vỡ. Hệ thống tổ chức đảng gây dựng từ cấp xã đến tỉnh; cán bộ, đảng viên liên tục bị địch khủng bố gây nhiều tổn thất nặng nề cho phong trào cách mạng. Tính đến cuối năm 1932 ở Nam Kỳ hầu hết các địa phương không còn tổ chức đảng, riêng chỉ có ở Đức Hòa, Càng Long, Long Xuyên... là còn duy trì hoạt động tổ chức cơ sở đảng. Trong tình hình đó, đồng chí Võ Văn Ngân đã chắp nối, từng bước gây dựng phong trào và cơ sở cách mạng.
Cùng với những hoạt động khôi phục, củng cố tổ chức Đảng, đẩy mạnh các phong trào quần chúng trong đấu tranh chính trị, bám sát chủ trương của Đảng là tranh thủ điều kiện để hoạt động công khai, đồng chí Võ Văn Ngân đã chỉ đạo hoạt động đưa cán bộ, đảng viên tham gia tranh cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1933 cùng Đảng Lập hiến và một số đảng phái khác. Theo đó, kết quả ngày 30.4.1933, ứng cử viên công nhân đã giành thắng lợi, một số người được vào Hội đồng thành phố, thuận lợi trong việc bênh vực người lao động, vạch mặt bọn lừa bịp chính sách thực dân.
Nhờ sự hoạt động tích cực và có hiệu quả của Tỉnh ủy Chợ Lớn do đồng chí Võ Văn Ngân đứng đầu, phong trào cách mạng ở Chợ Lớn cuối năm 1934, đầu năm 1935 được khôi phục và có chiều hướng phát triển. Hệ thống tổ chức đảng từ tỉnh xuống cơ sở được gây dựng và củng cố. Lực lượng cách mạng gồm nhiều giai cấp, giai tầng của đô thị đã nhanh chóng phát triển cả số lượng và chất lượng. Đặc biệt, đồng chí Võ Văn Ngân cũng đã rất chú trọng đến công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, kinh nghiệm đấu tranh trên các diễn đàn báo chí. Trong đó có tờ báo Búa Liềm ở Chợ Lớn đã góp phần quan trọng vào tuyên truyền đấu tranh của Đảng bộ.
Tài năng, tầm vóc và những đóng góp to lớn của đồng chí Võ Văn Ngân được thể hiện rõ ở trong việc tổ chức thành công Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (tháng 3.1935) và những đóng góp cho sự chuyển hướng chiến lược cách mạng đúng đắn của Đảng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (mở rộng) năm 1937 - 1938, với tư cách là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa I, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thép Mạnh Hà
- ·Xử vụ Đăng kiểm: HĐXX nhận định 2 cựu cục trưởng để xảy ra sai phạm có hệ thống
- ·Kẻ tấn công 6 người ở Bến xe Giáp Bát bị khởi tố tội giết người
- ·'Sư giả' Nguyễn Minh Phúc kháng cáo
- ·Dự luật về Trí tuệ nhân tạo được 27 quốc gia thành viên tại EU nhất trí thông qua
- ·Hoãn xét xử 5 cầu thủ Hà Tĩnh 'mở tiệc' ma túy trong khách sạn
- ·Có bắt buộc phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào sổ đỏ?
- ·Bắt giữ kẻ vờ thu mua nông sản để buôn bán 12.000 viên ma túy tổng hợp
- ·Dự kiến tắt sóng 2G để tăng tốc chuyển đổi số quốc gia
- ·Tạm giữ nhóm thanh niên gặp ai 'thấy ngứa mắt' là đánh, chặt biển số xe
- ·Đề xuất 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà được hưởng BHXH
- ·Phó Giám đốc chi nhánh Xuyên Việt Oil 'ăn chặn' tiền hối lộ quan chức
- ·Thanh niên vận chuyển ma túy nổ súng chống trả CSGT ở Bình Phước
- ·Có bắt buộc phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào sổ đỏ?
- ·Bộ Công thương muốn điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần, dưới mức 5% EVN quyết định
- ·Khởi tố tài xế xe khách đẩy CSGT rồi tăng ga bỏ chạy ở Hải Dương
- ·Vụ án tại Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia: Khởi tố thêm 4 người
- ·Ngã tư không có đèn giao thông, xe nào được đi trước?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 6/11/2023: Tăng do 2 'ông lớn' cắt sản lượng đến cuối năm
- ·Phó Giám đốc chi nhánh Xuyên Việt Oil 'ăn chặn' tiền hối lộ quan chức