【soi kèo indo】Thu ngân sách cả năm ước vượt 10,1% dự toán
Nguồn: Chính phủ. Đồ họa: Phương Anh |
Các lĩnh vực thu ngân sách dự kiến đạt và vượt dự toán
Theo báo cáo, năm 2024, dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) là 1.700,99 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so cùng kỳ năm 2023. Đánh giá cả năm ước đạt 1.873,3 nghìn tỷ đồng, vượt 172,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so dự toán; đạt tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 16,5% GDP dự toán, trong đó từ thuế, phí đạt 13,1% GDP.
“Cơ bản ước các lĩnh vực thu NSNN đều đạt và vượt dự toán giao. Trong đó: thu nội địa ước đạt 1.572,7 nghìn tỷ đồng, vượt 8,9% so dự toán; thu từ dầu thô đạt 59,3 nghìn tỷ đồng, vượt 28,9% so dự toán; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 235,2 nghìn tỷ đồng, vượt 15,3% so dự toán” - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.
Bố trí dự toán bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương 248,7 nghìn tỷ đồng Năm 2025 cũng là năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách hiện hành, căn cứ nhiệm vụ chi theo phân cấp và khả năng cân đối NSTW, Chính phủ kiến nghị bố trí dự toán số bổ sung cân đối cho NSĐP năm 2025 là 248,7 nghìn tỷ đồng; đồng thời, dự toán 14,4 nghìn tỷ đồng bổ sung cho một số địa phương có số thu cân đối NSĐP năm 2025 thấp hơn năm 2023 nhằm đảm bảo mặt bằng chi ngân sách năm 2025 của địa phương này không thấp hơn dự toán năm 2023, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. |
Số thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm, gia hạn ước khoảng 189,6 nghìn tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Về chi NSNN, dự toán chi là 2.119,4 nghìn tỷ đồng; thực hiện 9 tháng đạt 59,3%. Ước cả năm đạt 2.281,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7% so dự toán, chủ yếu từ nguồn ước vượt dự toán thu.
Với kết quả thu chi như trên, dự toán bội chi NSNN năm 2024 là 399,4 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6% GDP. Ước bội chi cả năm khoảng 389,4 nghìn tỷ đồng, bằng 3,4% GDP, giảm 10 nghìn tỷ đồng so dự toán, do giảm chi nguồn vốn vay của ngân sách địa phương.
Để triển khai chủ trương hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép sử dụng số tiết kiệm thêm 5% chi thường xuyên năm 2024 của cả ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) cho nhiệm vụ này. Đến hết năm 2024, số kinh phí tiết kiệm chưa sử dụng hết được phép chuyển nguồn sang năm 2025 để tiếp tục thực hiện.
Đồng thời, cho phép các địa phương được sử dụng khoản tiết kiệm chi này để hỗ trợ địa phương khác triển khai thực hiện, giao Chính phủ hướng dẫn, tổ chức thực hiện nội dung này.
Dành 790,7 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển cho năm 2025
Đối với năm 2025, Chính phủ đề xuất dự toán thu NSNN là 1.966,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với dự toán năm 2024 và tăng 5% so với ước thực hiện năm 2024, tỷ lệ huy động vào NSNN đạt khoảng 16% GDP. Trong đó, dự toán thu nội địa là 1.668,3 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 85% tổng thu cân đối NSNN, tăng khoảng 6,1% so ước thực hiện năm 2024.
“Mức dự toán nêu trên là tích cực, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức” - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.
Dự toán bội chi NSNN năm 2025 là 471,5 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,8% GDP. Đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ công khoảng 36 - 37% GDP, nợ chính phủ khoảng 34 - 35% GDP, trong phạm vi được Quốc hội cho phép.
Về chi, dự toán chi NSNN năm 2025 là 2.548,9 nghìn tỷ đồng. Chính phủ dự kiến bố trí đảm bảo các nguyên tắc: ưu tiên bố trí tăng chi đầu tư phát triển ở mức tích cực; bố trí chi trả nợ đầy đủ, đúng hạn; dự toán chi dự phòng, dự trữ quốc gia ở mức hợp lý để kịp thời xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh.
Đồng thời, bố trí đủ chi trả tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và các chính sách an sinh xã hội khác; bố trí chi thường xuyên triệt để tiết kiệm, ưu tiên các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chính trị quan trọng; bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia theo phê duyệt của cấp thẩm quyền; bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị đang hưởng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trên cơ sở các nguyên tắc trên, dự kiến bố trí dự toán chi đầu tư phát triển 790,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 31% tổng chi NSNN. Loại trừ tăng chi tiền lương, thì đạt trên 33%, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc "đây là mức rất tích cực". Trong đó, dự toán chi đầu tư phát triển của NSTW là 315 nghìn tỷ đồng. Dự toán chi đầu tư phát triển của NSĐP là 475,7 nghìn tỷ đồng.
Dự toán chi thường xuyên NSTW là 726 nghìn tỷ đồng. Sau khi đảm bảo chi trả tiền lương và các chính sách xã hội đã ban hành, thì tăng khoảng 53 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2024, chỉ đảm bảo một phần nhu cầu đề xuất tăng chi của các bộ, cơ quan. “Vì vậy, phải ưu tiên bố trí các nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, các chế độ, chính sách và nhiệm vụ quan trọng; triệt để tiết kiệm các nhiệm vụ chi thường xuyên khác” - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ.
Dự toán chi thường xuyên NSĐP là 828,6 nghìn tỷ đồng, đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo phân cấp.
Năm 2025, ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, trong tổ chức thực hiện, Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với năm 2024 (loại trừ các khoản chi lương, có tính chất tiền lương, các khoản chi cho con người, các khoản phải bố trí đủ theo cam kết, các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thể cắt giảm và phần tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương. theo nghị quyết của Trung ương) để giảm bội chi NSNN, tăng chi các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh hoặc bổ sung chi đầu tư công.
ÔNG LÊ QUANG MẠNH - CHỦ NHIỆM ỦY BAN TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI: Hạn chế tối đa các chính sách giảm thu trong năm 2025 Đối với tình hình thực hiện NSNN năm 2024, dự toán NSNN năm 2025, Ủy ban Tài chính, Ngân sách (UBTCNS) nhất trí với kiến nghị của Chính phủ. Theo đó, trong năm 2025 sẽ hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách có tác động giảm thu NSNN để bảo đảm huy động đủ nguồn NSNN cho các nhiệm vụ chi quan trọng quốc gia. Đồng thời, xử lý bù mặt bằng chi ngân sách cho một số địa phương không thấp hơn dự toán năm 2023 và tăng số bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương. Trong năm 2025 thì chưa xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tăng lương khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp người có công. UBTCNS cũng nhất trí với việc cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đề nghị của Chính phủ. Đối với dự kiến kế hoạch kế hoạch đầu tư công, UBTCNS thống nhất với dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025 là 790.727 tỷ đồng. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát khả năng thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025 để xây dựng danh mục dự án cụ thể, dự kiến bố trí mức hợp lý, tăng cường kiểm tra, giám sát để không gây thất thoát, lãng phí, tránh chuyển nguồn sang năm sau quá lớn. ÔNG HÀ SỸ ĐỒNG - ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI (ĐOÀN QUẢNG TRỊ): Đánh giá kỹ nguồn thu, đảm bảo nguồn vốn cho các dự án quan trọng Năm 2024, Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, có cả những cơ hội đan xen với những khó khăn khôn lường. Tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, xung đột, bảo hộ thương mại... ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu cũng như nguồn thu, thiếu tính ổn định. Đặc biệt, cơn bão số 3 gây ảnh hưởng tới thu ngân sách, đời sống nhân dân, sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, thu NSNN 9 tháng năm 2024 đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2023. Do đó, Việt Nam có điều kiện đảm bảo cân đối thu chi hài hòa. Đặc biệt, các lĩnh vực như chi đầu tư công, chi đầu tư phát triển xã hội được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ. Điều hành NSNN trong 3 năm tới (từ năm 2025 - 2027) là nhiệm vụ rất quan trọng. Do đó, đề nghị Chính phủ rà soát kỹ việc cải cách tiền lương, đảm bảo nguồn chi hợp lý. Bên cạnh đó, phân tích các nguồn thu, đặc biệt là thực hiện các chính sách để nuôi dưỡng nguồn thu và dự báo đúng, trúng hơn. Cùng với đó, cần thiết có dự báo giá những vật tư chiến lược quan trọng như giá dầu để chủ động điều hành việc thu chi ngân sách phù hợp; ưu tiên nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia đang trông chờ vào những nguồn thu lớn này... Bên cạnh đó, việc đầu tư cho một số công trình trọng điểm quốc gia, như một số tuyến cao tốc đang hoàn thiện, đặc biệt là chuẩn bị cho dự án đường sắt tốc độ cao đòi hỏi nguồn vốn rất lớn nên cần có dự báo phân tích rõ, kỹ hơn về tình hình nợ công, cũng như biện pháp kiềm chế lạm phát. |
(责任编辑:World Cup)
- ·'Trâu già thích gặm cỏ non' …
- ·Thập kỷ 2010
- ·Hoàng Thùy được năn nỉ thi Hoa hậu Siêu quốc gia
- ·Quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2025
- ·Sản xuất hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ cao
- ·Lương Thùy Linh suýt gặp sự cố phần thi múa mâm vàng tại Miss World
- ·Một thành viên HĐQT cho Bamboo Airways vay tín chấp hơn 7.700 tỷ đồng
- ·Từ ngày 20
- ·Đổi họ cho con, phải thỏa thuận được với chồng?
- ·6 mỹ nhân từng thi Miss Universe tham dự Miss Charm 2020
- ·Câu tháng ngày
- ·Đề xuất cơ chế cởi trói cho bệnh viện công
- ·Đề xuất giao Kiểm toán Nhà nước kiểm toán Dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2
- ·Nhiều dự án trọng điểm bị ảnh hưởng bởi giá vật liệu leo thang
- ·Phát động cuộc thi “Phụ nữ Việt Nam qua lăng kính nhà báo”
- ·Lương Thùy Linh ‘sánh bước’ cùng Miss World Megan Young tại Đà Lạt
- ·Một số trường đại học tạm dừng tăng học phí
- ·Rà soát tiến độ thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Lời thượng đế
- ·Trường Chính trị tỉnh: Tổ chức Hội thi Giảng viên dạy giỏi năm 2024