【ket qua bong da hang nhat anh】Khắc khoải Mai Hoa
(CMO) Ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi nằm cách trung tâm xã Nguyễn Huân gần chục cây số. Muốn đến đây bằng đường bộ phải đi qua địa phận xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, đường đi rất khó và qua 2 chuyến phà, bằng không bắt buộc phải đi bằng đường thuỷ.
Ấp có 535 hộ, trong đó có 61 hộ nghèo, 8 hộ cận nghèo; Cửa biển Hố Gùi có 300 hộ làm nghề đánh bắt thuỷ sản, các hộ còn lại nuôi tôm.
Những căn nhà chênh vênh nơi cửa biển
Mấy năm qua, người dân sống dọc nơi cửa biển Hố Gùi lại canh cánh nỗi lo sạt lở và tác động của triều cường.
Gần 70 hộ dân ở tuyến kinh Xáng Giữa mong có lộ bê tông để việc lưu thông được dễ dàng. |
Trưởng ấp Mai Hoa Nguyễn Gal Sel cho biết: “Cửa biển Hố Gùi có 140 hộ nằm trong khu vực sạt lở, vài năm trở lại triều cường kết hợp với sóng to gió lớn gây sạt lở với chiều dài hơn 1 cây số. Tình trạng sạt lở diễn ra nghiêm trọng, người dân sống trong hoang mang. Sạt lở đe doạ đến tính mạng, tài sản của con người, khiến cho quỹ đất của ấp ngày càng một thu hẹp”.
“Trước đây cơ sở ở tuốt ngoài đó lận, giờ thì đã biến thành nước biển mênh mông, sâu huốt cả đầu người. Không biết đến đời con, rồi đời cháu có giữ được mảnh đất này không”, chỉ tay về phía xa hơn 30 m, anh Nguyễn Chí Nguyện, chủ cơ sở kinh doanh, chế biến mắm ruốc, khắc khoải. Cơ sở của anh được xây dựng khá khang trang nhưng do không có kè chống lở nên mưa bão và tác động của triều cường trong những năm qua đã làm mặt trước bị cuốn trôi ra biển, giờ trống trước, hở sau, gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
Không riêng gia đình anh Nguyễn Chí Nguyện mà với một số hộ dân sống ven biển đều rơi vào tình trạng sửa nhà không được làm mới cũng chẳng xong. Bởi xây nhà theo đúng chuẩn chống chọi với triều cường thì họ không có khả năng. Họ chỉ có thể gia cố bằng cách đổ trụ bê tông rồi dùng bao cát, đá chèn.
Bao năm gắn bó với làng biển này, anh Lý Minh Phụng lo lắng: “Sống ngay cửa biển từ trước đến nay tôi chưa thấy tình trạng sạt lở diễn ra như hiện nay. Khoảng 3 năm nay, từ tháng 5-7, mùa mưa bão phải đối mặt với sạt lở rồi đến tháng 9-12 thì triều cường. Nhà tôi trước cách miệng sóng hơn 20 m, nhưng giờ chỉ còn được hơn 2 m. Ở đây có thể sạt lở bất cứ lúc nào nhưng vẫn bám trụ, không ở thì biết ở đâu, dân biển phải bám biển, vả lại cũng quen”.
Gia đình anh Lý Minh Phụng là hộ nghèo, ngôi nhà, chiếc vỏ lãi cùng mấy tay lưới là tài sản và cũng là phương tiện mưu sinh. Căn nhà tạm bợ làm bằng lá, gỗ cây tạp đã dột nát, “cũng muốn sửa kiên cố cho yên tâm, nhưng phần vì không có tiền, phần vì lo sạt lở, nên cứ kệ biển lấn đến đâu mình chạy đến đó ”, anh Phụng thở dài.
Khát điện, đường
"Không điện lưới, chưa có đường, bị cô lập vào mùa mưa khiến cho việc đi lại cũng như kinh tế của người dân bị ảnh hưởng", ông Nguyễn Gal Sel thông tin.
Hiện nay, tuyến kênh Chữ Thập Đỏ gần 100 hộ dân giáp ranh giữa ấp Mai Hoa và ấp Hiệp Dư chưa được đầu tư lưới điện, để có điện sinh hoạt người dân phải câu đuôi với giá cao hơn mức bình thường từ 2-3 lần.
“Năm 2018, người dân hay tin sắp có điện chiếu sáng về xóm, ai nấy cũng vui mừng. Vậy mà điện chỉ kéo một đoạn ngoài đầu kinh, do vậy người dân phải dùng cây đước tạm bợ dựng thay cột điện, khi nào mưa gió đổ gãy bà con cùng nhau dựng lại”, anh Nghĩa giãi bày.
Không chỉ khó khăn về điện, hiện nay gần 70 hộ dân ở tuyến kênh Xáng Giữa nằm tách biệt do chưa có đường, các hoạt động giao thương gặp nhiều khó khăn do đường xa, giao thông đi lại không thuận tiện.
Ông Trần Quốc Khởi, sống ở tuyến Kênh Giữa, bày tỏ: “Người dân ở tuyến kênh này muốn đi ra xã có thể đi vòng qua ấp Hiệp Dư bằng xe nhưng chỉ chạy được vào mùa nắng, còn mùa mưa phải đi bằng xuồng máy, không có thì đi đò”.
Không có đường không chỉ khó khăn trong phát triển kinh tế, các vấn đề về chăm sóc sức khoẻ, học hành cũng bị ảnh hưởng, cuộc sống của người dân vẫn chưa khá lên được. “2 đứa con tôi đi học bằng đò cách nhà gần chục cây số, việc đưa rước phụ thuộc hoàn toàn vào chủ đò, gia đình tôi mỗi lần đi chợ phải mua lương thực dự trữ đến mấy ngày”, anh Trần Quốc Khởi tâm sự./.
Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân Phan Hoàng Nhơn thông tin: “Toàn xã có hơn 10 tuyến bị ảnh hưởng sạt lở, trong đó những tuyến chịu ảnh hưởng nhiều nhất như: Khu vực chợ Nguyễn Huân (ấp Vàm Đầm), làng cá Hố Gùi (ấp Mai Hoa), Ba Hồng (ấp Hồng Phước), Xóm Rẫy (ấp Hiệp Dư). Thời gian qua xã cũng có đề xuất cấp trên hỗ trợ tái định cư cho hộ dân ở những nơi sạt lở. Xã cũng đã lên phương án, chờ ngành điện khảo sát kéo điện, giải quyết nhu cầu sử dụng điện cho người dân”. |
Tiểu Ái
(责任编辑:World Cup)
- ·Mùa phượng vĩ cuối cùng
- ·Ngành Thuế: Hoàn thuế GTGT đạt trên 11.100 tỷ đồng
- ·Định hướng xây dựng cơ chế tài chính PPP tại Việt Nam
- ·Bỏ thu phí tham quan, lượng khách về Đền Hùng tăng cao
- ·Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
- ·Ngân hàng Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu quốc tế
- ·Ravi Onsen Retreat Hoa Binh
- ·Lời chúc Giáng sinh bằng tiếng Anh hay nhất 2023
- ·Xin cứu bé ung thư mắt cha bỏ, mẹ nghèo
- ·Cuối năm lao đao, U60 sống bám nghĩa trang, Tết định đến nhà bạn 'ăn ké'
- ·Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ đối với các Phó Thủ tướng
- ·Thung lũng nhuộm màu hồng tím đẹp rực rỡ dưới nắng đông Hà Nội
- ·Không khuyến khích cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán
- ·Khẩn trương hoàn thiện kế hoạch giao vốn chương trình mục tiêu quốc gia
- ·Lừa đảo nạp tiền qua yahoo chat
- ·Nhiều đối tượng DN được hưởng ưu đãi từ Nghị quyết 13 của Chính phủ
- ·Dù mối quan hệ với con cái có tốt đẹp đến đâu cũng cần nhớ 'định luật con quạ'
- ·Người làng biển đứng ngồi không yên vì chủ hụi tuyên bố vỡ nợ trước Tết
- ·Chuyển về phòng công tác, giáo viên còn được hưởng phụ cấp đứng lớp?
- ·Thành công từ ứng dụng quản lý rủi ro người nộp thuế