【ket qua fenerbahce】Chính phủ phải làm gì để có thể ‘lên mây’?
Điện toán đám mây là mô hình trong đó người dùng mua nguồn lực công nghệ thông tin (CNTT) dưới dạng dịch vụ,ínhphủphảilàmgìđểcóthểlênmâket qua fenerbahce dùng đến đâu trả tiền tới đó. Những năm gần đây, xu hướng này nhận được sự quan tâm của cả khu vực công và tư nhân. Giống như các tiện ích như điện, nước, đám mây cho phép người dùng tiếp cận nguồn lực từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, theo dõi lượng sử dụng và mở rộng công suất mà không cần đầu tư số tiền lớn vào phần cứng hay phần mềm. Nhờ vậy, đám mây nâng cao hiệu quả CNTT, tiết kiệm được khoảng 20-30% ngân sách.
Chính phủ khắp thế giới đã nhận ra lợi ích tiềm tàng của đám mây trong chuyển đổi cách đầu tư, triển khai và tiếp cận nguồn lực CNTT. Chính sách “Cloud First” của Mỹ yêu cầu tất cả các cơ quan liên bang tích hợp ít nhất 3 dịch vụ lên đám mây. Chiến lược điện toán đám mây liên bang do Nhà Trắng ban hành năm 2011 ước tính 20 tỷ USD, tương đương 1/4 chi tiêu CNTT cả nước – có thể phân bổ lại cho các giải pháp điện toán đám mây. Tại châu Âu, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu tuyên bố khu vực này phải chủ động với đám mây, không dừng lại ở mức độ “thân thiện”. Khu vực công châu Á cũng ngày càng đón nhận điện toán đám mây. Chẳng hạn, Ấn Độ tìm cách dùng công nghệ này để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.
Với các chiến lược đã vạch ra, cơ quan chính phủ phải lựa chọn đưa thành phần nào lên đám mây và trong mỗi trường hợp, lại phải xác định dịch vụ đám mây và mô hình triển khai phù hợp. Họ cũng phải tạo ra quy trình ngân sách linh hoạt hơn, hỗ trợ các danh mục đầu tư liên quan đến đám mây, đồng thời phải có tư duy mới để nhận ra đầy đủ lợi ích của điện toán đám mây.
Lựa chọn mô hình dịch vụ
Đối mặt với hệ thống CNTT hiện tại và cân nhắc nên chuyển công việc nào lên đám mây, lựa chọn mô hình nào, nhiều Giám đốc CNTT (CIO) tự hỏi nên bắt đầu từ đâu. Không có câu trả lời chính xác cho tất cả mọi người. Mô hình dịch vụ phù hợp dựa vào từng yêu cầu cụ thể của mỗi công việc (workload) bên trong tổ chức, chẳng hạn quản trị tài chính hay quản trị nhân lực.
Thay vì xem xét chi tiết hàng ngàn đầu việc trong danh mục, một tổ chức nên gom chúng thành 30 đến 50 nhóm khác nhau. Chẳng hạn, cộng tác và nhắn tin là một workload bao gồm toàn bộ chức năng liên quan tới email, lịch, nhắn tin, không gian làm việc chung. Bước tiếp theo là đánh giá hiệu suất của giải pháp hiện tại của mỗi workload, nó có đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai hay không. Ví dụ, giải pháp có hoạt động ổn định hàng ngày không, có dễ thay đổi trước các yêu cầu mới không, có thể mở rộng nhah chóng để giải quyết nhu cầu tăng bất thường không, người dùng cuối có thỏa mãn không? Những workload đạt điểm số thấp là những ứng viên phù hợp nhất để chuyển dịch lên mây.
Sau đó, tổ chức phải xác định mô hình dịch vụ phù hợp cho mỗi workload: IaaS, PaaS hay SaaS. Nếu tổ chức ưu tiên tốc độ triển khai và sự linh hoạt hơn khả năng tùy biến, họ nên chọn SaaS (thuê dịch vụ phần mềm). Với những việc không thể chuyển sang SaaS, tổ chức có thể nhìn sang PaaS (thuê nền tảng) hoặc IaaS (thuê hạ tầng hoàn chỉnh).
Lựa chọn cách thức triển khai
Một khi chọn được mô hình phù hợp, tổ chức phải xác định cách triển khai đúng đắn cho mỗi workload (đám mây công cộng, riêng tư, kết hợp). việc triển khai về cơ bản dựa trên các yêu cầu liên quan tới bảo mật CNTT và khả năng quản lý. Các nhà phân tích cho rằng những lo ngại liên quan đến hai yếu tố này là tác nhân chính dẫn đến chần chừ ứng dụng đám mây, ngay cả khi có chỉ thị phải chuyển sang đám mây.
Đám mây riêng tư (private) do một tổ chức duy nhất vận hành. Chúng có thể được bản thân tổ chức hay do bên thứ ba quản lý. Đám mây công cộng (public) mở cho toàn bộ công chúng hay một tổ chức công nghiệp lớn, được sở hữu và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Đám mây kết hợp (hybrid) lai giữa hai mô hình triển khai phía trước. Một loại nữa là đám mây cộng đồng (community), bao gồm hạ tầng được chia sẻ giữa vài tổ chức và hỗ trợ một nhóm người dùng cụ thể. Chúng có thể do tổ chức hay bên thứ ba quản lý.
Thực tế, trong nhiều trường hợp, một đám mây riêng tư sẽ an toàn hơn và dễ quản lý hơn hệ thống CNTT khu vực công hiện tại vì các tổ chức có thể phát triển các tính năng quản lý và bảo mật ngay từ đầu, thay vì bổ sung chúng vào hệ thống có sẵn.
Linh hoạt trong ngân sách và tài trợ
Các cơ quan nhà nước phải đưa ra lựa chọn về chiến lược điện toán đám mây dù phải đối mặt với các chu kỳ rót vốn và ngân sách cứng nhắc. Những người ra quyết định phải bảo toàn các khoản tài trợ trước nhiều năm, hạn chế khả năng bị chuyển hướng sang các kế hoạch khác. Trong trường hợp ngân sách chỉ định cho các dự án cá nhân hơn là tổ chức hay phòng ban, rất khó để đầu tư vào các nền tảng hay kiến trúc CNTT mới để giảm chi phí hoạt động cho các dự án tương lai.
Trong mỗi kế hoạch ứng dụng đám mây, mỗi tổ chức phải tìm ra những cách sáng tạo để xử lý những hạn chế về ngân sách hiện tại. Chẳng hạn, yêu cầu xin vốn để triển khai CNTT quy mô lớn có thể bao gồm chi phí thi hành một đám mây riêng tư cũng như chi phí của các dự án nhỏ hơn sẽ tận dụng được lợi thế của đám mây. Các tổ chức có thể cân nhắc làm việc với các nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ CNTT về vấn đề tài trợ, giúp giảm chi phí cần thiết để chuyển dịch vụ công lên đám mây.
Việc chuyển lên đám mây cần sự đồng thuận cao bên trong chính phủ và hợp tác chặt chẽ giữa các CIO, lãnh đạo tài chính và nhà sản xuất CNTT. CIO khu vực công nên tận dụng cơ hội để làm mới quan hệ với đối tác sản xuất, theo đuổi các thỏa thuận với những nhà cung ứng mới để hỗ trợ mô hình đám mây. Trong khi đó, các cơ quan phụ trách ngân sách nên phối hợp và điều phối việc chuyển đổi sang đám mây, thu thập những yêu cầu, nhu cầu từ các cơ quan chức năng và làm việc với nhà sản xuất CNTT để dẫn dắt việc phát triển các giải pháp.
Tư duy mới để đón nhận đám mây
Xét về khía cạnh kỹ thuật khi chuyển dịch từ CNTT truyền thống sang đám mây, nhân viên CNTT không cần phải mua sắm phần cứng, phần mềm hay lắp đặt, cấu hình, thử nghiệm hệ điều hành, ứng dụng nữa. Thay vào đó, họ chỉ cần lựa chọn cấu hình phù hợp nhát từ danh sách dịch vụ. Vì vậy, những kỹ năng như cấu hình phần mềm, quản trị hệ thống CNTT không còn được ưu tiên bằng các kỹ năng quản trị hợp động, quản trị hiệu suất…
Chuyển dịch lên đám mây không chỉ cần đến những kỹ năng mới mà còn mở ra một cách thức quản trị, triển khai nhân viên CNTT mới và quy trình mới khi vận hành. Điện toán đám mây tập trung vào tận dụng dịch vụ CNTT. Thay đổi tư duy và hành vi từ nhấn mạnh sở hữu tài sản sang nhấn mạnh tối ưu hóa dịch vụ không phải chuyện nhỏ và cần đến cách tiếp cận có tính hệ thống, bao gồm đào tạo, khuyến khích và mô hình mẫu.
Nói tóm lại, khi chuyển lên đám mây, các tổ chức của khu vực công sẽ có thể giải phóng chi phí CNTT để tái đầu tư vào các hoạt động hay mục tiêu quốc gia khác. Với các hệ thống nhanh hơn và thời gian triển khai ngắn hơn, họ sẽ cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho công dân, cũng như phục vụ các hoạt động của chính phủ tốt hơn. Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích to lớn này, cần phải giải quyết nhiều thách thức như đã đặt ra ở trên.
Du Lam
Thừa Thiên Huế công bố hơn 1.300 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Trong hơn 1.300 dịch vụ công trực tuyến trực tuyến mức 4 (dịch vụ công trực tuyến toàn trình) vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công bố, có 1.159 dịch vụ cấp sở, ban, ngành; 150 dịch vụ cấp huyện và 50 dịch vụ cấp xã.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Xuất khẩu tôm sẽ vượt mốc 4 tỷ USD trong năm 2021
- ·Ngắm khu biệt viện nhà vườn mất 5 năm thiết kế, xây dựng theo phong thủy
- ·Chiêm ngưỡng nội thất xa hoa trong dinh thự có tới gần 1000 căn phòng
- ·Indonesia kêu gọi ASEAN+3 thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực
- ·Khoảng cách lớn giữa chính sách và thực tiễn
- ·Dự án Đức Long Western Park: Cấp phép 15 tầng, môi giới rao bán đến tầng 21
- ·Hàng loạt cán bộ chủ chốt ở An Giang bị kỷ luật vì sai phạm đất đai
- ·Ông Donald Trump trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết tội hình sự
- ·Vinpearl công bố chiến lược mở rộng thị trường quốc tế và hợp tác hàng không
- ·Hành trình kiến tạo bền bỉ của Pau Jar ở Việt Nam
- ·Chủ tịch VCCI: Để đón vốn nước ngoài, Luật PPP cần đột phá?
- ·Hành trình kiến tạo bền bỉ của Pau Jar ở Việt Nam
- ·Cơ hội sở hữu nhà sang dưới 2 tỷ ở trung tâm Mỹ Đình
- ·Tây Hà Nội
- ·Giá vàng SJC không biến động, tỷ giá trung tâm tăng nhẹ phiên đầu tuần
- ·Giá đất mặt tiền chợ đêm thuộc hàng cao nhất nước
- ·EU lần đầu tiên trừng phạt hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga
- ·Biệt thự xa xỉ gần 20 triệu USD của đại gia Trung Quốc
- ·TP.HCM: Phát hiện số lượng lớn khẩu trang, cồn sát khuẩn có dấu hiệu giả mạo
- ·4 yếu tố quyết định khi chọn second home