【nhận định cúp c1 châu á】Đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” có thể dẫn đến lạm thu
Trình bày trước Quốc hội sáng 30/5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học (ĐH),Đổihọcphíthànhgiádịchvụđàotạocóthểdẫnđếnlạnhận định cúp c1 châu á Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo".
Tuy nhiên, Uỷ ban Văn hoá- Giáo dục- Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo như thể hiện trong Dự thảo Luật. Sự thay đổi này cũng khiến dư luận xã hội quan tâm.
GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại
Là lãnh đạo của trường ĐH được Bộ GD-ĐT cho phép tự chủ, GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại nêu quan điểm, học phí là thuật ngữ đã từ lâu rất quen thuộc trong hoạt động giáo dục và đào tạo và thấm sâu trong tiềm thức của tất cả các tầng lớp xã hội Việt Nam. Học phí được cắt nghĩa gồm hai chữ: Học là học tập, phí là chi phí.
Theo cách hiểu này "học phí" là chi phí học tập, là một số tiền mà người học phải có nghĩa vụ thanh toán cho cơ sở giáo dục, đào tạo theo một định kỳ nào đó (tháng, học kỳ, năm, khoá học). Số tiền này nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan điểm của Chính phủ, cơ chế vận hành nền kinh tế.
Từ trước đến nay (trừ các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, các cơ sở đang thực hiện thí điểm tự chủ tự chịu trách nhiệm) mức học phí được quy định chặt chẽ, thống nhất và rất thấp so với chi phí thực tế tại các cơ sở giáo dục đào tạo và chỉ có ý nghĩa "tượng trưng" nếu so sánh với mức học phí của các nước trên thế giới.
Dù rất thấp như vậy, nhưng lại rất hợp lý ở Việt Nam vì phù hợp với quan điểm của Đảng, với mặt bằng thu nhập của người dân, khả năng thanh toán của người học. Cùng với đó, nguồn thu từ học phí chỉ để đáp ứng một phần chi thường xuyên của cơ sở giáo dục đào tạo. Phần lớn còn lại chủ yếu do Ngân sách nhà nước cấp phát hàng năm.
Đến nay, cùng với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, chính sách học phí cũng đang được nghiên cứu, hoàn thiện từng bước theo hướng tiếp cận và đáp ứng yêu cầu của hạch toán kinh tế.
Do đó, GS Đinh Văn Sơn cho rằng, việc đổi tên "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo" cần phải cân nhắc thấu đáo có nên hay không. Nếu như thay đổi tên gọi mà không làm thay đổi bản chất của học phí thì không nên. Vấn đề xã hội quan tâm là chính sách học phí trong thời gian tới sẽ như thế nào mới là điều quan trọng.
Hiện nay, ở các nước trên thế giới, người ta vẫn gọi là học phí mặc dù họ cũng thường xuyên điều chỉnh, hoàn thiện chính sách học phí.
"Việc đổi tên gọi của học phí cần phải cân nhắc. Không nên lặp lại một số những trường hợp đổi tên mà kết quả không đem lại điều gì, ví dụ như: "Doanh nghiệp vừa và nhỏ" đổi thành "Doanh nghiệp nhỏ và vừa". Hoặc mới đây, đổi tên "Trạm thu phí đường bộ BOT" thành "Trạm thu giá". Việc đổi tên này đã và đang là đề tài tranh luận sôi nổi của cộng đồng xã hội", GS Sơn nhấn mạnh.
Việc đổi tên có thể khiến các trường “lạm thu”
Đóng góp vào việc sửa đổi trên, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: “phí” là chi phí, là hao tổn trong tiêu dùng.
Cắt nghĩa từ “học phí” thì có thể hiểu đơn giản là tiền sinh viên nộp cho nhà trường trong khoảng thời gian nhất định về việc học tập của mình. Số tiền này được nhà nước quy định trong một khung nhất định.
GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam
Còn “giá” là giá trị của một vật, được quy định bằng tiền. “Giá dịch vụ đào tạo” là tiền sinh viên nộp cho nhà trường trong khoảng thời gian nhất định về việc học tập của mình.
Số tiền này các trường có thể tự ý đưa ra tùy theo dịch vụ, nhu cầu mà nhà trường cung cấp cho sinh viên. Vì thế nhà trường có thể tăng cũng có thể giảm “giá dịch vụ đào tạo”. Điều này sẽ vô tình tạo điều kiện khiến các trường có thể “lạm thu”.
Các trường có thể giải thích “dịch vụ đào tạo của tôi cao hơn, tôi thu nhiều tiền hơn” thì sinh viên cũng đành chịu và lúc đó không biết làm sao.
GS.TS Phạm Tất Dong cũng cho biết thêm, với việc thay chữ “phí” bằng chữ “giá”, các trường có thể lách qua quy định về phí của Nhà nước. Đồng nghĩa với việc các trường có thể thay đổi giá tuỳ thích.
Điều mà các trường ĐH và người dân đang quan tâm là tự chủ về nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo. Việc đổi từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo" cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các trường ĐH tự chủ về tài chính.
Tuy nhiên, một nền giáo dục văn minh là nền giáo dục hạ học phí ở mức thấp nhất, thậm chí là miễn phí học phí. Việc đổi từ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”, Bộ GD-ĐT cũng phải cân nhắc tới việc tạo cơ hội, tiếp cận với giáo dục ĐH chất lượng cao cho sinh viên nghèo ở các vùng khó khăn.
TheoVOV
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giận hờn vì người yêu xem phim người lớn
- ·Thủ tướng Chính phủ chủ trì Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023
- ·Bí thư Hà Nội nói về việc cho học sinh đi học trở lại
- ·Đề xuất gói hỗ trợ lãi suất lên đến 20.000 tỷ kích cầu nền kinh tế
- ·Giá vàng hôm nay 16/4/2024: Vàng nhẫn tăng mạnh
- ·Chủ tịch nước thăm một số mô hình hợp tác xã có sản phẩm sáng tạo cao tại Ninh Bình
- ·Tạm đình chỉ Phó giám thị trại giam bị “tố” nhận 1,5 tỷ chạy việc
- ·Phản ánh không đúng sự thật ?
- ·Sao anh không thể chờ em thêm chút nữa
- ·Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Cộng hòa Pháp
- ·Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 6.129 tỉ đồng
- ·Ông Vũ Đức Đam: Không thể để một đợt dịch gây tổn thất lớn xảy ra nữa
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao ASEAN
- ·Quốc hội yêu cầu khẩn trương ban hành Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch
- ·Nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- ·Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử Ủy ban Luật quốc tế Liên hợp quốc
- ·Thủ tướng yêu cầu Cao Bằng dồn toàn lực cho tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Hà Lan
- ·Phiên đấu thầu vàng SJC vào sáng nay tiếp tục bị hủy
- ·Việt Nam cam kết phát triển đại dương xanh, bền vững tại UNOC 2022