【báo bóng đá anh mới nhất】Đề xuất sửa đổi cơ chế Quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp
Đề xuất sửa đổi,ĐềxuấtsửađổicơchếQuỹpháttriểnKHCNcủadoanhnghiệbáo bóng đá anh mới nhất bổ sung nhiều nội dung phù hợp, sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất Hướng dẫn quyết toán kinh phí NSNN thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ |
Một số doanh nghiệp đã chủ động trích lập và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ Quỹ. Ảnh: ST |
Theo dự thảo báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KHCN, Bộ KHCN cho biết, giai đoạn 2015-2021, số tiền trích lập Quỹ cả nước đạt trên 23.000 tỷ đồng và sử dụng trên 14.000 tỷ đồng, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động KHCN và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp đã chủ động trích lập và sử dụng hiệu quả nguồn lực này cho hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, dẫn số liệu về tình hình trích lập và sử dụng Quỹ năm 2022 do Tổng cục Thuế cung cấp vào tháng 11/2023, dự thảo báo cáo cho biết, có khoảng 220 doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ với tổng số tiền trích lập là khoảng 6.500 tỷ đồng. Số tiền Quỹ đã sử dụng khoảng 3.200 tỷ đồng.
Như vậy, số tiền và số doanh nghiệp trích lập Quỹ không nhiều; việc sử dụng số tiền từ Quỹ chi cho hoạt động KHCN chỉ đạt 50%.
Về vấn đề này, Bộ KHCN đã chỉ ra nhiều hạn chế như chưa bình đẳng về quy định tỷ lệ trích lập Quỹ giữa các doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp nhà nước phải trích lập từ 3-10% lợi nhuận trước thuế trong khi các doanh nghiệp khác thì chỉ quy định trích lập tối đa 10%, thậm chí không trích lập Quỹ.
Hơn nữa, tỷ lệ trích lập Quỹ chưa phù hợp cơ cấu và quy mô doanh nghiệp Việt Nam. Bởi đặc thù ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số, nguồn thu nhập trước thuế của các doanh nghiệp này không lớn, nếu áp dụng cùng tỷ lệ trích lập Quỹ tối đa 10%/năm thì số tiền trích lập Quỹ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất nhỏ, không đủ để doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp FDI có nhu cầu và tốc độ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ rất lớn nhưng qua khảo sát thực tế gần như không có doanh nghiệp FDI nào trích lập Quỹ này.
Ngoài ra, chế tài xử lý vi phạm pháp luật về Quỹ chưa đồng bộ và chặt chẽ; quy định pháp luật về Quỹ chưa phù hợp với pháp luật về doanh nghiệp… Quy định pháp luật về xử lý Quỹ được trích lập nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% không khuyến khích được doanh nghiệp trích lập Quỹ và tích lũy Quỹ cho các dự án nghiên cứu dài hạn…
Để sửa những bất cập như trên, Bộ KHCN đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KHCN.
Trong đó, về Quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp, dự thảo Nghị định đề xuất sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 9 về tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước chủ động xác lập tỷ lệ trích lập Quỹ tối thiểu nhưng không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập năm nhằm bảo đảm tính bình đẳng về quy định tỷ lệ trích lập Quỹ giữa các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác.
Đồng thời, việc sửa đổi quy định này cũng làm giảm các ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp nhà nước theo Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Với quy định về nội dung chi, dự thảo Nghị định cũng sửa đổi và xây dựng 2 phương án. Phương án 1: "Mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp”. Phương án 2: "Mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cho anh chị nhà, có đòi được không?
- ·Thủ tướng ra công điện tăng cường phòng, chống dịch để thực hiện mục tiêu kép
- ·Bí thư Hà Nội: Tập trung phát triển kinh tế
- ·FLC Faros (ROS) có Phó Tổng Giám đốc mới sinh năm 1990
- ·Bạn gái “chuyên nghiệp” quá tôi cũng sợ
- ·Phó Thủ tướng: TP.HCM cần chuẩn bị cho doanh nghiệp sản xuất từng phần
- ·Đề nghị khắc phục tình trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt chậm
- ·Đồng Tháp tập trung truy vết xử lý nhanh các ổ dịch mới trên địa bàn
- ·5 dịch vụ mâm cúng Long An giá rẻ chất lượng
- ·Vải thiều Thanh Hà xuất khẩu sang Pháp, Bỉ với giá dự kiến gần 500.000 đồng/kg
- ·Công việc và tố chất cần có của một nhân viên bán hàng
- ·Thu nhập khá từ vườn bơ OCOP 3 sao
- ·Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ Khối Cơ quan Dân Chính Đảng TP Cần Thơ tiến hành đại hội nhiệm kỳ 2025
- ·Bà Nguyễn Thị Thu Lam được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN TP Cần Thơ
- ·Tập trung thực hiện đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta lúa chất lượng cao
- ·Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp Singapore tăng cường đầu tư tại Việt Nam
- ·TP.HCM: Nỗ lực hết mình để đảm bảo sức khỏe cho người dân
- ·TP.HCM tăng cường nhiều kênh cung ứng hàng hoá
- ·Giá heo hơi hôm nay 15/8/2024: Người chăn nuôi vẫn có lợi nhuận cao
- ·Thủ tướng phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế