Mục đích của cuộc thi Tìm kiếm trang phục dân tộc cho Khánh Vân tại cuộc thi Miss Universe 2020đó là tạo một sân chơi mang tính công bằng, chuyên nghiệp để từ đó tìm ra một thiết kế ấn tượng, độc đáo phản ánh đúng tinh hoa văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế.
Ngay từ khi "ấn định" sẵn chủ đề tôn vinh tà áo dài truyền thống đã có rất nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là một con dao 2 lưỡi. Một mặt, áo dài sẽ rất phù hợp với Khánh Vân và toát ra vẻ đẹp rất riêng của người con gái Việt. Mặt khác, đề tài này sẽ bị giới hạn, bó buộc ý tưởng đối với các bạn trẻ, cậu bé tay ngang, thậm chí là chưa từng được biết qua kỹ thuật thêu vá.
Cũng giống như các mùa giải trước, cuộc thi năm nay không giới hạn tuổi tác, không giới hạn số lượng bài dự thi nên các bạn trẻ tha hồ thỏa sức với đam mê hội họa. Thậm chí một thí sinh gửi tới cuộc thi 3, 4 bài với các chủ đề khác nhau. Với đam mê cháy bỏng với nghệ thuật và nhiệt huyết của sức trẻ nên ban tổ chức vẫn ghi nhận những tác phẩm nghệ thuật của những tài năng không đợi tuổi.
Trước hết, cần phân biệt rõ 2 phạm trù thiết kế thời trang và bản vẽ màu trên giấy. Thông qua các bộ trang phục được ban tổ chức công bố, rất nhiều những "thiết kế" sơ sài bị fan so sánh với... bài tập vẽ, tô màu "bất chấp" của các cậu bé, em bé tiểu học. Vậy chúng ta chờ đợi gì ở những thiết kế như thế này?
Tính đến thời điểm này, "Bún chả nem" đang là thiết kế duy nhất lấy cảm hứng từ ẩm thực so kè với vô vàn những họa tiết hoa sen, cánh cò, rồng phượng. Việc đưa một món ăn vào trong từng bộ trang phục dân tộc không phải là một điều mới mẻ, nhưng nếu so với các bản vẽ kì cựu trước đây, rõ ràng "Bún chả nem" đang chỉ dừng lại ở một bức tranh tô màu của một cậu bé chập chững bước vào tiểu học.
Mặc dù quá trình từ bản vẽ đi đến thành phẩm là một chặng đường rất dài, khi có sự cố vấn, can thiệp của các nhà thiết kế nổi tiếng. Việc này cũng tạo ra phản ứng nhiều chiều. Những bản vẽ sơ khai sẽ được chắp cánh, tô hoa điểm phấn, được khoác trên mình một diện mạo mới nhưng nó lại đánh mất đi chất riêng, cá tính riêng.
Hoa sen từ lâu vốn là niềm cảm hứng, chất liệu quen thuộc trong thời trang. Đẩy cao họa tiết hoa sen vào những bộ trang phục dân tộc không khó, nhưng việc biến "quốc hoa" của Việt Nam khác xa hẳn so với ý nghĩa của đại đa luôn được mặc định hoa sen chỉ phù hợp trong việc kết đôi với hình tượng con cò. Và thực tế, đây là nhận định đúng với lứa tuổi của các cậu bé chập chững biết tô, biết vẽ.
Rõ ràng, với mục đích chân chính đi tìm kiếm một tinh hoa văn hóa dân tộc đủ lớn, đủ tầm vóc, đủ sức mạnh kèn cựa với bạn bè quốc tế thì trước hết bản phác thảo - bản sketch phải đảm bảo tính khả thi về bố cục, tính nhất quán về sức bền khi ra thành phẩm.
Vẫn đồng ý quan điểm trong việc khuyến khích các tài năng trẻ trong việc phát huy sức sáng tạo ở một sân chơi công bằng, lành mạnh và có sức hút. Thế nhưng hơn hết, nhưng khán giả vẫn cần nhìn thấy nhiều hơn ở các bạn trẻ một sự chỉn chu, hoàn thiện với tư cách là một thí sinh đi thi đấu.
Cùng theo dõi SAOStar để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Khánh Vân tại Miss Universe 2020.