【kết quả cup c2】Giải ngân vốn ODA đạt tỷ lệ rất thấp, giải pháp nào “tăng ga” ?
Vấp nhiều vướng mắc,ảingânvốnODAđạttỷlệrấtthấpgiảiphápnàotăkết quả cup c2 một số dự án có tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp KBNN yêu cầu đồng bộ giải pháp, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công Nhiều nguyên nhân khiến giải ngân vốn ODA của các địa phương chậm trễ |
Nhiều nguyên nhân dẫn tới việc giải ngân vốn ODA của các bộ, ngành, địa phương đạt tỷ lệ rất thấp. Ảnh minh họa: Vietnam+ |
Nhiều dự án chậm tiến độ do vướng nút thắt thẩm định giá thiết bị
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong việc coi nhiệm vụ thực hiện và giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2024, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để chỉ đạo công tác giải ngân như đôn đốc các chủ đầu tư đăng ký kế hoạch giải ngân theo tháng; rà soát, kiện toàn các ban chỉ đạo để phân công các đồng chí lãnh đạo Bộ trực tiếp chỉ đạo để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, đối với khối bộ, ngành, tính đến hết ngày 15/5/2024, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài đạt 8,58% kế hoạch vốn được giao. Đáng chú ý, có 8/10 bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024, 2/10 bộ có tỷ lệ giải ngân trên 10%. Trong khi đó, kết quả giải ngân của các địa phương chỉ đạt 5,7% kế hoạch vốn được giao. Có tới 28/53 địa phương chưa giải ngân vốn NSTW cấp phát bổ sung có mục tiêu cho NSĐP, 5/53 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 15%. |
Bộ Tài chính cũng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ công tác giải ngân như tổ chức các cuộc làm việc với các đoàn 2 Bộ (Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT) và 3 địa phương (Thanh Hóa, Huế và Đắk Lắk), các chủ dự án kịp thời ghi nhận các vướng mắc, khuyến nghị các giải pháp xử lý theo thẩm quyền; chỉ đạo rút ngắn thời gian thực hiện kiểm soát chi và giải quyết đơn rút vốn…Tuy nhiên, kết quả giải ngân vốn nước ngoài 5 tháng đầu năm 2024 (tính đến ngày 15/5/2024) của các bộ, ngành, địa phương đạt rất thấp.
Chia sẻ thông tin về tình hình triển khai dự án cũng như nguyên nhân đến nay Bộ LĐ-TB&XH vẫn chưa giải ngân được kế hoạch vốn 2024, bà Đoàn Thanh Phượng (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, vướng mắc chủ yếu là do vấn đề thẩm định giá khi các đơn vị thẩm định giá thiết bị từ chối thẩm định giá dẫn tới cả 3 tiểu dự án thành phần đều không thể triển khai được các gói thầu. Khó khăn liên quan đến vấn đề thẩm định giá đã diễn ra ngay từ năm 2022 và từ năm 2023, Bộ đã có nhiều báo cáo về vấn đề này.
Còn đại diện Bộ GD&ĐT - một trong những đơn vị có kết quả giải ngân 0% trong 5 tháng đầu năm 2024 cho biết, năm 2024, số vốn được giao của Bộ GD&ĐT là 629 tỷ đồng cho dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cho Đại học Đà Nẵng. Vướng mắc chủ yếu khiến dự án này không giải ngân được trong năm 2023 mà phải kéo dài sang năm 2024 là về tài sản đảm bảo và ký hợp đồng vay lại, còn hiện nay vướng mắc lớn nhất của dự án là về thẩm định dự toán khi việc tìm được các nhà thẩm định giá, báo giá là rất khó khăn. Để thúc đẩy tiến độ, đại diện Bộ GD&ĐT kiến nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ Đại học Đà Nẵng thẩm định sớm 6/13 hạng mục công trình còn lại để tiến hành các bước tiếp theo, đồng thời cho biết phấn đấu đến tháng 9/2024 sẽ có khối lượng giải ngân.
Cần rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án
Theo ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ giải ngân rất thấp xuất phát chủ yếu từ việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân do chậm triển khai các công tác sẵn sàng cho đầu tư như chậm giải phóng mặt bằng, chưa hoàn tất ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế, chậm trong khâu đấu thầu, ký kết hợp đồng, điều chỉnh thiết kế cơ sở; dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay; công tác kế hoạch vốn chưa bám sát tiến độ triển khai của các dự án;... Thực tế này cho thấy mục tiêu giải ngân 95% như Chính phủ đã đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP rất khó hoàn thành.
Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài như Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024, theo Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT cần hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ, thủ tục trong việc gia hạn thời gian bố trí vốn để tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án; hướng dẫn rõ ràng hơn cho các địa phương về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đối với các dự án Ô triển khai tại nhiều cơ quan.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tiến hành rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án, đặc biệt lưu ý các dự án có năm lập kế hoạch là năm giải ngân cuối cùng để đảm bảo đủ vốn cho các dự án, tránh việc phải gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, phát sinh nhiều thủ tục hành chính. Đối với các trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra, phải cắt giảm, chuyển giao kế hoạch vốn đã được giao, cần có văn bản đề xuất cắt, giảm, điều chuyển gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trước 30/6/2024 để phối hợp thực hiện. Đối với chương trình, dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các địa phương cần báo cáo và phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&ĐT để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh đầu tư. Trên cơ sở phê duyệt, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư, các địa phương phối hợp với Bộ Tài chính để điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký (nếu có).
Đối với các dự án có vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai, các địa phương, Ban quản lý dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện; hoàn thiện các thiết kế kỹ thuật, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc đấu thầu hợp đồng; sớm xử lý các vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án. Các Ban quản lý dự án trung ương của các dự án Ô do các bộ, ngành làm cơ quan chủ quản cần có hướng dẫn, tập huấn về nghiệp vụ, năng lực cho các ban quản lý dự án địa phương để đảm bảo dự án được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Tại Hội nghị với các bộ, ngành, địa phương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng đầu năm 2024 vừa được Bộ Tài chính tổ chức, các đại biểu đã làm rõ tình hình giải ngân nguồn vốn này tại đơn vị, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn này: Ông Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính): Sẵn sàng phối hợp để hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải ngân “Quá trình thực hiện các dự án vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải thực hiện theo hai quy trình: phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong nước về đầu tư công và dự án NSNN; tuân thủ các yêu cầu cụ thể của các nhà tài trợ. Một số nhà tài trợ có khả năng xử lý rất nhanh với những dự án không có nhiều vướng mắc, nhưng trong một số trường hợp, một số nhà tài trợ trả lời rất chậm. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của các dự án. Các nguyên nhân làm chậm tiến độ đã rõ, vấn đề quan trọng nhất là đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án này. Đặc biệt là các dự án này đang đi hai vai. Với vai dự án đầu tư công thì chúng ta phải đăng ký vào kế hoạch đầu tư công trung hạn; với vai là dự án sử dụng vốn vay lại thì phải đảm bảo tiến độ giải ngân theo đúng cơ chế tài chính đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực tế giải ngân vốn đầu tư công và nguồn vốn vay lại của các địa phương thường thấp hơn rất nhiều so với vốn đã được đăng ký. Điều đó cho thấy các địa phương vẫn có tình trạng đăng ký vượt khả năng trả nợ thực tế, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phân bổ và giải ngân chung. Với vai trò là cơ quan chủ trì (Bộ KH&ĐT), cơ quan tham gia (Bộ Tài chính), chúng tôi sẵn sàng phối hợp để hỗ trợ các dự án triển khai sớm hơn. Với những kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính sẽ tập hợp để báo cáo Chính phủ và đưa ra các kiến nghị cần thiết để hỗ trợ các bộ, ngành địa phương đẩy nhanh tiến độ, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc triển khai các dự án vốn ODA và vốn vay ưu đãi”. Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Word Bank (Đại học Quốc gia Hà Nội): Nỗ lực để rút ngắn thời gian “Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội được giao kế hoạch vốn là 645,77 tỷ đồng, đến ngày 15/5 /2024 vẫn chưa giải ngân được. Rất mong các bộ, ngành tạo điều kiện để đảm bảo thời gian còn lại để triển khai dự án vì hiện nay áp lực rất lớn, việc thẩm định, đấu thầu rất mất thời gian theo quy định của Luật Đấu thầu mới. Chúng tôi đang nỗ lực để rút ngắn thời gian và phấn đấu đến cuối năm sẽ đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất có thể. Chúng tôi kỳ vọng trong 1-2 tuần tới sẽ có những gói nộp lên Bộ Tài chính xin giải ngân đầu tiên. Thời gian thực hiện dự án còn lại ngắn, rủi ro việc dự án phải kéo dài sang kỳ trung hạn giai đoạn 2026-2030 là rất cao, vì vậy đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục hỗ trợ đơn vị làm việc với nhà tài trợ tìm ra các giải pháp phù hợp để vừa đảm bảo đẩy nhanh tiến độ dự án vừa bảo toàn nguồn vốn theo Hiệp định tài trợ đã ký kết để triển khai đầu tư đầy đủ các hạng mục dự án theo quyết định dự án đã được phê duyệt. Chúng tôi cam kết thực hiện các công việc một cách quyết liệt nhất để thực hiện kế hoạch như đã đăng ký với các bộ, ngành”. Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT): Vướng mắc lớn nhất là giải phóng mặt bằng “Khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong việc tổ chức thực hiện các dự án là giải phóng mặt bằng. Cụ thể, đối với dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, một số gói thầu chưa được bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công và di dời đường dây điện. Với dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM, công tác giải phóng mặt bằng chưa được xử lý dứt điểm. Đối với Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, công tác thu hồi rừng, trồng rừng thay thế, GPMB, tái định cư bị chậm do thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng bị chậm (mất 1,5 năm để chuyển đổi) và thiếu vốn. Công tác dời hệ thống điện của các công ty điện lực địa phương rất chậm”. Ông Lê Sinh Tiến, Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở KH&ĐT Hà Nội: Ước giải ngân vốn ODA năm 2024 đạt 65,97% kế hoạch “Năm 2024, 6 dự án ODA của Thành phố được giao kế hoạch vốn ODA là 3.895.590 triệu đồng. Về giải ngân, tính theo số đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi và xác nhận hoàn thành là 856.333 triệu đồng, đạt 21,98% kế hoạch. Ước thực hiện đến 31/1/2025, giải ngân vốn ODA kế hoạch năm 2024 khoảng 2.569.959 triệu đồng, đạt 65,97% kế hoạch. Con số này đạt thấp chủ yếu là do các vướng mắc của Dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn – ga Hà Nội đã cơ bản được giải quyết tuy nhiên việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án và gia hạn các hiệp định vay chậm so với kế hoạch đặt ra. Dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đã được phê duyệt gia hạn thời gian thực hiện đến năm 2025, tuy nhiên phải tiếp tục gia hạn đến năm 2027 do chất lượng dịch vụ tư vấn và các sản phẩm dịch vụ của liên danh tư vấn cung cấp còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác thực hiện 4 gói thầu xây lắp của dự án; nhà thầu gói thầu số 3 và số 4 có năng lực quản lý và tài chính kém. Đối với dự án Tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội, kiến nghị Cục Phòng cháy chữa cháy – Cứu hộ cứu nạn (Bộ Công an), Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Tổng Cục môi trường (Bộ TN&MT) tiếp tục ưu tiên, hướng dẫn phối hợp chặt chẽ với UBND Thành phố để đẩy sớm công tác nghiệm thu và bàn giao, chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án”. Hoài Anh (ghi) |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngôi sao điện ảnh Dương Tử Quỳnh thảo luận bàn tròn với các 'Đại sứ nhỏ' Vinschool
- ·Đại sứ Hoa Kỳ: Việt Nam và Hà Nội đã chủ động, minh bạch chống dịch Covid
- ·Cẩn trọng với chất lượng khẩu trang trong suốt kẻo ‘tiền mất tật mang’
- ·Samsung Vietnam có thể giảm xuất khẩu gần 6 tỷ USD năm nay
- ·Khó khăn trong quản lý hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài
- ·Từ 1/8, ôtô kinh doanh vận tải phải đổi sang biển màu vàng
- ·Khuyến khích hoạt động bán hàng trực tuyến để phòng dịch Covid
- ·Vì sao Ấn Độ là nơi sản xuất vaccine lớn nhất thế giới
- ·Việt Nam trước cơ hội vàng thu hút FDI
- ·Kinh tế toàn cầu cần 26.000 tỷ USD để khôi phục vì Covid
- ·Không kiểm tra xe chở hàng thiết yếu, lương thực phục vụ vùng có dịch COVID
- ·Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chuẩn bị tiềm năng để phục hồi kinh tế
- ·Thanh tra diện rộng về quản lý thông tin di động: Xử lý 6.900 SIM rác
- ·Các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 15/4
- ·Thủ tướng yêu cầu chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- ·GDP toàn cầu dự báo sụt giảm 3% trong năm 2020, tồi tệ hơn khủng hoảng năm 2008
- ·Hội đồng châu Âu phê chuẩn hoàn tất Hiệp định EVFTA
- ·Bắc Ninh: Bệnh viện Đa khoa Hồng Phúc không đạt yêu cầu an toàn phòng chống dịch COVID
- ·Sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại nhà
- ·Thủ tướng chủ trì họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dầu khí và hàng không