【ti so live】Kinh tế Việt Nam chịu tác động như thế nào từ "làn sóng tăng lãi suất" của các quốc gia?
Chuyên gia "hiến kế" ổn định tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,ếViệtNamchịutácđộngnhưthếnàotừquotlànsóngtănglãisuấtquotcủacácquốti so live5% trong năm 2022 Ba tín hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam |
Nhiều quốc gia tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát
Lạm phát của Mỹ và Cộng đồng chung châu Âu tăng cao và lập kỷ lục trong 40 năm qua. Tại Mỹ, tháng 6/2022 lạm phát tăng đến 9,1%, còn tại EU, lạm phát lập kỷ lục mới 8,9% vào tháng 7/2022, đồng thời là tháng thứ 9 lạm phát của khu vực này tăng.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) |
Để kiềm chế lạm phát, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới đã nâng lãi suất với mức khá cao.
Cụ thể, ngày 27/7 vừa qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ quyết định nâng lãi suất cơ bản đồng USD với mức 0,75%, đây là lần thứ hai trong vòng 2 tháng FED đã nâng lãi suất với mức cao, đưa lãi suất hiện tại của nền kinh tế lên mức 2,25% - 2,5% - mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.
“Ngoài ra, FED có thể tăng thêm một đợt lãi suất 0,75% vào cuối năm 2022” - ông Nguyễn Bích Lâm dự báo và cho biết, lãi suất tham chiếu của FED có thể tăng lên mức 3,1%- 3,6% vào cuối năm nay và 3,6%-4,1% vào cuối năm 2023.
Cùng với FED, ngày 21/7 vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất cơ bản đồng EUR với mức tăng 0,5%, chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm sau 11 năm; Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 13 năm qua; ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đều đã có từ 1 - 3 lần tăng lãi suất từ đầu năm đến nay.
Nhiều quốc gia trên thế giới tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát đang gia tăng |
Cùng với việc tăng lãi suất, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, FED còn thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán khoảng 427,5 tỷ USD trong nửa cuối năm 2022. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tác động tới kinh tế thế giới trên 5 phương diện, bao gồm: Thứ nhất, mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, tổng cầu hàng hóa và dịch vụ thế giới suy giảm.
Thứ hai, đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác làm cho đồng nội tệ của các nước yếu đi so với USD, vì vậy kích thích xuất khẩu nhưng nhập khẩu sẽ đắt hơn, đặc biệt nhập khẩu xăng dầu.
Thứ ba, lãi suất USD tăng, các nhà đầu tư lo ngại rủi ro, rút vốn từ các thị trường mới nổi, quay về đầu tư tại thị trường Mỹ và một số thị trường phát triển khác để phòng tránh rủi ro và hưởng lãi suất cao. Điều này tác động đến dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Thứ tư, tăng lãi suất USD sẽ tác động tiêu cực đến khả năng vay vốn trên thị trường quốc tế của các nước thuộc thị trường mới nổi vì các tổ chức cho vay sẽ đòi trả lãi cao hơn lãi suất khi họ đầu tư an toàn hơn tại Mỹ. Điều này gây khó khăn đối với chính phủ các nước thuộc thị trường mới nổi khi đang phải đương đầu với giá năng lượng và lương thực nhập khẩu tăng cao do đại dịch và xung đột tại Ukraine.
Thứ năm, Mỹ tăng lãi suất khiến giá trị đồng USD, tỷ giá giữa đồng nội tệ và USD tăng, gây thêm gánh nặng cho các quốc gia khi phải trả nợ nước ngoài tăng lên, khiến cho dự trữ ngoại tệ cạn kiệt. Bên cạnh đó khi FED tăng lãi suất sẽ thúc đẩy ngân hàng trung ương các nước phải tăng lãi suất để ổn định cán cân vãng lai, dẫn tới suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Khi đồng USD tăng giá trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động không nhỏ tới ổn định sản xuất và gia tăng tác động của lạm phát chi phí đẩy do nhập khẩu lạm phát |
Kinh tế Việt Nam sẽ tác động ra sao?
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, mặc dù kinh tế Mỹ đã có 2 quý suy giảm liên tiếp, kinh tế và tổng cầu thế giới suy giảm, điều này có tác động nhưng không nhiều tới thương mại quốc tế của Việt Nam. Bởi đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng thiết yếu, như hàng dệt may, da giày, sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản.
Ở các nước khi suy thoái, người dân vẫn phải sử dụng những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu này. Thêm nữa, giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đối với chi tiêu của các nước trên thế giới không lớn, nên kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều. Thực tế trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nước ta đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
“Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Khi đồng USD tăng giá trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động không nhỏ tới ổn định sản xuất và gia tăng tác động của lạm phát chi phí đẩy do nhập khẩu lạm phát”– ông Nguyễn Bích Lâm cho biết thêm.
Đặc biệt, theo phân tích của ông Nguyễn Bích Lâm, việc Mỹ tăng lãi suất khiến nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của chính phủ và doanh nghiệp sẽ tăng lên. Theo Bộ Tài chính, hiện nay khối lượng vay vốn trong nước của Chính phủ chiếm 90% và vay vốn nước ngoài chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị hàng năm; các khoản vay trong nước của Chính phủ có xu hướng tăng nhanh và chiếm vai trò chủ đạo, nợ nước ngoài giảm dần. Vì vậy, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ bị tác động không nhiều trước việc đồng USD tăng giá.
Tuy vậy, vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tăng cao, khi FED tăng lãi suất, khu vực doanh nghiệp sẽ tăng gánh nặng trả nợ vay nước ngoài.
Theo đó, để kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô, tạo nền tảng quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế, ông Nguyễn Bích Lâm đề xuất, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát…
Trong đó, Bộ Công Thương chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất, giảm thiểu tác động của nhập khẩu lạm phát đối với nền kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn, cần có giải pháp nhập khẩu kịp thời nguyên nhiên, vật liệu, cắt giảm chi phí sản xuất; đối với các mặt hàng thiếu hụt dài hạn cần chủ động tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng thay thế.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm:Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Khi đồng USD tăng giá trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động không nhỏ tới ổn định sản xuất và gia tăng tác động của lạm phát chi phí đẩy do nhập khẩu lạm phát. |
(责任编辑:World Cup)
- ·5 lần phẫu thuật não, bé gái vẫn đối mặt với “cửa tử”
- ·Nông Thuý Hằng được đánh giá thế nào khi thi quốc tế?
- ·Màn đọ dáng 'nét căng' của dàn thí sinh Miss Universe VN
- ·Ban tổ chức Miss Universe Vietnam lên tiếng về chuyện 'bán giải'
- ·Bài thơ Thi nhân của Hữu Ước
- ·Rộ tin đồn Khánh Vân là đại diện Việt Nam tại Miss Supranational 2024?
- ·Lương Mỹ Kỳ xài chiêu như Thùy Tiên nhưng 'lộ nguyên hình' khi cầm mic
- ·Á hậu Hoàng Nhung bị một đàn chị 'lơ đẹp' ở sự kiện hậu đăng quang?
- ·Mức hưởng chế độ BHXH tăng đồng loạt trong năm 2019
- ·Cảm động trước tuổi thơ cơ cực của Hoa hậu Hoàn vũ 2023
- ·Thu nhập bấp bênh, li hôn rồi quyền nuôi con tính thế nào?
- ·Body rực lửa của Miss Grand International 2023
- ·1 thí sinh gây khó hiểu khi có hành động 'lạ' ở phút đăng quang MIC
- ·Những nàng hậu Việt khiến fan tiếc nuối khi về nhì tại các cuộc thi
- ·Sếp vừa giỏi, vừa đẹp...sao em giành lại được chồng?
- ·Thái Lan xác lập thành tích 'B2B' tại cuộc thi nhan sắc quốc tế
- ·Hương Ly có đủ trình để chinh chiến Miss Supranational 2023
- ·Bản sao Đặng Thu Thảo được khen nức nở ở Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023
- ·IDC yêu cầu Hà Nội đưa cơ chế đặc thù
- ·Miss Grand International giảm 'follow', bị Miss Universe vượt mặt