【hà lan đội hình】Tình yêu gốm sứ trong văn học nghệ thuật Bình Dương
“Ai về chợ Thủ/ Bán hũ bán ve/ Bán bộ đồ chè/ Bán cối đâm tiêu”. Trong câu hát xưa ấy đã khẳng định gốm sứ Bình Dương là một thương hiệu trứ danh. Ngày nay,ìnhyêugốmsứtrongvănhọcnghệthuậtBìnhDươhà lan đội hình gốm sứ còn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của các văn nghệ sĩ Bình Dương.
Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh với Tổ khúc “Bình Dương quê tôi” tại Đại hội Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Bình Dương lần VII, nhiệm kỳ 2015-2020
Từ âm nhạc…
Còn nhớ, trong lễ khai mạc Liên hoan Búp Sen Hồng lần thứ XXII - năm 2016 do Bình Dương đăng cai tổ chức, đông đảo khán giả của 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã có dịp thưởng thức nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Ấn tượng nhất là hình ảnh những chiếc bình gốm đẹp mắt chứa đựng tinh hoa đất trời trong bài “Tuyệt vời gốm sứ Bình Dương” của nhạc sĩ Phan Hữu Lý. “Gốm ơi sứ ơi về phương xa. Sắc xuân nước men nào phôi pha. Khắp nơi tiếng thơm ngợi ca: Hàng gốm sứ quê mình xứng tầm cao. Tuyệt vời gốm sứ Việt Nam. Tuyệt vời gốm sứ Bình Dương”.
Vẻ đẹp độc đáo của gốm sứ Bình Dương không chỉ làm ngẩn ngơ trái tim bao người mà những câu chuyện về những làng nghề gốm sứ cũng khiến các nhạc sĩ viết nên những khúc nhạc chất chứa tình cảm. Trong ca khúc “Duyên dáng Bình Dương” của Phạm Đắc Hiến, tình yêu đôi lứa như được se duyên lành từ những sản vật của vùng đất này. “Bình Dương cho anh sức sống trào dâng nhịp đưa mái chèo/ Về quê hương em thương lắm gốm Thuận An theo về miền Tây/ Ôi sông quê bát ngát nhấp nhô ngất ngây lòng ta/ Những chiếc lu nhẹ tênh lướt sóng đong đầy yêu thương…”. Những sản vật ấy còn làm vương vấn lòng du khách khi đến với Bình Dương, nhất là những sản phẩm gốm sứ, để rồi hóa thành khúc nhạc “Thương người em gái Bình Dương”. Ca khúc do Lệ Hồng sáng tác nhanh chóng làm ngất ngây cảm xúc của người nghe bởi những ca từ mộc mạc nghĩa tình. “Về Bình Dương làng gốm thân thương/ Bàn tay em gái vẽ muôn sắc hồng/ Thương em, em gái Bình Dương/ Hoa tay em vẽ nét rồng phụng bay/ Đẹp thêm gốm sứ ngày nay/ Nước non như ngọc đắm say lòng người”.
Mới đây, với tập ca cổ “Hồn gốm”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn đã xuất sắc đoạt giải A cuộc thi văn học nghệ thuật giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ năm 2020. Với tập ca cổ này, khán giả mộ điệu sẽ có dịp hiểu thêm về sự gần gũi của gốm sứ trong cuộc sống hàng ngày, bởi trong đó có “món quà sành sứ mẹ gửi cho con được nặn từ đất quê hương qua nắng sớm mưa chiều”, “bình trà để con nhớ hầu cha”, “chén dĩa tinh tươm hầu mẹ sớm chiều”, “cái ơ kho cá”, “bình bông”, “cái lu”… Những món quà ấy còn chất chứa biết bao niềm thương mến trường tồn cùng thời gian giống như “những vật dụng đơn sơ mẹ gửi lớp men vẫn bóng ngời, mát rượi với thời gian”, “nồi đất vào chiến khu nuôi quân kháng chiến”, “khi người thân khuất vào trong sương khói nhờ chiếc lư hương lưu lại mối thâm tình”…
… đến các thể loại nghệ thuật khác
Trước đây, để chuẩn bị cho Festival gốm sứ Việt Nam - Bình Dương năm 2010, CLB Nhiếp ảnh Bình Dương đã tổ chức cho các hội viên tác nghiệp tại các cơ sở, công ty sản xuất gốm sứ trong tỉnh với chủ đề “Gốm và cuộc sống”. Qua quá trình tác nghiệp tại các cơ sở sản xuất gốm thuộc các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, như: Thuận An, Thủ Dầu Một, Tân Uyên... các hội viên đã sáng tác được hàng trăm tác phẩm có chất lượng về nội dung, giá trị về nghệ thuật, như: Bức tranh gốm, Gốm Bình Dương từ thủ công đến hiện đại, Thả hồn theo nét vẽ trên gốm... Cũng từ đây, nhiều tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật đã liên tiếp đoạt giải thưởng cao.
Theo ông Trần Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh, nhằm quảng bá những sản vật từ các làng nghề truyền thống của Bình Dương, hình ảnh những chiếc bình gốm, lu, chậu… đã được các biên đạo dàn dựng sân khấu hóa rất công phu, đầy ý nghĩa. Đặc biệt, các tiết mục múa về gốm sứ Bình Dương còn để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng các đại biểu nước ngoài mỗi khi thưởng thức các chương trình nghệ thuật chào mừng các hội nghị, sự kiện giao lưu, đối ngoại của tỉnh.
Có thể khẳng định, dù có được sinh ra trên đất Bình Dương hay không thì những người sống trên vùng đất này đều không thể cưỡng lại được sức hút của gốm sứ, nhất là các văn nghệ sĩ đã yêu gốm sứ và đưa gốm sứ vào các tác phẩm văn học nghệ thuật để các thế hệ mai sau thụ hưởng, để lưu giữ và quảng bá sâu rộng hơn về những nét độc đáo của sản vật trứ danh Bình Dương từ xưa đến nay.
THỤC VĂN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đơn thư bạn đọc đầu tháng 10/2011
- ·Thông báo tuyển dụng viên chức năm 2023
- ·Rốt ráo xử lý hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái
- ·Sâu sát cơ sở, quyết liệt chỉ đạo
- ·Thủ tướng: Ngành kế hoạch và đầu tư phải nhận diện rõ thời cơ, thách thức
- ·Tăng cường giao thương kinh tế, văn hóa giữa TP. Shizuoka và TP. Huế
- ·Phái sinh: Các hợp đồng giảm nhẹ vì bên bán chiếm ưu thế cuối phiên
- ·Dùng phiếu theo dõi trừ lùi các lô hàng được cấp C/O ưu đãi
- ·Lệch nhau về cảm hứng, tôi sẽ ly hôn
- ·Quyết định, tuyên dương 11 “Dũng sỹ nghìn việc tốt”
- ·Em doạ tự tử nếu tôi đòi chia tay
- ·TVSI – Nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư sáng tạo nhất Việt Nam 2021
- ·Phát động hoạt động hỗ trợ “Điểm vệ sinh miễn phí” cho du khách
- ·Tông vào xe tải bên đường, hai anh em gặp nạn
- ·Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tích cực
- ·VCBF được phép chào bán chứng chỉ Quỹ Đầu tư cổ phiếu tăng trưởng VCBF
- ·Vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng: Các chủ cây xăng “thu lợi khủng” như thế nào?
- ·Thông cáo về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội Khóa XV
- ·Ra mắt sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện quyết tâm chống tham nhũng
- ·Erik ten Hag khiến các sao MU xúc động mạnh vì món quà bất ngờ