【nhandinh bong da】Sự cấp thiết sửa đổi toàn diện Luật Dầu khí hiện hành
(CMO) Trong 14 năm công tác ở Quốc hội, trên cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, rồi Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội, tôi đã nhiều lần đồng hành cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) với nhiều kỷ niệm sâu sắc...
Như nhiều địa phương có cơ sở sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Cà Mau đã thực sự khởi sắc khi Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau, công trình trọng điểm quốc gia giai đoạn 2000-2005 hoàn thành việc xây dựng và lần lượt đi vào hoạt động từ năm 2006. Khi đó, tôi trúng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XII tại tỉnh Cà Mau, khu vực bầu cử số 1 gồm thành phố Cà Mau và 2 huyện U Minh và Thới Bình trở nên gắn bó với Petrovietnam.
Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau vận hành an toàn, ổn định có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau. |
Con đường từ thành phố Cà Mau về xã Khánh An, huyện U Minh, nơi có Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau được Petrovietnam ứng vốn đầu tư khang trang, hiện đại, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện U Minh.
Trong suốt 2 khóa làm ĐBQH tỉnh Cà Mau, trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh luôn có mặt ông Lê Mạnh Hùng, khi đó là Trưởng ban Quản lý dự án Khí - Điện - Đạm, rồi Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), nay là Tổng Giám đốc Petrovietnam. Nhiều mong muốn của bà con cử tri Cà Mau về việc làm, đào tạo nghề, giao thông nông thôn, an sinh xã hội đã được ông Lê Mạnh Hùng lắng nghe và hỗ trợ.
Sau này, khi ở cương vị Phó Tổng giám đốc, rồi Tổng Giám đốc Petrovietnam, mặc dù luôn bận rộn công việc, nhưng ông Lê Mạnh Hùng và nguyên Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Minh Hồng đã nhiều lần dành thời gian tiếp các ĐBQH tỉnh Cà Mau, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Huyện ủy - UBND huyện U Minh để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn với địa phương.
Nhờ sự giúp đỡ quý báu, hỗ trợ tận tình của Petrovietnam, nhiều công trình y tế, giáo dục, giao thông nông thôn ở Cà Mau đã được hoàn thành, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân vùng sâu, vùng xa. Các vị đại biểu dân cử và người dân nơi đây luôn trân trọng và ghi nhớ những nghĩa cử cao đẹp của Petrovietnam.
Trong 14 năm công tác ở Quốc hội, trên cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, rồi Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội, tôi nhiều lần được tham gia các buổi làm việc với Petrovietnam. Do vị trí đặc biệt quan trọng của Tập đoàn đối với kinh tế vĩ mô, chỉ số tăng trưởng GDP và thu ngân sách, nên hầu như hàng năm, khi chuẩn bị thẩm tra các báo cáo của Chính phủ với Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN), Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đều có buổi làm việc với Petrovietnam để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, dự kiến sản lượng khai thác, doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn.
Là người từng chứng kiến tỷ trọng thu nộp NSNN hàng năm của Petrovietnam từ lúc còn là 2 con số trên tổng thu NSNN, ngân sách trung ương đến nay giảm xuống còn 1 con số, tôi hiểu được câu chuyện tranh luận ở nghị trường về dự kiến giá dầu thô trong dự toán NSNN để tính số thu nộp ngân sách của Petrovietnam.
Thế nên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XII, XIII là ông Phùng Quốc Hiển, sau này là Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, đã chỉ đạo chúng tôi lập nhóm nghiên cứu, theo dõi dự báo thị trường và giá dầu thô trên các sàn giao dịch hàng hóa giao sau của thế giới để có đánh giá độc lập về vấn đề này.
Tôi còn có dịp cùng các đoàn công tác của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội làm việc với Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn,… khảo sát, nắm tình hình để tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ trong việc giải quyết những khó khăn về cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam.
Mới đây nhất, trong Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã xem xét và chấp thuận để Petrovietnam được sử dụng lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ để xử lý số tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn và thực hiện dự toán, quyết toán theo quy định.
Tôi cũng gắn bó với ngành Dầu khí qua nhiều buổi tọa đàm, hội thảo như: “Dầu khí Việt Nam phát triển cùng đất nước”, ngày 13/12/2018 tại Báo Quân đội Nhân dân; hay tọa đàm trực tuyến: “Luật Dầu khí cần mang đặc thù dầu khí”, ngày 9/11/2021 tại Báo Lao động mới đây.
Năm 2015, khi đoàn công tác của Ủy ban Tài chính - Ngân sách do tôi dẫn đầu thăm và làm việc với Quốc hội Peru, chúng tôi đã gặp gỡ một số cán bộ của PVEP công tác ở Dự án Liên doanh dầu khí Lô 67 tại Peru. Đây là một dự án khó khăn và khi đó điều kiện làm việc và sinh hoạt của anh em dầu khí ở Peru cũng rất vất vả, rủi ro cao. Sau này, khi về nước, anh em vẫn còn liên lạc với nhau rất tình cảm.
Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khảo sát tại Giàn công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ ngày 29/8/2018 (tác giả đứng thứ 3 từ phải sang). |
Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hồng Thanh dẫn đầu mà tôi được tham gia sau khi khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrovietnam, nhất là ở khu vực dịch vụ kỹ thuật, hậu cần Cảng Dầu khí Vũng Tàu hay tại Giàn công nghệ trung tâm số 3 mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro hiện đại nhất ngành Dầu khí Việt Nam ngày 28-29/8/2018, được tận mắt chứng kiến sự lớn mạnh toàn diện của Petrovietnam và nhận thấy việc hoàn thiện thể chế cho ngành Dầu khí như một ngành kinh tế đặc biệt với nhiều đặc thù để luật hóa các cơ chế, chính sách của Đảng, thể hiện tại nhiều nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị rất chậm, đoàn đã có nhiều kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội để tháo gỡ khó khăn cho ngành Dầu khí.
Chính vì lẽ đó mà việc sửa đổi toàn diện Luật Dầu khí hiện hành đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để tháo gỡ những nút thắt trong phát triển một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, gắn phát triển kinh tế - xã hội bền vững với bảo đảm quốc phòng, an ninh, có tác động lan tỏa tới nhiều ngành kinh tế quốc dân khác, góp phần thắng lợi thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 cũng như Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo các Nghị quyết của Đảng./.
TS. Trần Văn, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhói lòng nghe tâm sự của một người vợ đi ngoại tình
- ·Tạo sinh kế lâu dài cho người dân
- ·Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
- ·Chủ động ứng phó với sạt lở bờ sông
- ·Giá vàng hôm nay 22/9: Tăng 1,5 triệu đồng trong tuần
- ·Nỗ lực với chỉ tiêu giảm nghèo
- ·Tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến công nhân
- ·Nỗi buồn vụ mai tết
- ·CPI âm mà… hàng tồn, giá cao?
- ·Bé T. bị bạo hành đã xuất viện, sức khỏe ổn
- ·Xây dựng văn hóa liêm chính trong cán bộ, đảng viên
- ·Con bệnh mắt, mẹ bị khối u gan, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng
- ·3 đôi vớ “hàng chợ” 750 ngàn đồng và nỗi buồn ngành du lịch...
- ·Khánh thành 2 cầu giao thông nông thôn ở huyện Phụng Hiệp
- ·'Giải mã' sức hút từ 'thung lũng Silicon' của Đài Loan
- ·Lan tỏa mô hình đường hoa nhà sạch
- ·Quỹ từ thiện VESAF (hoa kỳ): Khởi công xây dựng nhà tình thương
- ·Cấp chi phí hỗ trợ ban đầu cho 38 người lao động làm việc thời vụ tại Hàn Quốc
- ·Xót lòng vợ chăm chồng và hai con trai bệnh hiểm nghèo
- ·Trao nhiều xe đạp và quà cho học sinh tại xã Vĩnh Viễn A