【kèo c1 châu âu】Khó nhận biết trái cây ngâm, ủ hóa chất
Hoa quả để cả tháng vẫn tươi
Tại chợ hoa quả đầu mối Long Biên (Hà Nội),ónhậnbiếttráicâyngâmủhóachấkèo c1 châu âu các loại hoa quả đổ về đây bao giờ cũng được phân thành hai loại: quả xanh chưa chín và loại đã có dấu hiệu dập nát, chín nẫu. Với loại quả đã chín, chủ hàng thường bán “siêu rẻ” cho những người chế biến hoa quả bán sẵn làm nước uống giải khát, còn những quả chưa chín sẽ được “ngậm hoá chất” để nhanh chín và bảo quản lâu hơn.
Loại hoá chất phổ biến là đất đèn. Sau khi đóng hoa quả chưa chín vào thùng, người bán sẽ rắc bột đất đèn lên trên để “ép chín”. Nhưng để hoa quả thực sự “đẹp mắt”, tươi nguyên, nhiều chủ cửa hàng còn ngâm hóa chất gồm bột đất đèn, chất chống thối để vừa chín nhanh vừa không thối. Ngay tại chợ Đồng Xuân, Long Biên cũng bán các loại thuốc chống thối trên với giá rất rẻ, từ 30.000–45.000 đồng/kg. Đây là hoá chất rất độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng công dụng giữ hoa quả rất “thần kì”.
Theo người bán hoá chất, một kg có thể hoà tan được 200 lít nước, đủ ngâm hàng trăm cân hoa quả các loại. Nếu ngâm với nồng độ đậm đặc, hoa quả có thể để vài ba tháng đến nửa năm mà vẫn “tươi roi rói”. Ngoài ra còn có những chất như Ethrel, bột sắt làm chín hoa quả nhanh, thuốc diệt cỏ 2,4D chống vi sinh vật thâm nhập vào hoa quả gây nhanh thối rữa.
Màu sắc hoa quả có hóa chất thường đẹp, ngửi có mùi hắc. Ảnh: internet |
Những quả hồng xiêm, quả lê có thể hái khi còn xanh, nhìn không ngon nhưng chỉ cần nhuộm ít hóa chất sẽ chuyển thành màu vàng thẫm, vỏ quả căng mịn khiến nhiều người tưởng quả chín, ăn sẽ ngọt hơn. Chủ cửa hàng cho biết, mỗi ngày cửa hàng bán được từ 50-100 kg loại bột chống mốc này. Không chỉ bán cho những người muốn giữ tươi hoa quả, các hàng làm ô mai, muối dưa, cải chua, dưa kiệu… cũng đến mua.
Hoa quả ngoại chưa chắc đã chất lượng
Chị Thanh Loan (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, mỗi khi đi lễ hay giỗ chạp nhà chị hay được biếu lê hoặc táo, hồng xiêm. Những loại hoa quả này có thể để trong tủ lạnh hoặc ở ngoài đến vài ba tháng mà không hề chín nẫu hay thối hỏng. Khi bổ đôi quả lê, táo thường thấy phần cuống hột có những chất trắng trắng, không hiểu là loại hoá chất gì.
Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người tiêu dùng khi chứng kiến quá trình “giữ tươi” đáng kinh ngạc của hoa quả bán trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, không phải loại hoá chất nào do người trồng hay người bán sử dụng đều độc hại. Cục bảo vệ thực vật cho biết, các loại thuốc đất đèn, Ethrel sau khi phân tích thấy có chứa Ethaphon (hoạt chất dùng kích mủ cao su đã được sử dụng ở Việt Nam) nếu sử dụng với nồng độ phù hợp sẽ không gây hại cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, khi phản ứng với nước, thuốc sẽ giải phóng hai gốc axit, tự hết dần trong quá trình quả chín. Nhưng điều đáng ngại là người bán thường hám lợi nên pha đậm đặc, pha với tỉ lệ... lung tung cốt sao thúc chín thật nhanh, hoặc sử dụng nước bẩn để pha. Chính điều này gây ra tác dụng ngược của thuốc. Lo ngại hoa quả trong nước sử dụng nhiều hoá chất, lại có tâm lí sính “ngoại”, nhiều bà nội trợ chuyển sang dùng các loại hoa quả có nhãn mác xuất xứ từ Thái Lan, Mỹ, New Zealand…
Nhiều loại rau, củ, quả ướp hóa chất để giữ tươi lâu. Nguồn: internet |
Tuy nhiên, loại hoa quả “đa quốc tịch” này còn sử dụng nhiều chất bảo quản, chất kích thích hơn các loại hoa quả trong nước. Do vận chuyển đường xa, mất nhiều thời gian, người bán phải sử dụng các loại thuốc trên để vừa chống mốc, vừa bảo quản hàng hóa không hư hại.
Theo các chuyên gia hoá học, các loại chất bảo quản này có gốc clo, peroxit, chất diệt cỏ 2,4D... Gốc clo rất độc nhưng do không mùi, không vị, không màu nên khó phát hiện. Chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả.
Về việc nhận biết các loại trái cây có ngâm ủ hoá chất cực độc, các chuyên gia đều khẳng định là rất khó vì các độc chất trên có tính chất không màu, không mùi, không vị. Do đó, người tiêu dùng nên áp dụng phương châm “mùa nào thức nấy”, tránh ăn hoa quả trái mùa vì loại này sử dụng nhiều chất độc hại nhất.
Xoài, đào, lê, táo, hồng xiêm là các loại hoa quả sử dụng nhiều chất bảo quản nhất. Người tiêu dùng nên chọn hoa quả có dáng vẻ tự nhiên thay vì thiên về những loại quả nom đẹp mã, quá bóng bẩy. Hoa quả mua về nên ngâm qua nước muối loãng vài phút trước khi ăn. Ngâm rửa kĩ hoa quả sẽ giúp các thành phần hoá chất, chất bảo quản phân huỷ, giảm nguy cơ độc hại.
Phương Thu
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thị trường hàng hóa: Áp lực bán mạnh trên thị trường hàng hóa thế giới
- ·Tra cứu âm lịch hôm nay ngày 18 12 2024
- ·Bảo hộ bản quyền tiêu chuẩn trong bối cảnh cách mạng CN 4.0: Thách thức và giải pháp
- ·Tiêu chuẩn mới về thiết bị an ninh dành riêng cho các tổ chức tài chính
- ·TP.HCM công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2024
- ·Bảo hộ bản quyền tiêu chuẩn trong bối cảnh cách mạng CN 4.0: Thách thức và giải pháp
- ·Tiêu chuẩn quốc tế về đường bộ
- ·Quy định mới về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- ·Thừa Thiên Huế sẽ sắp xếp, phân bổ biên chế công chức hợp lý khi lên Trung ương
- ·Đẩy mạnh áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 tại doanh nghiệp
- ·Tài xế xe khách bỏ chạy sau khi tông chết người đàn ông ngồi bên đường
- ·Áp dụng phương pháp TPM, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng
- ·Cao đẳng Công thương Việt Nam: Không ngừng nâng cao chất lượng, vì lợi ích thực sự của người học
- ·Xe bán tải Toyota Hilux 2020 đẹp long lanh giá chỉ từ hơn 500 triệu sắp trình làng có gì hay?
- ·Công nhận huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Tục nhuộm răng đen độc đáo của phụ nữ dân tộc Lào
- ·Tiêu chuẩn ISO 17822: Đánh giá kết quả chính xác trong phòng thí nghiệm y tế
- ·Người rắn hé lộ nền văn minh 7500 năm trước ở Tây Á
- ·Thành công trong cơ cấu lại chi tiêu ngân sách, hỗ trợ tăng trưởng
- ·Thị trường smartphone Việt 2020: Các ông lớn không còn ‘ăn ngon ngủ yên’