【ltd c3】Sửa đổi Luật Thủ đô: Cần các quy định mang tính vượt trội, đặc thù
Sửa đổi Luật Thủ đô: Cần các quy định mang tính vượt trội,ửađổiLuậtThủđôCầncácquyđịnhmangtínhvượttrộiđặcthùltd c3 đặc thù
Ngày 14/4, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì cuộc họp để trao đổi, thảo luận về các nội dung dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Cuộc họp có sự tham gia của các thành viên Tổ nghiên cứu, các Sở, ngành của thành phố Hà Nội, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các chuyên gia, nhà khoa học.
Thay mặt Nhóm thường trực Tổ nghiên cứu, xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết: Ngay sau Phiên họp đầu tiên của Tổ nghiên cứu, Bộ Tư pháp đã cùng với UBND Thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ.
Theo đó, đã rà soát, chỉnh lý Bản dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên của Tổ; xây dựng bản so sánh giữa dự thảo Luật Thủ đô(sửa đổi) với Luật Thủ đô năm 2012 và các quy định pháp luật hiện hành; tổ chức 15 cuộc họp để rà soát, trao đổi các nội dung nhằm thể chế đầy đủ các giải pháp của chính sách đã được Chính phủ thông qua vào dự thảo Luật. Bước đầu, Nhóm thường trực Tổ nghiên cứu đã trao đổi, thảo luận và xây dựng dự thảo Tờ trình, dự thảo Luật để báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội.
Về một số nội dung cụ thể, ông Tuyến cho biết hiện nay, dự thảo Luật được thiết kế theo 6 Chương với 53 điều. Chương I (Những quy định chung) gồm 6 điều, trong đó cơ bản kế thừa các quy định tại Chương I Luật Thủ đô 2012. Chương II (Tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội) gồm 11 điều, đây là Chương mới so với quy định của Luật Thủ đô 2012 và thể hiện rõ quan điểm tăng cường phân quyền, phân cấp cho Thành phố.
Chương III (Xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô) gồm 17 điều, quy định các cơ chế đặc thù, vượt trội để thu hút nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nông nghiệp; phân cấp, phân quyền cho chính quyền thành phố trong việc quy định các cơ chế tài chính, ưu đãi trong các lĩnh vực (miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; quy định chế độ an sinh xã hội cao hơn, chính sách đãi ngộ nghệ nhân văn hóa phi vật thể; quy hoạch, phát triển đô thị…). Chương IV (Tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô) gồm 5 điều. Chương V (Liên kết, phát triển Vùng Thủ đô) gồm 6 điều. Chương VI (Điều khoản thi hành) gồm 08 điều.
Tiếp đó, các đại biểu tham dự họp đã trao đổi, thảo luận về các vấn đề còn ý kiến khác nhau, bao gồm: bố cục dự thảo Luật; việc bổ sung danh hiệu công dân ưu tú; mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội; việc thành lập các cơ quan chuyên môn đặc thù cấp thành phố, cấp huyện; vấn đề tăng số lượng và tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách HĐND Thành phố; quy định thành phố Hà Nội được đàm phán, quyết định vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nước ngoài theo bảo lãnh của Chính phủ; quy định ưu đãi về thuế...
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Thủ đôcần đặt trong tổng thể của hệ thống pháp luật hiện hành, cố gắng tối đa đưa vào dự thảo Luật những quy định phù hợp, khả thi, đặc biệt cần bám sát các quy định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tinh thần của 9 nhóm chính sách đã được thông qua.
“Nghị quyết số 15 đã xác định rõ tinh thần Hà Nội phải đi nhanh, đi trước cả nước, vì vậy chúng ta cần chắt lọc những tinh túy để đưa vào dự thảo Luật, ví dụ như vấn đề biên chế, tổ chức bộ máy phải tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”, Thứ trưởng nói.
Về nội dung, Thứ trưởng yêu cầu dự thảo Luật phải đảm bảo tính Hợp hiến, phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng; tập trung vào các quy định mang tính vượt trội, khác biệt, đặc thù để khai thác được vị trí, tiềm năng, thế mạnh vượt trội của Hà Nội chứ không nên quá dàn trải.
- ·5 công ty dược trong nước xin nộp hồ sơ sản xuất thuốc kháng virus điều trị COVID
- ·Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh
- ·Thanh Hoá: Nộp ngân sách gần 19 tỷ đồng từ chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·Quý I, doanh thu thuần của Gelex đạt 6.410 tỷ đồng
- ·Tiêu chuẩn về nhựa
- ·Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?
- ·Tuyên Quang: Thu nội địa quý I/2024 tăng hơn 22% so với cùng kỳ
- ·Cục Thuế TP. Đà Nẵng thu hồi nợ thuế năm 2023 hơn 4.500 tỷ đồng
- ·Prudential ra mắt Pru
- ·Hải quan Gia Lai
- ·Phát triển ngành công nghiệp Vùng đồng bằng sông Hồng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
- ·Nhà hàng ở Hạ Long chật cứng khách ăn hải sản
- ·Hải quan Lạng Sơn đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp vượt qua khó khăn
- ·Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?
- ·Vì sao Bộ Y tế nhất quyết đòi cấm thuốc lá điện tử?
- ·Công nhận địa điểm tập kết hàng hóa tại Bến cảng tổng hợp KCN Ông Kèo
- ·Ông lớn lọc hoá dầu Dung Quất muốn được bán dầu thô khi cấp bách
- ·Bộ Tài chính nhất trí đề xuất ga Kép là ga liên vận quốc tế
- ·Quảng Ninh xử lý 30 vụ buôn lậu, gian lận thương mại chỉ trong 1 tháng
- ·Giá vàng nhẫn chiếm lại mốc 57 triệu đồng/lượng