【bóng đá bảng xếp hạng ý】Lĩnh vực công nghệ bị tác động mạnh bởi suy thoái kinh tế
Cổ phiếu sụt giảm,ĩnhvựccôngnghệbịtácđộngmạnhbởisuythoáikinhtếbóng đá bảng xếp hạng ý các startup thất bại, những gã khổng lồ công nghệ trước đây dường như không ai có thể chạm tới, đang lung lay trước rủi ro từ triển vọng u ám của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ tạo ra hậu quả nghiêm trọng với các công ty và lực lượng lao động của họ.
“Cùng với đại suy thoái 2008-2009 và bong bóng dot-com năm 2000, đợt sụt giảm lần này sẽ là 3 lần điều chỉnh lớn nhất của thị trường trong vòng 20 năm qua”, David Sacks, đồng sáng lập và đối tác tại quỹ Craft Ventures cho biết.
Người lao động cũng cần phải chuẩn bị cho những biến động sắp tới. Việc thiếu hụt lao động công nghệ, kết hợp với xu hướng nghỉ việc (Great Resignation) đã từng cho họ lợi thế trong đàm phán với các công ty. Tuy nhiên, họ sẽ phải đối mặt với những đợt cắt giảm nhân sự và điều chỉnh lương thưởng thời gian tới.
Dù vậy, một số công ty sẽ chứng tỏ được khả năng “chống suy thoái” khi công nghệ của họ đang là yếu tố thiết yếu đối với cơ sở hạ tầng của nhiều công ty khác.
Trèo cao ngã đau
Các công ty điện toán đám mây thường được cho là có vị thế tốt trong bối cảnh thị trường hỗn loạn. Nhưng hàng chục tỷ USD đã bốc hơi, ngay tại những công ty lớn nhất trong lĩnh vực này như: Snowflake, Salesforce hay cả Amazon đều không miễn nhiễm với lạm phát.
Công ty dữ liệu Snowflake trụ sở tại Montana đã mất một nửa giá trị vốn hoá kể từ đầu năm 2022. Vấn đề của công ty này nằm ở chính mô hình kinh doanh dựa trên việc sử dụng điện toán của khách hàng. Khi thị trường đi xuống, các công ty buộc phải cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động nội bộ, dẫn tới ít người sử dụng dịch vụ thuê bên ngoài hơn.
Trong khi đó, CEO Amazon Andy Jassy cho hay, kết thúc năm 2021, Amazon phải đối mặt với chi phí cao hơn do thiếu hụt chuỗi cung ứng, lao động và áp lực từ lạm phát. Cuộc chiến Nga – Ukraine đẩy giá xăng dầu tăng cao, khiến chi phí tất cả hàng hoá toàn cầu nhảy vọt.
“Công ty đã phải đối mặt với một số điều bất thường trong vài năm qua, một số nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng tôi. Lạm phát là một điều như vậy, chi phí vận tải đường bộ, đường biển và hàng không cùng nhiên liệu tăng lên rất nhiều”.
Dòng sữa nuôi startup cạn kiệt
Các công ty khởi nghiệp ghi nhận dòng vốn kỷ lục trong năm 2021, với hơn 621 tỷ USD nhưng việc thu hút dòng tiền đầu tư đang ngày càng trở nên khó khăn. Ngay cả với lĩnh vực M&A (thâu tóm và sáp nhập) cũng đang ở trong một hoàn cảnh chưa từng có trong lịch sử gần đây.
Những công ty thâu tóm chủ yếu là các ông lớn Internet, lại đang cẩn trọng do lọt vào tầm giám sát chặt chẽ của chính phủ. Trong khi đó, những “thiếu gia” khác cũng đang bị ảnh hưởng với cổ phiếu sụt giảm theo xu hướng chung thị trường.
Sequoia Capital, quỹ đầu tư đứng sau Google, Apple và Airbnb đã cảnh báo những nhà sáng lập được rót vốn đừng hi vọng thị trường hiện tại có thể hồi phục nhanh chóng.
Nhân sự công nghệ lao đao
Đã từng có thời điểm lực lượng lao động trong ngành công nghệ có nhiều lợi thế để yêu cầu một công việc đảm bảo lâu dài với mức đãi ngộ cao. Tuy nhiên, cán cân tình thế đã thay đổi khi việc đóng băng tuyển dụng và cắt giảm nhân sự diễn ra ở mọi công ty bất kể quy mô.
Đầu tháng 5, công ty mẹ của Facebook, Meta Platform cho biết, sẽ cắt giảm tuyển dụng để giảm thiểu chi phí. Trong khi đó, nền tảng xã hội Twitter vừa được tỷ phú Elon Musk mua lại cũng đối mặt với những đợt tái cơ cấu nhân sự trong thời gian tới. “Twitter có 8.000 nhân viên nhưng không ai biết tất cả họ đang làm gì”, David Sacks, nhà đầu tư công nghệ và bạn lâu năm của Musk cho biết. Ông dự đoán CEO Tesla sẽ thực hiện cắt giảm hơn ½ nhân sự tại đây.
Dù nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao, nhưng hãng xe điện Tesla cũng vừa ra thông báo tạm dừng tuyển dụng toàn cầu. CEO Elon Musk đã yêu cầu các nhân viên quay trở lại văn phòng toàn thời gian hoặc nghỉ việc, động thái được cho là một cuộc sa thải “trá hình”.
Ngoài ra, chế độ lương thưởng dành cho nhân viên công nghệ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế. Tại một số công ty, cổ phiếu giảm 50% giá trị, tác động trực tiếp tới những nhân viên được thưởng bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc trả lương cao cho nhân viên mới cũng không phải là lựa chọn của những hãng công nghệ đang “chảy máu” tiền mặt.
“Nhìn thấy thu nhập giảm mỗi ngày trên thị trường cổ phiếu khiến các nhân viên bị phân tâm”, Will Hunsinger, cựu sáng lập và CEO công ty nghiên cứu Riviera Partners nói.
Vinh Ngô
(责任编辑:World Cup)
- ·“Tái” thế này là…gọt chân cho vừa giày?
- ·Xóa sổ đường dây cá độ bóng đá lớn ở Quảng Nam
- ·Đồng Nai: Xịt thuốc mê làm chủ nhà ngủ như chết, ung dung dọn sạch đồ
- ·Nữ sinh trường điện ảnh bị giết: Nghi phạm mới thuê trọ 2 tháng
- ·Không di chúc, phân chia tài sản thế nào?
- ·Thư tuyệt mệnh của người chồng giết vợ rồi tự sát ở tiệm gội đầu
- ·Giết vợ rồi vội vã đưa về quê làm đám tang
- ·Đưa thiếu nữ 'mù đường' Hà Nội ra chỗ vắng hiếp dâm
- ·Lo con trai tù tội vì lỡ quan hệ nhiều lần với bạn gái 13 tuổi
- ·Ông Lê Nguyễn Minh Quang đã được cho thôi việc
- ·Thế chấp đất để vay tiền nhưng... không chịu trả nợ
- ·Nam sinh đâm bạn tử vong trên bục giảng ở Khánh Hòa
- ·Xét xử BS Hoàng Công Lương: Luật sư nói Bộ Y tế sửa câu hỏi của cơ quan điều tra
- ·Ông Phùng Đình Thực mong được miễn tội để hoàn thành công trình khoa học
- ·7 năm nằm viện, khánh kiệt cả nhà
- ·Hàng trăm bị hại dự tòa vụ tiến sĩ tự xưng với trò lừa tỷ đô
- ·Phúc thẩm ông Đinh La Thăng: 'Người đặc biệt' khai gì?
- ·Tin pháp luật số 57: Nhóm khủng bố trụ sở công an ở TP.HCM
- ·Con em mà mù thì…niềm hy vọng cuối cùng cũng mất
- ·Giăng điện phòng thân, cha hại chết con trai