会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xh v league】Các chuyên gia lo ngại về nguy cơ kinh tế tụt hậu?!

【bảng xh v league】Các chuyên gia lo ngại về nguy cơ kinh tế tụt hậu?

时间:2024-12-23 10:56:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:304次

Đây cũng là câu hỏi lớn được đặt ra trong cả hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trung hạn mà các chuyên gia lo ngại tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam đến 2025: Cơ hội và Thách thức,ácchuyêngialongạivềnguycơkinhtếtụthậbảng xh v league do Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức sáng 10/10.

Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế trung hạn

Theo TS. Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, mức tăng trưởng GDP năm 2014 được trung tâm này dự báo chỉ đạt 5,71%, năm 2015 là 6,13%.

Theo đó, GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 dự báo đạt mức 5,75%. Lạm phát năm 2014 là 5,34%, năm 2015 là 6,33%. Lạm phát bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,05%.

kinh te viet nam den nam 2025
Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn từ 2016-2025.

Với kịch bản thấp, dự báo mức tăng trưởng GDP năm 2016-2020 là 6,50%, giai đoạn 2021-2025 là 7,07%. Lạm phát giai đoạn 2016-2020 là 6,7%, giai đoạn 2021-2025 là 6,5%.

Kịch bản này xuất phát từ nguyên nhân do kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, bất ổn và tác động đến nền kinh tế trong nước. Ngoài ra, quá trình cải cách kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng yếu và nguy cơ lạm phát vẫn thường trực do mô hình kinh tế chậm chuyển đổi. Vốn có thể tăng nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự được cải thiện rõ rệt trong trung hạn.

Với kịch bản cao hơn đưa ra con số GDP tăng 7,1% giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025 GDP tăng 7,61%. Lạm phát giai đoạn 2016-2020 là 7,21%, giai đoạn 2021-2025 là 7,78%.

Các chuyên gia đánh giá, kịch bản thứ hai có nhiều khả năng xảy ra hơn khi nền kinh tế thế giới ổn định và Việt Nam dốc toàn lực cho công cuộc cải cách nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Tuy hai kịch bản có những sự chênh lệch như vậy nhưng nhìn chung, các chuyên gia đều đánh giá, giai đoạn 5 năm 2016-2020, dự kiến quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ mạnh mẽ, cơ cấu ngành tiếp tục được dịch chuyển nhanh.

Vì vậy, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản tiếp tục giảm trong tổng GDP, có khả năng đạt mức 15% trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đạt mục tiêu chiến lược 2010-2020. Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn duy trì ổn định quanh mức 3%-4%.

Bên cạnh đó, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng trong tổng GDP, trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu, có thể đạt 45%.

Kinh tế tụt hậu không còn là nguy cơ

Cũng tại hội thảo này, nhóm nghiên cứu và các chuyên gia đều đưa ra một lưu ý sâu sắc và quan trọng trong tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam là nguy cơ tụt hậu.

Lưu ý này dựa trên cơ sở so sánh với các quốc gia trong khu vực, hiện chỉ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giảm trong 3 năm liên tiếp, từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Giai đoạn 2011-2013, tăng trưởng kinh tế ở mức khiêm tốn.

Trước đó, giai đoạn 2000-2005, tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm, đến giai đoạn 2006-2010 giảm xuống 6,3%/năm. Và giai đoạn 2011-2013, tăng trưởng GDP chỉ khoảng 5,62%. Xu thế giảm nhanh và liên tục bắt đầu từ năm 2007 đến năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm qua với tốc độ tăng GDP chỉ ở mức 5,25% - cũng thuộc hàng thấp nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Theo bà Phó Thị Kim Chi, Ban Phân tích và Dự báo – Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, với một bức tranh tăng trưởng như vậy cho thấy, kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những điểm nghẽn, sự mất cân đối và kém hiệu quả.

Chính vì vậy, trong cả hai kịch bản đưa ra đều tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu. Do nền kinh tế trong nước mất cân đối và kém hiệu quả, mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào thâm dụng vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp, thâm hụt ngân sách lớn, nợ xấu cao… Các lĩnh vực có sự phát triển nhanh như bất động sản, chứng khoán... nhưng lại không bền vững.

Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình tái cơ cấu, nhưng chưa hề có được một nền tảng vững chắc. Ngoài ra, xuất khẩu đa số dựa vào DN FDI. "Trong thời gian tới, nếu không có những động lực mới thì việc tụt hậu nền kinh tế đã hiển hiện trước mắt, chứ không còn là nguy cơ”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Theo TS. Đỗ Văn Thành, để tránh nguy cơ tụt hậu và nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đảm bảo được bền vững trong dài hạn cần giải quyết dứt điểm các nút thắt như nợ đọng trong thị trường bất động sản, nợ xấu và kiện toàn hệ thống tài chính tín dụng.

Đồng thời, TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, thời gian tới Việt Nam không còn dư địa cho mở rộng đầu tư để tăng trưởng nên cần tăng năng suất lao động, thay đổi năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Phải thiết lập được nền kinh tế thực sự cạnh tranh, và bảo đảm sự bình đẳng cho tất cả các chủ thể của thị trường.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, cần phải minh bạch, công khai hóa thông tin về hiện trạng nền kinh tế nhằm nâng cao niềm tin của giới đầu tư./.

Tố Uyên

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Băn khoăn khi em gái đòi bán nhà từ đường
  • ACG 25: Sáng kiến của các trung tâm lưu ký chứng khoán đáp ứng xu hướng đầu tư toàn cầu
  • Tạm dừng một số hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
  • Diễu hành hưởng ứng Ngày Dân số thế giới
  • Thu hồi tiền bồi thường vì… không phải lỗi của công ty?
  • Tuyển nữ Việt Nam đặt mục tiêu trận gặp Bồ Đào Nha tại World Cup nữ 2023
  • Chứng khoán phái sinh: Điểm số và thanh khoản tăng trở lại
  • Lý do khiến PSG để Messi rời Paris là sai lầm lớn
推荐内容
  • Có hai sổ bảo hiểm, muốn gộp lại làm một
  • Kết quả bóng đá Australia 1
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Hội đồng Thi đua
  • BAF dự kiến chào bán hơn 68,4 triệu cổ phiếu ra công chúng
  • Khách sạn trên ngọn cây giúp du khách cai nghiện công nghệ
  • Chứng khoán hôm nay (18/10): Bắt đáy mạnh khi VN