【quảng châu vs】Kiên quyết đóng cửa cơ sở xả thải gây ô nhiễm môi trường
Tăng cường thanh tra,ênquyếtđóngcửacơsởxảthảigâyônhiễmmôitrườquảng châu vs kiểm tra
Trả lời chất vấn về nội dung đến vấn đề nước thải gây ô nhiễm môi trường các lưu vực sông Nhuệ - Đáy và vấn đề ô nhiễm của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, sẽ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sớm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp xả chất thải trực tiếp ra sông.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ kiên quyết không cấp phép cho các dự án có xả nước thải ra môi trường mà nước thải không đạt tiêu chuẩn ở mức cao nhất và sẵn sàng đề nghị đóng cửa đơn vị, cơ sở vi phạm xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Cần hướng dẫn rất cụ thể về việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh đối với người nhiễm Covid-19. Ảnh: TL |
Về lâu dài, các địa phương tập trung hoàn thiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch; từ đó, thực hiện việc tách nước thải để xử lý tập trung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông; tăng cường hướng hợp tác công - tư, xã hội hóa trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý nước thải. Đồng thời, địa phương nào gây ô nhiễm chính chịu trách nhiệm chính trong xử lý ô nhiễm lưu vực sông. Ngoài ra, cần xây dựng các cụm công trình trạm bơm nước để bổ sung nguồn nước vào sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải để tạo dòng chảy, giảm ô nhiễm…
Đối với vấn đề xử lý nước thải đô thị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết luật, đặc biệt là các quy định về đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị, các khu vực tập trung dân cư; xử lý nước thải tại chỗ tại các hộ gia đình, khu dân cư chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
Theo đó, trong thời gian tới, cần thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; đặc biệt là cơ chế đầu tư theo phương phức đối tác công tư để huy động sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân trong lĩnh vực này.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, các địa phương cần ban hành lộ trình bố trí quỹ đất, đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trong trường hợp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải; ban hành lộ trình và chính sách hỗ trợ để tổ chức, hộ gia đình trong đô thị, khu dân cư tập trung xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận trong trường hợp không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu đô thị, khu dân cư tập trung đã hình thành trước đây; ban hành lộ trình thực hiện và chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại các khu dân cư không tập trung theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Đẩy mạnh xã hội hóa vấn đề xử lý rác thải chống gây ô nhiễm môi trường
Trả lời về giải pháp xử lý hiệu quả việc thu gom, xử lý rác, nhất là rác thải có chứa Covid-19 chống gây ô nhiễm môi trường; đánh giá về kết quả thực hiện chiến dịch hạn chế sử dụng túi ni lông và giải pháp để chiến dịch này thực hiện tốt hơn. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, vấn đề rác thải luôn là vấn đề cử tri quan tâm và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trước vấn đề đó, về các chính sách, Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng như các văn bản như nghị định, thông tư hướng dẫn luật sẽ từng bước giải quyết những tồn tại đó trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, vấn đề khó khăn nhất là thu gom, cần sự vào cuộc của tất cả các hệ thống từ cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và đặc biệt là người dân. Trước đây, việc xử lý rác thải, chất thải rắn chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh.
Tuy nhiên, với quan điểm rác thải phải là tài nguyên, cần tái chế, tái sử dụng, do đó, trong năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đánh giá lại toàn bộ các trung tâm xử lý rác thải, công bố các công nghệ phù hợp với từng địa phương đảm bảo đồng bộ về phương pháp thu gom, phân loại, xử lý.
Do đó, địa phương sẽ lựa chọn công nghệ phù hợp với mình, nhà nước có chính sách hỗ trợ trong việc này, tuy nhiên về lâu dài cần phải xã hội hóa vấn đề này để người dân, doanh nghiệp cùng tham gia, đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Đối với rác thải y tế của những người nhiễm Covid-19, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường coi đây là vấn đề quan trọng và quản lý theo tiêu chuẩn của chất thải nguy hại, do đó, sẽ phối hợp cùng Bộ Y tế có hướng dẫn rất cụ thể về việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh đối với người nhiễm Covid-19./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Mình về bên nhau đi em!
- ·Đột kích phòng thu âm ở TP.HCM, Công an phát hiện 'ổ' ma tuý
- ·Giám đốc 'nổ' là con nuôi của nguyên lãnh đạo công an tỉnh để lừa đảo
- ·Bắt thiếu nữ 17 tuổi ở Đắk Lắk đi cướp điện thoại
- ·Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tổng kết công tác năm 2022
- ·'Sư giả' Nguyễn Minh Phúc kháng cáo
- ·Điều tra án mạng khiến cô gái tử vong, nghi bị bạn trai sát hại
- ·Đi với vận tốc trên 80km/h đến 100km/h phải giữ khoảng cách an toàn thế nào?
- ·Vì tôi nghèo nên mất tình đầu
- ·Sẽ tuyên án 254 bị cáo trong đại án đăng kiểm vào ngày 23/8
- ·Tiến độ và lợi ích nút giao An Phú đối với The Global City
- ·Nhận hối lộ hàng chục tỷ, cựu Chủ tịch và cựu Bí thư Bắc Ninh nộp lại bao nhiêu?
- ·TP.HCM: Công an ập vào khách sạn, bắt nóng các đối tượng trộm cắp tài sản
- ·Xúc phạm uy tín trung tâm Anh ngữ trên mạng xã hội, người phụ nữ bị xử phạt
- ·Bé gái bị 50 con ong đốt kêu cứu
- ·Hoãn xét xử 5 cầu thủ Hà Tĩnh 'mở tiệc' ma túy trong khách sạn
- ·Đánh sập đường dây thuốc lá lậu lớn nhất từ trước đến nay ở Phú Yên
- ·Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa
- ·iPhone 16 Series: Ưu đãi chưa từng có tại Thế giới di động!
- ·Công an xã, phường có được kiểm tra và xử phạt vi phạm nồng độ cồn?