【kqbd nations league】Bỏ Hủ mùa sạt lở
(CMO) Là xã ven biển, có chiều dài bờ biển khoảng 16 km, hằng năm, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn phải hứng chịu sạt lở nghiêm trọng. Ấp Bỏ Hủ nằm ngay điểm nóng sạt lở của xã.
Nằm ở bờ Bắc cửa biển Bồ Đề, Khu tái định cư Bỏ Hủ ngày càng tiêu điều bởi cư dân bắt đầu “bỏ chạy” từ từ, lở tới nhà ai thì gia đình dời nhà đến nơi khác cất.
Tiêu điều khu tái định cư bỏ hủ
Đứng chỉ tay ra phía cửa biển Bồ Đề, bà Lâm Thị Nga nói nghe rất chua xót: “Trước đây khu vực ngoài đó còn khoảng chục hộ dân, nhưng do sạt lở họ đã dời nhà đi nơi khác rồi. Nhà tôi không biết có trụ được hết mùa này không nữa. Gia đình làm nghề biển gần bờ, thu nhập chẳng có bao nhiêu nên chưa đủ tiền dời đi chỗ khác".
Khu vực này trước đây có một đoạn đê dài khoảng 2 km để ngăn triều cường, bảo vệ đất sản xuất, tài sản của người dân nhưng bây giờ chỉ còn vài đoạn đất cao nhấp nhô, sóng biển đã cắt nó ra từng đoạn.
Dẫn chúng tôi ra khu vực trước đây là đoạn đê sau nhà, ông Nguyễn Thanh Phương nói: “Trước đây từ khu vực này ra kia còn một đoạn rừng phòng hộ nữa, giờ chú thấy đấy, nó hoàn toàn biến mất. Mỗi năm khoảng tháng 10 khi triều cường lên thì nước tràn vào nhà ngập cao gần 4 tấc, cây cối, rác... vào đầy nhà nhưng cũng đành chịu”.
Nói về đời sống người dân nơi đây, ông Phương thở dài: “Ở đây ai cũng làm biển, hôm nào trúng cũng được vài trăm, có khi cả triệu đồng nhưng bấp bênh lắm. Giờ tình hình ăn ở không ổn định thế này càng khổ, nếu dành dụm được thì cũng chưa dám cất bởi chẳng biết nó lở đến khi nào”.
Sạt lở tại khu vực ấp Bỏ Hủ, cửa biển Bồ Đề, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn đang rất nghiêm trọng. |
Dọc qua Khu tái định cư ấp Bỏ Hủ, biết chúng tôi đang tìm hiểu về tình hình sạt lở nơi đây, các chị đang vá lưới gọi với theo cười, nói cứ như cam chịu: “Mấy chú ra ngoài gần phía cửa biển đi mới thấy nó lở cỡ nào, đến mùa Nam chỉ thấy toàn nước thôi, chẳng khác nào biển, tháng sau mấy chú đến sẽ thấy. Trước, có mấy nhà nhưng giờ đã đi nơi khác rồi, có ai dám ở ngoài đó đâu”.
Nói về tình hình nơi đây, anh Đỗ Văn Hoà nuối tiếc: “Khu này mỗi năm đều sạt lở, càng lúc càng nhiều. Khoảng tháng 10 là mấy nhà ở đây nước ngập lênh láng hết, trước đây từ vị trí cất nhà ra phía biển khoảng 100 m vẫn còn rừng nhưng giờ không còn. Nếu còn rừng với bờ đê thì không ngập như bây giờ...”.
Cần di dời dân, bảo vệ sản xuất
Hiện nay, tình trạng sạt lở tuyến rừng phòng hộ rất xung yếu ven biển trên địa bàn xã Tam Giang Đông diễn ra rất nhanh và nghiêm trọng, nhiều điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao cần phải di dời dân vào trong để bảo vệ sản xuất cũng như tính mạng, tài sản của họ.
Ông Nguyễn Quốc Em, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I, cho biết: “Tốc độ sạt lở bình quân hằng năm vào sâu 50 m, có những vị trí sạt lở tới 70 m/năm. Đã có những điểm sạt lở vượt qua mốc ranh giới giữa rừng phòng hộ rất xung yếu và rừng phòng hộ xung yếu”.
"Ở khu vực rừng phòng hộ xung yếu có 19 hộ dân có đất sản xuất. Đến thời điểm này, có 3 hộ dân đã bị sạt lở phần bờ hậu phía ven biển với diện tích 23,7 ha; 2 hộ có nguy cơ bị sạt lở trong năm 2018 với diện tích 8,17 ha. Còn 14 hộ với 61,21 ha có nguy cơ sạt lở trong khoảng thời gian từ 1-2 năm tới”, ông Nguyễn Quốc Em thông tin.
Phần lớn nơi bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở là các hộ nhận khoán để trồng rừng kết hợp nuôi thuỷ sản, với tổng diện tích hơn 93 ha. Ông Nguyễn Quốc Em cho biết: “Tình trạng sạt lở tại khu vực tái định cư Bắc Bồ Đề thuộc ấp Bỏ Hủ hiện tại rất nghiêm trọng, 70 hộ dân nơi đây đang có nhu cầu di dời đến chỗ ở mới”.
Trước thực trạng trên, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I đã báo cáo, đồng thời xin chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho phép các hộ dân có bờ bao đã bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở do sóng biển nói trên được phép dời bờ bao vào phía trong để bảo vệ sản xuất.
Tình trạng sạt lở ven sông, ven biển Đông đã và đang diễn ra ngày một nghiêm trọng, ngành chức năng cần xây dựng cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển. Trước mắt, hiện nay, việc sớm xây dựng các khu tái định cư để di dời những hộ sống tại khu vực có nguy cơ sạt lở vào để họ ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất là hết sức cần thiết. Về lâu dài, Cà Mau rất cần được đầu tư xây dựng tuyến đê biển phía Đông để bảo vệ tính mạng, tài sản người dân, bảo vệ rừng phòng hộ./.
Đặng Duẩn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·'Gỡ khó' cho doanh nghiệp ngành giấy, thông quan hàng hóa có nhiều tiến triển
- ·Các nước quản lý thuế tài nguyên như thế nào?
- ·Nhận định bóng đá Newcastle vs Arsenal: Pháo thủ vượt ngàn chông gai
- ·TP. Hồ Chí Minh: Chương trình bình ổn giá góp phần giảm lạm phát
- ·Chính thức khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
- ·Hải quan TPHCM: Gỡ vướng cho doanh nghiệp nhập khẩu gia vị
- ·Kết quả Real Madrid 5
- ·Vinachem sẽ là đầu mối quản lý các dự án Apatit
- ·Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam
- ·Thái Nguyên: Huyện Đồng Hỷ thu ngân sách vượt 42,3% dự toán
- ·Vụ xe biển xanh đón người nhà lãnh đạo: Bộ Công Thương đề xuất kỷ luật 3 người
- ·Ninh Bình: 2 tỷ đồng hoạt động xúc tiến thương mại
- ·Gỡ vướng cho doanh nghiệp khi làm thủ tục tại cửa khẩu nhập
- ·Plei Krông, mùa “giáp hạt”
- ·Máy bay ở Philippines rơi vào nhà dân, ít nhất 7 người thiệt mạng
- ·Thông quan gần 1.000 tờ khai xuất khẩu qua cảng Cát Lái trong dịp nghỉ lễ
- ·Tăng cường quản lý nước thải công nghiệp
- ·Đôn đốc công tác chuẩn bị phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2017
- ·Vì sao Ấn Độ là nơi sản xuất vaccine lớn nhất thế giới
- ·Tuyển Việt Namm nếu Công Phượng trở lại, mừng hay đáng buồn?