【net88 vin】Đã đến lúc G7 cần thay đổi về cơ cấu
Hội nghị G7 lần này đã không thống nhất được một giải pháp quan trọng nào trong các vấn đề nóng của thế giới như đảm bảo an ninh và phát triển thương mại. Câu hỏi đặt ra là liệu G7 có còn là một thể chế hữu hiệu nữa hay không khi tình hình chính trị,ĐãđếnlúcGcầnthayđổivềcơcấnet88 vin kinh tế-tài chính thế giới ngày nay hoàn toàn khác so với hồi thập niên 70 của thế kỷ trước, khi G7 được thành lập với mục tiêu là cải thiện sự hợp tác chính trị-kinh tế trên toàn cầu.
Mặc dù vấn đề được nhiều người quan tâm tại hội nghị lần này vẫn là việc không cho phép Nga gia nhập nhóm này song một câu hỏi khác cũng được đặt ra là tại sao G7 chưa bao giờ đề cập tới khả năng cho Trung Quốc tham gia nhóm dù tầm ảnh hưởng kinh tế, tài chính của Trung Quốc vượt trội so với Nga, còn về ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc cũng không thua kém Nga và đang ngày càng vươn lên. Trung Quốc không chỉ còn là một cường quốc ở khu vực châu Á mà đang mở rộng ảnh hưởng mạnh mẽ ở phạm vi toàn cầu.
Trên thực tế, các nước công nghiệp phát triển đang triển khai một chiến lược để kiềm chế và làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc ở các tổ chức quốc tế chứ không chỉ dừng ở việc không cho Trung Quốc cơ hội gia nhập G7. Tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc chỉ có 4% quyền bỏ phiếu so với 30% của Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, chiến lược kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc của EU và Mỹ lại đem lại những hiệu ứng ngược. Trung Quốc tăng cường đàm phán các FTA song phương và những hiệp định này đang tỏ ra rất thành công. Tại châu Á, đồng Nhân dân tệ đang dần trở thành ngoại tệ tham chiếu quan trọng hơn cả đồng Yen Nhật. Để không trở thành quốc gia hạng hai trong các tổ chức tài chính-tiền tệ bị phương Tây chi phối, Trung Quốc đã thiết lập thành công một thể chế mới là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB).
Điểm yếu lớn thứ hai của G7 là việc tổ chức này bị chi phối bởi tới 4 thành viên là các nước châu Âu. Chương trình nghị sự của hội nghị G7 tại Elmau cho thấy rõ sự già cỗi của cơ cấu thành viên này. Rất nhiều chủ đề như thương mại, ổn định tài chính toàn cầu, thị trường trái phiếu quốc tế hay chính sách an ninh thuộc trách nhiệm của EU chứ không phải từng nước thành viên riêng lẻ như Đức, Anh, Pháp hay Italy. Một vấn đề khác là trong nhiều nội dung thảo luận, 4 nước châu Âu trên cũng có xu hướng đàm phán riêng rẽ với các đối tác, đặc biệt là Mỹ để phục vụ lợi ích quốc gia hơn là để phục vụ cho lợi ích của EU. Ngược lại, Mỹ cũng tận dụng điều này để tác động từng nước phục vụ trước hết cho lợi ích của nước Mỹ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại các tổ chức quốc tế như IMF, Mỹ vẫn có ảnh hưởng chi phối mặc dù quyền bỏ phiếu của Mỹ chỉ bằng một nửa so với các nước EU cộng lại. Điều này cho thấy chừng nào từng nước lớn trong EU vẫn còn theo đuổi những mục tiêu riêng rẽ thì ở sân chơi toàn cầu, họ vẫn chỉ là những nước có ảnh hưởng tầm trung.
Trong bối cảnh trên, có lẽ đã đến lúc cần một sự cải tổ về cơ cấu đối với G7. Có đề xuất rằng G7 nên được cơ cấu lại thành G3 với Mỹ, EU, Trung Quốc hoặc G5 (cộng thêm Nhật Bản, Nga) vì điều này sẽ tốt hơn đối với châu Âu. Vị thế là một thành viên chung đại diện cho cả khối trong G3 hoặc G5 sẽ buộc các nước EU phải hợp tác, đoàn kết nhau hơn, cũng như quan trọng hơn là giúp châu Âu có một tiếng nói thống nhất để tăng cường ảnh hưởng. Sự cải tổ này cũng tốt cho cộng đồng quốc tế bởi chỉ khi ràng buộc Trung Quốc vào những thể chế này mới có thể buộc Trung Quốc gánh nhiều trách nhiệm hơn với các vấn đề kinh tế và chính trị của thế giới. Trên cơ sở đó, sự cân bằng trên toàn cầu có thể được thiết lập và sự hợp tác kinh tế-chính trị giữa các cường quốc sẽ được cải thiện hơn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Cháu bé 5 tuổi uống thuốc diệt chuột do tưởng nhầm là kẹo
- ·Cứu sống bệnh nhân bị dao đâm thấu tim 3cm
- ·Nâng cao năng lực cạnh tranh thị trường bán lẻ TP.HCM
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Cần quy định kỹ thuật đối với linh kiện rắp ráp mũ bảo hiểm
- ·Nữ y tá bật mí câu chuyện trong bệnh viện Vũ Hán giữa tâm dịch corona
- ·Sau Brexit, tỷ giá biến động nhẹ
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Hút mỡ tại TMV Việt Hàn, cô gái 28 tuổi bị bỏng nặng 2 chân
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Xem xét đề xuất sở hữu 20% Mobifone của VNPT
- ·Người đàn ông tưởng béo bụng không ngờ mình mang khối u hơn 7 kg
- ·Nữ y tá và 3 người trong gia đình tử vong vì COVID
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Cô gái tử vong ở tuổi 24 vì chỉ ăn cơm trộn ớt vì suy dinh dưỡng
- ·Giữa dịch virus corona, tài xế công nghệ không đeo khẩu trang sẽ bị khóa tài khoản
- ·Thông tư 36 là bước thay đổi tích cực của tín dụng
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Người phụ nữ Sài Gòn 31 tuổi khổ sở vì ngực dài nửa mét