【nhan dinh bi】Việt Nam là điểm đến số 1 trong ASEAN
Nhận lời mời của Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại Quốc hội Vũ Hải Hà,ệtNamlàđiểmđếnsốnhan dinh bi Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu Bernd Lange đang có chuyến thăm Việt Nam. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.
Trong thời gian qua, Việt Nam và EU đã thiết lập đầy đủ các khuôn khổ hợp tác về chính trị, kinh tế - thương mại – đầu tư, lâm nghiệp, hợp tác quốc phòng – an ninh; duy trì thường xuyên các kênh trao đổi đối thoại triển khai các khuôn khổ hợp tác.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 9/9, Chủ tịch INTA khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của EU tại khu vực và Nghị viện châu Âu luôn ủng hộ tăng cường hợp tác hai bên trên tất cả các lĩnh vực.
Chủ tịch INTA bày tỏ ấn tượng về những thành tựu kiểm soát dịch bệnh, phục hồi kinh tế của Việt Nam; đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết trong Hiệp định EVFTA, qua đó góp phần triển khai hiệu quả hiệp định, tạo động lực thúc đẩy trao đổi thương mại, thu hút đầu tư cho cả hai bên trong thời gian tới.
Chủ tịch INTA đánh giá Việt Nam có môi trường đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn, là điểm đến số 1 trong ASEAN với nhà đầu tư châu Âu, nhất trí sẽ nỗ lực phối hợp sớm thúc đẩy các nước thành viên của EU thông qua hiệp định EVIPA.
Chủ tịch INTA đánh giá cao triển vọng hợp tác với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng. Hiện nay, EU đang triển khai nhiều chiến lược, sáng kiến trong lĩnh vực chuyển đổi xanh như Fit55, Cổng toàn cầu và tin tưởng rằng trong thời gian tới giữa Việt Nam và EU sẽ có nhiều dự án hợp tác thành công trong các lĩnh vực này.
Về quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng giữa Việt Nam với Nhóm G7, Chủ tịch INTA cho biết EU đang tích cực phối hợp với Anh với tư cách là điều phối viên nhằm thúc đẩy việc thiết lập cơ chế này.
Khẳng định hợp tác thương mại – đầu tư là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá sau 2 năm đi vào thực thi, hiệp định EVFTA góp phần đưa thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU liên tục tăng trưởng, đầu tư từ EU vào Việt Nam có xu hướng tăng.
Thủ tướng đề nghị EU tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, các nước thành viên EU sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) để thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai bên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng và tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam thực hiện các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Còn tại cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ông Bernd Lange khẳng định, EVFTA là nền tảng vững chắc cho quan hệ EU - Việt Nam cả trong hiện tại và tương lai. Những con số thống kê trong 2 năm thực thi EVFTA đã cho thấy những tác động tích cực của Hiệp định, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả hai bên trong giai đoạn phục hồi sau dịch Covid – 19.
Đối với EVIPA, Chủ tịch INTA cho biết, lý do khiến một số nước thành viên EU chậm trễ chưa phê chuẩn là bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid -19. Tuy nhiên, các nước còn lại đang thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định này vì với bối cảnh toàn cầu hiện nay, các nước EU cũng đều mong muốn sự ổn định, hợp tác với các đối tác đáng tin cậy.
Nhất trí với nhận định của Chủ tịch INTA Bernd Lange về quan hệ Việt Nam – EU, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ông Bernd Lange và INTA tiếp tục hỗ trợ quá trình thực thi EVFTA, thúc đẩy các nước thành viên EU sớm phê chuẩn EVIPA. Việt Nam và Quốc hội Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, phối hợp với EU, EP trong thực thi hai hiệp định quan trọng này.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị EU tiếp tục giữ vai trò bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định, an ninh khu vực, bảo đảm an ninh an toàn hàng hải; làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam cũng như giữa Việt Nam với từng nước thành viên; ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025; tiếp tục tăng cường hợp tác giữa EU và ASEAN, nhất là thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực...
Trước tình hình kinh tế thế giới hiện đang rất khó khăn, phức tạp, lạm phát tăng nhanh chủ yếu do sự đứt gãy, gián đoạn các chuỗi cung ứng, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với EU và mong muốn hợp tác hai bên ngày càng thực chất hơn...
Trên tinh thần là đối tác quan trọng, tin tưởng và tôn trọng nhau, Việt Nam sẵn sàng trao đổi cởi mở, thẳng thắn với EU và EP về các vấn đề còn có quan điểm khác nhau.
Nhấn mạnh Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong ASEAN, đồng thời đã có nhiều đóng góp tích cực tại các diễn đàn, cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia, Chủ tịch INTA cho biết, cá nhân ông và EU luôn sẵn sàng ủng hộ Việt Nam trong các vấn đề thuộc về nguyên tắc, luật lệ quốc tế cũng như ủng hộ Việt Nam tại các tổ chức quốc tế.
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch INTA khẳng định Nghị viện châu Âu, trong đó có Ủy ban Thương mại quốc tế sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình triển khai các cam kết trong EVFTA cũng như mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực phát triển bền vững thời gian tới.
Bộ trưởng Ngoại giao đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp triển khai Hiệp định một cách thực chất. Việt Nam thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các cam kết trong Hiệp định EVFTA, bao gồm các cam kết về phát triển bền vững như thành lập Nhóm Tư vấn trong nước (DAG), xây dựng, ban hành nhiều Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực thi Luật Bộ Lao động sửa đổi, phê chuẩn gia nhập và thực thi các Công ước cơ bản của ILO số 98 về quyền thương lượng tập thể và số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Việt Nam sẽ tiếp tục rà soát nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước về lao động, cũng như thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Hai bên đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực. Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao lập trường của EU ủng hộ việc giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và ủng hộ hoàn tất đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, góp phần củng cố hòa bình, ổn định và lợi ích chung.
Việt Nam là điểm đến của nhà đầu tư Đức và EU
Tổng Giám đốc Tập đoàn Adidas Kasper Rorsted khẳng định như vậy trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2023 vòng 5
- ·Sáng kiến hiệu quả giúp người dân tự nguyện giao nộp vũ khí
- ·Angimex muốn bán 100% vốn tại công ty con
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Chỗ dựa tinh thần của lao động nữ
- ·Trang bị kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán cho sinh viên
- ·Thao túng cổ phiếu PSH, bốn cá nhân bị xử phạt 6 tỷ đồng và cấm giao dịch chứng khoán
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Tìm giải pháp để tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp
- ·Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- ·Tuyển Việt Nam chốt ngày đá với đội Trung Quốc, Hàn Quốc
- ·VEAM dự chi hơn 6.600 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
- ·Cùng phụ nữ khởi nghiệp
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Thời tiết ngày 21/11: Trung Bộ có mưa dông rất to
- ·Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng
- ·Kết quả bóng đá Real Madrid 1
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Niềm vinh dự đoạt giải Nhất