【kết quả bóng đá iceland】Ngành Giao thông phấn đấu có 2.000 km đường cao tốc vào năm 2020
Huy động tổng lực các nguồn vốn
Chiều 4/1/2016,ànhGiaothôngphấnđấucókmđườngcaotốcvàonăkết quả bóng đá iceland tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TW đầu tư, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí minh qua Tây Nguyên và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2016.
Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết: Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết 13/NQ-TW (giai đoạn 2011-2015), Bộ GTVT đã kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được 186.660 tỷ đồng (trên tổng số 202.556 tỷ đồng huy động được từ trước tới nay). Trong giai đoạn 2011-2015 đã thu hút, ký kết được hơn 6,2 tỷ USD vốn ODA cho 33 dự án (tổng số vốn ODA đã ký kết được đến nay là 18.460 tỷ USD cho 133 dự án).
Đồng thời, Bộ GTVT cũng đã rà soát quy mô đầu tư, tiêu chuẩn, phân kỳ đầu tư hợp lý, lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp... giúp tiết giảm được hơn 57.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư các dự án, đã có 704km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác (vượt 104 km so với mục tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TW đề ra). Ngoài ra, ngành đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo khoảng 4.400km đường bộ và hơn 94.000m dài cầu đường bộ.
Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, giai đoạn này cũng xuất hiện các khó khăn như: Nguồn vốn ODA dành cho phát triển hạ tầng giao thông ngày càng giảm sút sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình.
Còn các hình thức huy động vốn khác bị hạn chế do ảnh hưởng đến quy mô trần nợ công. Các chính sách về phí sử dụng dịch vụ hạ tầng chậm được đổi mới, chưa có cơ chế bảo lãnh một số rủi ro (rủi ro doanh thu, rủi ro tỷ giá...) theo thông lệ quốc tế, nên chưa thu hút được các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia đầu tư theo hình thức PPP; thu hút vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) cho phát triển hạ tầng còn hạn chế.
Sẽ cơ bản nối thông cao tốc Bắc-Nam
Giai đoạn từ 2016 - 2020, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết, ngành GTVT sẽ đầu tư xây dựng các dự án đường cao tốc nhằm mục tiêu đến năm 2020 có trên 2.000km đường cao tốc, trong đó cơ bản nối thông cao tốc Bắc - Nam; hoàn thành và tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế lớn, kết nối với các cảng biển, cửa khẩu; cơ bản nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh (tiếp tục hoàn thành 601km đường Hồ Chí Minh để cơ bản nối thông tuyến).
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với các báo cáo của Bộ GTVT về những kết quả đạt được trong 5 năm qua của ngành GTVT, khi huy động nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng từ trước đến nay với tổng số 327.000/379.000 tỷ đồng, riêng đường bộ huy động được 186.000/202.000 tỷ đồng.
Giai đoạn này, nước ta xây dựng nhiều công trình giao thông đồng bộ, hiện đại như cầu Nhật Tân, đường Nhật Tân-Nội Bài, Nhà ga T2… đường cao tốc làm hơn 600km trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn về nguồn vốn, lạm phát tăng. Nguồn vốn ngoài ngân sách là nguồn lực quyết định đầu tư nhất, không chỉ ở đô thị mà còn cả ở giao thông nông thôn. Nguồn lực ngân sách những năm tới cũng chỉ có hạn, muốn đầu tư đồng bộ hạ tầng thì phải huy động nguồn lực ngoài xã hội trong và ngoài nước vào đầu tư. Muốn làm được thì phải có cơ chế, chính sách, hoàn thiện thể chế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Bộ GTVT tập trung chỉ đạo huy động các nguồn lực ngoài xã hội đồng thời với nguồn lực của Chính phủ để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, bởi nếu chờ ngân sách Nhà nước thì còn rất lâu để hiện thực hoá mục tiêu hơn 2.000 km đường cao tốc. Còn Đường sắt cũng cần cố gắng nâng cao chất lượng hiệu quả theo hướng cổ phần hóa, mạnh dạn huy động nguồn lực xã hội. Riêng khổ đường sắt 1.435mm đoạn nào hiệu quả thì tính toán huy động vốn để làm, nhằm hợp lý hóa vận tải hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
Bước vào năm 2016, Thủ tướng tin tưởng ngành GTVT sẽ đoàn kết nỗ lực chung sức, chung lòng, phát huy các kết quả đạt được, không thỏa mãn mà làm tốt hơn nữa, khắc phục các hạn chế, yếu kém, đồng thời đề nghị phải tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của ngành nên tập trung vào các khâu thể chế, cơ chế chính sách nhằm hội nhập quốc tế tốt hơn, huy động nhiều nguồn lực đầu tư về giao thông vận tải, tạo mọi thuận lợi cho người dân./.
Bài và ảnh: Trí Dũng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Công văn hồi đáp của cơ quan chức năng đầu tháng 8
- ·Nắng nóng duy trì trên cả nước với nền nhiệt trên 37 độ C
- ·Hộ Khmer vượt khó
- ·Khuất tầm nhìn !
- ·Vì em còn trẻ đẹp nên chẳng đành bỏ không…
- ·Bộ trưởng Ngoại giao: Tự hào khi nhiều người Việt trên thế giới được nể trọng
- ·16 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt gần 40 triệu đồng
- ·Thủ tướng: Mỗi người làm việc bằng hai vì nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ
- ·“Chồng tôi từng ngủ với nhiều đàn bà…”
- ·Hỗ trợ 231,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn
- ·Thức ăn thức uống thế này có làm thoái hóa nòi giống?
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị về Quy hoạch TPHCM
- ·Lời căn dặn của Bác Hồ với chiến sĩ trước ngày trở về tiếp quản Thủ đô
- ·Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Cần cuộc “cách mạng thủy lợi” lần thứ ba
- ·'Gốc vững, cây bền'
- ·80 hoạt động, nhiều biệt lệ trong chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
- ·Kinh tế phục hồi rõ nét, xuất khẩu là điểm sáng
- ·Hàn Quốc viện trợ 2 triệu USD, Nhật hỗ trợ vật tư để Việt Nam khắc phục bão lũ
- ·Chồng ngoại tình là do...vợ
- ·Những giá trị mang tên tuổi, hình hài đất nước