【giải bóng đá đức hôm nay】Nhiều người bắc ghế hầu Thánh mà không biết hầu ai
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam/Tứ phủ hình thành từ lâu và được hoàn thiện dần thành hệ thống. Đây là tín ngưỡng nội sinh,ềungườibắcghếhầuThánhmàkhôngbiếthầgiải bóng đá đức hôm nay bản địa với nội dung và hình thức vô cùng độc đáo mang đậm chất dân dã, ít nhiều hòa quyện với chất cung đình thông qua nội dung của các bài hát Chầu văn kết hợp ngũ âm của âm nhạc cổ điển; cùng những lối hát vừa dân gian vừa bác học. Đặc biệt, việc thực hành tín ngưỡng này là những vấn hầu Thánh mà chúng ta thường gọi là hầu đồng.
Nghi lễ hầu đồng là đỉnh cao của giá trị nghệ thuật, của văn hóa tâm linh kết hợp hài hòa giữa “hiển” và “mật”, thể hiện qua y phục, vũ đạo, đạo cụ.
Về y phục màu sắc sặc sỡ, chất liệu là gấm vóc thêu thùa cùng đồ phụ kiện tỉ mỉ, tinh xảo. Về vũ đạo thì tư thế, động tác khi hùng dũng, mạnh mẽ; lúc lại khoan thai, đủng đỉnh; có cả sự nhí nhảnh, ngây thơ… Thoáng nhìn tưởng là đơn giản nhưng phân tích ra vô cùng sâu sắc, tạo nên một sự hài hòa giữa cõi hư và cõi thực.
Trải qua bao thăng trầm, tín ngưỡng này vẫn được giữ gìn, trường tồn chính là vì những nét đẹp nhân văn tiềm ẩn. Bởi vậy, ngày 1/12/2016, tổ chức UNESCO đã đánh giá cao và ghi danh những Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bên lề Hội nghị - Hội thảo Thực hành di sản kỷ niệm 20 năm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và đánh giá hiệu quả việc thực hiện Công ước 2003 đối với Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Đặng Ngọc Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, bên cạnh những mặt tích cực, còn nhiều biến tướng khiến người có 43 năm ‘bắc ghế hầu Thánh’ như ông trăn trở.
Ông rất bức xúc khi vẫn còn những thanh đồng hầu giá đồng mà “không biết họ đang bắc ghế hầu ai”. Một số thanh đồng mặc trang phục hở hang và múa theo điệu nhạc rock, rap... rất phản cảm.
"Chúng ta nên nhớ rằng hầu đồng là diễn xướng, đóng vai diễn lại các tích của những vị Thánh để mong các ngài ban lộc ban tài. Bởi vậy, tôi mong rằng các thanh đồng hãy gìn giữ nét đẹp của hầu đồng, đừng chạy theo một cách cuồng tín mà mất đi nét đẹp của nghệ thuật này", NNƯT Ngọc Anh bày tỏ.
NNƯT Đặng Ngọc Anh cho biết, bản thân luôn giữ gìn nét đẹp và chuẩn mực trong mỗi giá hầu đồng, phép tắc lễ nghi, an ninh trật tự khi người dân tham dự…
“Mỗi giá đồng là một câu chuyện về một vị anh hùng, lúc sinh thời là người có đức độ, tài giỏi, có công với dân với nước, do đó được hầu cái bóng của các vị là niềm vinh dự, tự hào đối với nghệ nhân. Thông qua việc hầu Thánh, còn truyền bá cho người dân biết về lịch sử, gốc tích của họ để hiểu sâu sắc về ý nghĩa của từng giá đồng. Tôi mong muốn giúp thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn và công lao của cha ông, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè thế giới”, NNƯT Ngọc Anh chia sẻ.
Mới đây, NNƯT Đặng Ngọc Anh đã vinh dự được nhận bằng Tiến sĩ danh dự từ trường ĐH Mỹ vì có nhiều đóng góp trong lĩnh vực gìn giữ, bảo tồn di sản phi vật thể. Ông cho biết, điều này thể hiện giá trị ngày càng lớn của tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng là nguồn động viên to lớn với những người đang hàng ngày gắn bó với di sản văn hóa phi vật thể.
Chia sẻ với VietNamNet, NNƯT Trần Thị Huệ - thủ nhang Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cho biết, từ năm 17 tuổi đã được bố làm lễ để thực hành nghi thức hầu đồng. Trải qua gần 50 năm Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, với nhiều thăng trầm của hình thức nghệ thuật dân gian này lúc nào bà cũng tâm niệm: “Phủ Dầy được coi là chốn tổ của Mẫu nên muốn lưu giữ lối cổ trong nghi thức hầu đồng và quảng bá nét đẹp văn hóa này ra thế giới”.
Theo NNƯT Trần Thị Huệ, trang phục trong nghi lễ hầu đồng, màu đỏ thể hiện các giá trên thượng thiên, màu xanh là các giá trên thượng ngàn, màu trắng thể hiện bên dưới (thoải phủ), màu vàng là quan đệ tứ hoặc các giá chầu 10, màu tím màu lam quan trấn tuần hoặc giá chầu lục và chầu bé hay mặc màu đen... Tuy nhiên, hiện nay trang phục chạy theo mốt nên thay đổi nhiều. Nếu như trước đây vào cửa đền, cửa phủ chỉ nhìn trang phục là biết hầu giá gì thì giờ phải lắng nghe văn hát theo lối gì mới biết được.
“Sáng tác ca ngợi các vị thánh nhưng làm thế nào cho phù hợp với từng giá đồng, lồng văn mới, ví như ‘hôm qua em đi chùa Hương’... vào là không được. Bên cạnh đó, trang phục thay đổi vẫn phải gìn giữ được nét cổ, thay đổi phản cảm không nên”, bà Huệ giãi bày.
Điều làm nghệ nhân Trần Thị Huệ trăn trở là những biến tướng trong thực hành hầu đồng đâu đó vẫn tồn tại gây hiểu lầm đây là hình thức “mê tín dị đoan”. Đơn cử, có nhiều tân đồng hầu giá ông Bảy đánh xóc đĩa khiến người xem hiểu lầm ông Bảy là cờ bạc, xin về cờ bạc. Và những biến tướng đó được lan truyền rất nhanh.
Bà mong rằng, Nhà nước thành lập trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu ở các tỉnh và các chuyên gia thống nhất một quy chuẩn xứng tầm để tôn vinh giá trị tín ngưỡng. Những thanh đồng, đồng cựu có uy tín không chỉ giúp công chúng hiểu đúng về căn đồng mà còn giúp đồng tân nhìn nhận đúng đắn về tín ngưỡng thờ Mẫu để không rơi vào vòng mê tín dị đoan.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Minh Quân, Phó Trưởng Ban Phát triển văn hóa Tín ngưỡng và Tôn giáo (Viện Phát triển văn hóa dân tộc) mong rằng Việt Nam đã có những thành tựu không nhỏ trong việc thực hiện Công ước 2003 đối với Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt thì ngày càng phát huy hơn nữa.
Ông Quân đề xuất có cơ chế đặc thù, các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đúng lề lối cùng ngồi lại, thống nhất một cách thức đúng chuẩn theo Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng. Từ đó, hướng dẫn các đệ tử đi vào đường lối bài bản, chuẩn mực, không nhầm lẫn giữa thực hành tín ngưỡng với mê tín dị đoan.
Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (DSVH PVT) được UNESCO thông qua năm 2003 (Công ước 2003). Ngày 5/9/2005, Việt Nam chính thức tham gia và trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này. Công ước 2003 quy định các nội dung như: Xác định các biểu hiện văn hóa là DSVH PVT; phân loại DSVH PVT; vai trò, sự tham gia của cộng đồng chủ thể và các quốc gia vào hoạt động bảo vệ DSVH PVT; kiểm kê DSVH PVT; các danh sách và việc ghi danh di sản văn hóa vào các danh sách, các báo cáo, bảo vệ DSVH PVT ở cấp quốc gia và quốc tế… |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sống chung với người yêu để đỡ tiền nhà trọ
- ·Phong phú các hoạt động tìm hiểu pháp luật
- ·Xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng: Tình hình an ninh trật tự có sự chuyển biến tích cực
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Xử lý gần 40 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông
- ·Chân dung Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
- ·Hội thi Hòa giải viên giỏi lần thứ 7 năm 2023: “Cầu nối” đưa pháp luật vào đời sống
- ·TX.Bến Cát: Quyết liệt thực hiện các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông
- ·Tuyên truyền kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho giáo viên, học sinh
- ·Địa chỉ in ruy băng theo yêu cầu chất lượng cao hiện nay
- ·Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và tặng nón bảo hiểm cho học sinh
- ·Tỷ phú Warren Buffett bán hơn 389 triệu cổ phiếu Apple trong quí II/2024
- ·Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng: Tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội phạm
- ·Xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên: Người dân cung cấp nhiều tin báo giúp công an phá án
- ·TP.Tân Uyên: Nhiều nhà hàng ký cam kết nhắc nhở khách hàng “đã uống rượu bia không lái xe”
- ·Ký kết thỏa thuận hợp tác cung cấp hàng hóa, bước tiến mới trong hợp tác kinh tế
- ·Công an tỉnh: Truy tìm giám đốc ngân hàng bị tố chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng
- ·Xét xử các bị cáo “vẽ” dự án chiếm đoạt 162 tỷ đồng
- ·Công an làm việc với nhóm thanh thiếu niên tụ tập đua xe
- ·Long An: Thu hút hơn 11 tỉ USD vốn FDI
- ·TP.Tân Uyên: Nhiều nhà hàng ký cam kết nhắc nhở khách hàng “đã uống rượu bia không lái xe”