【kết quả cúp c1 đêm nay】Quan tâm bảo vệ, phát huy di sản văn hóa
Giữ gìn di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng luôn được các cấp,âmbảovệpháthuydisảnvănhókết quả cúp c1 đêm nay các ngành quan tâm thực hiện. Bằng những chủ trương, kế hoạch cụ thể, thời gian qua, các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh đã và đang được quan tâm bảo vệ, phát huy giá trị, góp phần phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các môn sinh Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà biểu diễn võ nhạc tại lễ giỗ tổ. Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà là một trong những di sản của tỉnh Bình Dương đã được đưa vào Danh mục DSVH phi vật thể quốc gia
Quan tâm giữ gìn
Để phát huy giá trị cũng như triển khai thực hiện tốt những chỉ đạo của cấp trên trong lĩnh vực văn hóa, bên cạnh các mặt công tác khác thì việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa (DSVH) được xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên tinh thần đó, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã có nhiều biện pháp nhằm triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của tỉnh nhà. Cụ thể là thực hiện các kế hoạch của tỉnh về “Triển khai chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị DSVH và số hóa DSVH trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030”; xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về DSVH trên nền tảng công nghệ số phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác và quảng bá các DSVH trên địa bàn tỉnh…
Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng phối hợp với UBND cấp huyện, các sở, ngành liên quan thực hiện việc bàn giao di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 15-4- 2024 của UBND tỉnh Bình Dương; phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn thực hiện kế hoạch liên tịch về phối hợp tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa (LS-VH) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2023, định hướng đến năm 2030; khảo sát hiện trạng, xây dựng hồ sơ tu bổ các di tích trên địa bàn tỉnh; lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích quốc gia và cấp tỉnh; điều chỉnh diện tích của các Di tích cù lao Rùa, đình Bưng Cù (TP. Tân Uyên).
Ông Lê Văn Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết từ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, trong những năm qua, nhiều DSVH trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm bảo vệ, giữ gìn, phát huy một cách hiệu quả và đạt được những kết quả tích cực. Đối với các di tích LS-VH, nhiều địa điểm LS-VH, công trình kiến trúc có giá trị nhưng chưa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm khảo sát, đánh giá, tiến đến công tác lập hồ sơ khoa học để đề nghị xếp hạng di tích.
Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 66 di tích được xếp hạng (gồm 13 di tích quốc gia; 53 di tích cấp tỉnh). Sau khi được xếp hạng, các di tích đều được chú trọng đầu tư thực hiện công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi từ nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn xã hội hóa đã góp phần tu bổ, chống xuống cấp cho di tích. Song song đó, công tác khai thác, phát huy giá trị di tích cũng được quan tâm thực hiện với hình thức ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan đến với di tích. |
Phát huy giá trị
Mới đây, tại phường Tân Phước Khánh, UBND TP.Tân Uyên đã phối hợp tổ chức Lễ giỗ Tổ môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà năm 2024. Tân Phước Khánh cũng chính là nơi xuất phát của môn võ đã được công nhận là DSVH phi vật thể quốc gia này.
Ông Lý Ngọc Phong, Phó Chủ tịch UBND TP.Tân Uyên, cho hay Lễ giỗ Tổ môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà năm nay không chỉ là lễ giỗ theo thông lệ hàng năm để bày tỏ sự tri ân đối với các vị tổ sư đã có công khai sáng nên môn võ, mà còn là nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể quốc gia theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngoài ra, qua lễ giỗ tổ này, tài liệu môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà sẽ được số hóa để lưu giữ lâu dài và quảng bá rộng rãi.
Ông Lê Văn Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết thêm ngoài các nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên, trong năm 2024, Bảo tàng tỉnh cũng đã triển khai một số hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là tham mưu xây dựng dự thảo Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích LS-VH, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương; tham mưu phối hợp thực hiện công tác bàn giao di tích quốc gia theo Quyết định số 1068/QĐ- UBND ngày 15-4-2024 của UBND tỉnh. Ngoài ra, đơn vị cũng đã thực hiện công tác tu sửa cấp thiết Di tích Nhà tù Phú Lợi; trình cấp thẩm quyền thẩm định hồ sơ tu bổ, tôn tạo chùa Hội Khánh (xây dựng bảo tháp); kiểm kê, lập danh mục DSVH phi vật thể, dân ca, dân nhạc, dân vũ và văn học dân gian đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Dương; tổ chức các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá DSVH đến với công chúng thông qua trang Facebook của Bảo tàng…
Để bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, ông Lê Văn Phước cho biết trong năm 2025, Bảo tàng tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động liên quan, như: Kiểm kê, lập danh mục các di tích LS-VH và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; tiếp tục hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và Di tích Nhà tù Phú Lợi; Giới thiệu, quảng bá các DSVH trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội nhằm tiếp cận gần hơn đến đông đảo quần chúng…
Đối với các DSVH phi vật thể, hiện tại Bình Dương có 1 DSVH phi vật thể được UNESCO công nhận (Nghệ thuật Đờn ca tài tử) và 5 DSVH phi vật thể được đưa vào Danh mục DSVH phi vật thể quốc gia. Theo ông Lê Văn Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, để bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH phi vật thể, trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn TP.Thủ Dầu Một”; tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề để quảng bá di sản. TP.Thủ Dầu Một cũng đã tổ chức các hoạt động tôn vinh DSVH, như tổ chức hội thi “Nghi thức học trò lễ”, hội thi “Diễn xướng lễ cưới của người Việt Nam bộ”… |
HỒNG THUẬN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân và người lao động trong dịp tết Nguyên đán
- ·EU tiếp tục ủng hộ Ukraine
- ·Giải mã nhiều ngành học “khát” nhân lực nhưng khó tuyển sinh
- ·Trưởng ban Tuyên giáo TƯ thăm gia đình chính sách tại Bình Thuận
- ·EU gỡ bỏ kiểm soát một số mặt hàng rau gia vị của Việt Nam
- ·Công bố quyết định nhân sự của Bộ trưởng Công an
- ·Đã có 4 trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng
- ·Lô vắc xin phòng Covid
- ·Tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%
- ·Quy định về họ, hụi, biêu, phường
- ·Đa dạng quà tặng Lễ Tình nhân
- ·Cơ hội mở rộng hợp tác giữa Việt Nam và Cuba còn rất lớn
- ·Các nhà máy sản xuất vắc xin của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
- ·Giá thanh long tăng cao trong mùa hạn, mặn
- ·Thủ tướng thăm Tổng cục II, Bộ Quốc phòng
- ·Nhà nước quan tâm, nông dân cũng phải tự đổi mới
- ·Công bố quyết định nhân sự của Bộ trưởng Quốc phòng
- ·Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu tiếp tục giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nư
- ·3 triệu người lao động thuộc đối tượng được nghỉ hưu sớm